Nội dung văn hoá trong đoạn trích “Đất nước”

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 37)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nội dung văn hoá trong đoạn trích “Đất nước”

1.3.2.1. “Đất nước của ca dao thần thoại”

Trong chương “Đất nước” ngôn ngữ được sử dụng từ chất liệu văn học dân gian với tần số lớn. Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác được tất cả năng lực biểu hiện và vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca dân tộc khi đưa vào thơ của mình : “Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian. Câu thơ dù ở thể truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ”. Tuy nhiên chất liệu văn học dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm được sử dụng như một chất liệu nghệ thuật chứ không phải trích dẫn hay sử dụng nguyên vẹn. Nhà thơ đã tiếp nhận, sử dụng sáng tạo, có hiệu quả lời ăn tiếng nói hằng ngày cũng như ca dao, thành ngữ, tục ngữ vốn là ngôn ngữ nghệ thuật của nhân dân lao động để làm vốn ngôn ngữ của mình thêm phong phú. Vì lẽ đó mà lời thơ trở nên uyển chuyển, biểu cảm hơn.

35

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ, cổ tích, thần thoại...đã thấm vào Nguyễn Khoa Điềm một cách tự nhiên trong cách cảm nhận về đất nước - một đất nước giàu truyền thống văn hoá. Những câu thơ mở đầu đoạn trích “Đất nước‟‟ đã gợi cho chúng ta nhớ đến những truyền thuyết và cổ tích xa xưa nhất của dân tộc:

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”

Ai trong chúng ta chẳng một lần đọc sự tích “Trầu cau” và đã từng xót xa, thương cảm cho tình cảnh éo le cùng tình nghĩa thuỷ chung của ba nhân vật trong truyện. Để từ đó ta hiểu được tục ăn trầu đâu chỉ thắm má đỏ môi mà còn để khắc ghi lối sống thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam. Văn học dân gian còn lưu truyền lời mời trầu tình tứ, duyên dáng và đáng yêu:

“Tiện đây ăn một miếng trầu

Không ăn thì cầm lấy cho nhau vừa lòng” Hay:

“Trầu này trầu ái trầu tình

Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta”

Nguyễn Khoa Điềm còn tìm thấy hình hài của đất nước trong truyền thống chống ngoại xâm qua truyền thuyết “Thánh Gióng”:

“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”

Hình ảnh cậu bé lên ba chưa biết nói biết cười nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm đã biết cầm vũ khí đánh giặc. Chàng trai Phù Đổng cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt hùng dũng, hiên ngang ra trận. Khi ngựa sắt gẫy với sức mạnh phi thường của lòng quả cảm, căm thù, người tráng sĩ đã nhổ tre quật tới tấp vàp đầu giặc. Nhân dân Việt Nam đã biết trồng tre để làm vũ khí đánh giặc. Tre đã cùng người dân chiến đấu và xả thân vì sự tồn vong của đất nước; tre cũng là biểu tượng đẹp nhất cho phẩm chất của của con người Việt Nam trung dũng, kiên cường.

36

Đất nước có trong tình nghĩa son sắt, trong lối sống thuỷ chung của cha mẹ ta, của những cặp vợ chồng:

“Tay nâng đĩa muối chén gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

Lời ca dao xưa chuyển hoá nhuần nhị trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

Hạnh phúc đâu chỉ có ngọt bùi, hạnh phúc còn có cả đắng cay. Họ ăn gừng chấm muối để tự nhắc nhau: vợ chồng phải biết gắn bó và san sẻ gánh nặng cuộc đời. Chỉ có sự thuỷ chung son sắt mới đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho con người.

Nguyễn Khoa Điềm cũng không quên những tập tục xưa cũ có thể đã lùi xa vào quá khứ nhưng nó cũng đã từng là sợi dây vô hình làm nên nét truyền thống bền vững của đất nước. Đó là tục bới tóc sau đầu của người phụ nữ: “Tóc mẹ thì bới sau đầu” hay tục đặt tên con cái với cái tên xấu xí để được an lành: “Cái kèo cái cột thành tên”. Đạo lí, lối sống, văn hoá của người Việt đã được Nguyễn Khoa Điềm đưa vào những câu thơ đậm triết lí mà rất thuyết phục về một đất nước có bề sâu văn hoá.

Với Nguyễn Khoa Điềm đất nước là một cái gì đó không xa xôi, trừu tượng mà rất gần gũi như hơi thở của cuộc sống, đất nước gắn liền với những câu ca dao duyên dáng:

“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” Câu thơ gợi nhớ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” là nỗi nhớ khắc khoải, da diết, là tình yêu nồng cháy của cô gái dành cho chàng trai.

Đất nước còn được gợi lại qua huyền thoại con Rồng, cháu Tiên - Lạc Long Quân, Âu Cơ một cách thành kính, thiêng liêng:

“Hằng năm ăn đâu làm đâu

37

Là cách nói khác đi của câu ca dao quen thuộc: “Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Trong kho tàng phong phú của ca dao Việt Nam, nhà thơ chọn ba câu ca dao để nói về truyền thống nhân dân, tâm hồn dân tộc Việt Nam.

Người Việt luôn thiết tha, đắm say trong tình yêu: “Dạy anh biết yêu em từ thưở trong nôi” lấy ý từ bài ca dao:

“Yêu em từ thưở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”

Nhân dân Việt Nam là những con người trọng nghĩa tình: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” lấy ý từ bài ca dao:

“Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”

Phấm chất của con người Việt Nam còn thể hiện qua tinh thần quyết liệt với kẻ thù: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu” Lấy ý từ bài ca dao: “Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què”

Đất nước từ buổi hồng hoa đã ghi nhận nhiều sự “hoá thân cho dáng hình xứ sở”. Nhiều bậc anh hùng, những tấm gương dựng nước và giữ nước đã đi vào truyền thuyết của dân tộc, in dấu sâu đậm trên mỗi trang sử của đất nước: những đá vọng Phu, những hòn Trống Mái, những ao đầm của gót ngựa Thánh Gióng, con Rồng, ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm...Trong kho tàng văn học dân gian có rất nhiều truyện cổ tích, câu ca dao, dân ca gắn liền với những thắng cảnh thiên nhiên. Nếu không có những người vợ mòn mỏi đợi chồng qua cuộc chiến tranh thì không thể có sự tích về núi Vọng Phu ở nhiều nơi trên đất nước ta; nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì không thể có cách cảm nhận đọc đáo về vẻ hùng vĩ của vùng đồi núi

38

Phong Châu. Nguyễn Khoa Điềm đã chắt lọc những tinh hoa văn hoá dân gian để có cách cảm nhận về đất nước thật sâu sắc.

Chương thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm chúng ta thấy nhà thơ đã khai thác chất liệu văn học dân gian ở những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, thành ngữ...để làm cho ngôn ngữ thơ thêm hàm súc, duyên dáng, gợi cảm tạo nên màu sắc dân gian rất riêng trong thơ ông.

1.3.2.2. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân

Đã có một thời tư tưởng “trung quân ái quốc” làm lu mờ vai trò của quần chúng nhân dân trong việc sáng tạo lên lịch sử tạo ra đất nước. Nhưng kể từ đầu thế kỉ XX Phan Bội Châu phát hiện “dân là dân nước, nước là nước dân” thì tư tưởng “đất nước của nhân dân” bắt đầu được khai phá. đến thời đại Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm thì tư tưởng ấy được bổ sung và đi đến hoàn thiện bởi vai trò to lớn, những hi sinh và đóng góp vô tận của nhân dân.

Đất nước là của ta do nhân dân ta làm chủ. Đến thời đại chống Mĩ qua trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm thì tư tưởng “Đất nước của nhân dân” được khái quát với chiều sâu trí tuệ với sự phát hiện mới mẻ và cách thể hiện độc đáo. Chương “Đất nước” không chỉ là bản trường ca ca ngợi đất nước tươi đẹp, hùng vĩ, bất khuất trường tồn mà còn là sự thể hiện tư tưởng “đất nước của nhân dân” bằng phương thức nghệ thuật rất tiêng rất hiện đại của Nguyễn Khoa Điềm.

Thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân” nhà thơ đã cảm nhận đất nước trên những bình diện sau:

- Đất nước trong chiều dài lịch sử: quá khứ - hiện tại - tương lai - Đất nước trong chiều rộng không gian địa lí

- Đất nước trong chiều sâu văn hoá, phong tục, tập quán, lối sống, tâm hồn, phẩm chất.

39

Đoạn thơ “Đất nước” được mở đầu rất giản dị. Theo Nguyễn Khoa Điềm đất nước có trong sự vật gần gũi, thân thiết với con người, đồng thời đất nước cũng tiềm ẩn trong thế giới tinh thần bền vững, thiêng liêng, trường tồn theo chiều dài lịch sử của đất nước. Nhà thơ với những lời thơ vừa thủ thỉ tâm tình, vừa tự sự như giãi bày như giảng giải giúp chúng ta hiểu thêm về đất nước. Đất nước không xa xôi, không phải là khái niệm khó hiểu và trừu tượng mà nó hiện ra tham dự vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật mỗi của người. Đất nước vừa chứng kiến sự trưởng thành của chúng ta, vừa cùng ta khôn lớn. Theo nhà thơ đất nươc không chỉ có tên gọi, có bờ cõi, biên giới mà còn có phong tục, tập quán riêng. Nhà thơ tự hào về đất nước có thuần phong mĩ tục lâu đời.Tục ăn trầu được gợi lên từ câu thơ: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Tục người phụ nữ bới tóc sau đầu: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”. Những cặp vợ chồng trong đêm tân hôn cùng nhau ăn gừng chấm muối. Ý nghĩa sâu xa của tục lệ ấy là lối sống cao đẹp mang tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta. Nó nhắc nhở con người sống có tình có nghĩa, gắn bó và san sẻ những thử thách khó khăn của cuộc sống gia đình.

Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chất liệu văn học dân gian do nhân dân sáng tác để tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa giản dị, trong sáng vừa cổ kính vừa hiện đại. Đọc những câu thơ, người đọc như được đến với thế giới mĩ lệ, lãng mạn để cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn và đời sống tình cảm của nhân dân. Như vậy tư tưởng “Đất nước của nhân dân” không chỉ hiện diện ở ý tưởng mà còn chi phối hình thức nghệ thuật và từng chi tiết nhỏ của đoạn thơ.

Với lòng yêu nước, tự hào về đất nước đã thôi thúc Nguyễn Khoa Điềm suy nghĩ, khám phá để phát hiện những điều mới mẻ về đất nước. Nhà thơ dùng lối chơi chữ theo kiểu chiết tự tách đôi thành tố Đất và Nước để có những cảm nhận, so sánh về đất nước trong không gian. Theo nhà thơ đất nước trong không gian hẹp chính là quê hương:

“Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm”

40

Đối với mỗi người quê hương thật gần gũi, thân thiết. Quê hương là nơi chứng kiến và lưu giữ biết bao kỉ niệm của tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên. Đất nước chính là con đường làng, con đường được bao bọc bởi luỹ tre xanh rợp mát. Con đường đã đưa Anh ngày hai buổi tới trường, để hành trang sách vở học đường mở ra, để những ước mơ của Anh được bay cao bay xa đến mọi nẻo đường của Tổ quốc.

Nước chính là bậc cầu ao, nơi em cùng chúng bạn nô đùa thoả thích. Nguyễn Khoa Điềm cũng đã thấy đất nước lớn lên, trưởng thành từ tuổi thơ bước sang thời trai trẻ để có những cuộc gặp gỡ, hẹn hò:

“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Đất nước là chiếc nôi nuôi dưỡng mối tình đầu của Anh và Em. Những con đường, những hàng cây tưởng chừng như những vật vô tri, vô giác nhưng chúng đã hồi hộp chứng kiến mối tình của Anh và Em. Câu thơ được lấy ý từ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” mà lời thơ gợi nhớ, gợi thương với nỗi nhớ thầm thương thầm, đau đáu, khắc khoải, cháy bỏng như nỗi nhớ của Em dành cho Anh. Kỉ niệm của tình yêu đã được đất nước gìn giữ. Thử hỏi trong cuộc đời mỗi người ai không sống trong lòng đất nước, không được đất nước bao bọc, chở che. Mọi kỉ niệm vui buồn, mỗi bước vấp ngã hay trưởng thành của con người đều được đất nước âm thầm ghi nhận.

Nói về đất nước trong không gian rộng, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng sáng tạo những câu dân ca xứ Nghệ:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Với những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ: con chim phượng hoàng, hòn núi bạc, con cá ngư ông, nước biển khơi Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ lên một bức tranh đất nước với cảnh nhiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Nếu như Nguyễn Đình Thi mới chỉ thấy đất nước có trong trời xanh, ngả đường bát ngát thì Nguyễn Khoa Điềm còn thấy cảnh quan thiên nhiên của đất nước mĩ lệ hơn bởi những

41

cảnh vật phong phú đa dạng. Không chỉ có núi sông, ruộng đồng mà còn có cả rừng vàng, biển bạc. Một đất nước cong hình chữ S nằm áng ngữ ngay bên bờ Thái Bình Dương đầy nắng, đầy gió nhưng cũng phải đương đầu với không ít phong ba bão tố. Một đất nước có những bờ biển bãi cát vào loại đẹp nhất. Một đất nước có dãy Trường Sơn như chiếc đòn gánh gánh nặng hai đầu Tổ quốc. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long những vựa lúa đem lại cuộc sống ấm no cho người dân Việt. Những kì quan thiên nhiên của đất nước cũng tiềm ẩn một tiềm năng kinh tế dồi dào. Nhà thơ đã đưa chúng ta tới những không gian mênh mông từ địa đầu tổ quốc Móng Cái tới chóp mũi Cà Mau để được tìm hiểu, chiêm ngưỡng và thêm một lần nữa tự hào về thiên nhiên của đất nước để có ý thức bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của non sông, gấm vóc.

Đi qua thời gian và không gian mênh mông nhà thơ đưa ta về với “thời gian đằng đẵng” của đất nước. Nhà thơ không nói về đất nước của 4000 năm mà lại dùng khái niệm “thời gian đằng đẵng” nhằm nhấn mạnh và khắc sâu sự trường tồn của đất nước trong thời gian vô tận không thể đong đếm được. Để có sự trường tồn ấy, biết bao thế hệ người Việt đã không quản khó khăn, vất vả, hi sinh: “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Từ “dân mình” nhà thơ sử dụng thể hiện sự thân thương, gần gũi, gắn bó của những người dân trong một cộng đồng, những thành viên làm nên ngôi nhà đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng nhiều truyền thuyết vua Hùng để tái hiện chiều dài lịch sử của đất nước.

Trước hết đó là truyền thuyết đẻ trăm trứng, kể về câu chuyện tình của Lạc Long Quân và Âu Cơ để từ đó có cộng đồng người Việt:

“Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

42

“Trong bọc trứng” là kết quả của mối tình Rồng - Tiên. Một trăm người con là những công dân đầu tiên của nước Việt. Năm mươi con theo mẹ lên rừng, năm mươi con theo cha xuống biển làm ăn sinh sống, giữ gìn lãnh thổ. Để từ đó cộng đồng người Việt nhân lên, sinh sôi, nảy nở và những thế hệ con cháu mãi tự hào là con Rồng cháu Tiên. Nguyễn Khoa Điềm thấy đất nước như những nhịp cầu, mỗi nhịp cầu là một thế hệ người Việt bằng ý thức, trách nhiệm, bằng việc làm cụ thể cứ nối dài mãi cây cầu ấy từ quá khứ đến hiện tại và tới tương lai:

“Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau”

Những người công dân Việt gồm những thế hệ cứ nối tiếp nhau làm tròn

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)