Từ phía người dạy

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 60)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Từ phía người dạy

Hầu hết giáo viên đều giúp học sinh nắm bắt được nội dung chính của tác phẩm: tư tưởng đất nước của nhân dân. Trong khi đó người dạy chưa chú trọng nhiều tới các yếu tố như: truyền thống văn hoá, ngôn ngữ bình dị mà có sức gợi cảm cao, hình ảnh thơ mộng lãng mạn, giọng thơ trầm lắng, trang trọng để khắc sâu bầu không khí văn hoá dân gian bao bọc toàn đoạn thơ “Đất nước”. Chình vì thế mà hình tượng đất nước được xây dựng bởi ba bình diện chính là: bề rộng của không gian lãnh thổ, chiều dài lịch sử, bề dày văn hoá chưa được người dạy thực sự làm nổi bật.

Ngoài ra trong quá trình dạy “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, giáo viên chưa làm cho học sinh thấy được nét độc đáo trước nhất về chất liệu của nó: chất liệu văn hoá dân gian và cách xử lí vốn văn hoá đó bằng lối suy cảm triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm. Điều này đã khiến cho tiết dạy ít nhiều không bám sát vào phong cách tác giả nên học sinh khó cảm nhận được mỗi hình ảnh thơ, mỗi tứ thơ hay của đoạn trích.

Ngoài ra, giờ dạy học của giáo viên còn xa cách với nhận thức thẩm mĩ của học sinh. Bởi thực tế giờ dạy học văn của giáo viên hiện nay chỉ chú trọng say sưa thuyết giảng, liệt kê nội dung phân tích một cách nhàm chán học sinh thì thụ động ngồi nghe và ghi chép. Mà yêu cầu của một giờ học tác phẩm văn chương nhất thiết phải là một quy trình được thiết kế bằng một hệ thống thao tác, hệ thống các việc làm để học sinh có được sự hoạt động trí tuệ từ tri giác, ngôn ngữ, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, phân tích, tổng hợp... phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương. Hơn nữa, yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và bộ môn văn nói riêng yêu cầu cơ bản đặt ra là phải tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh bằng hệ thống những câu hỏi có vấn đề.

Thêm một nguyên nhân nữa từ phía người dạy đó là giáo viên chưa chú ý trong việc tạo dựng một bầu không khí cởi mở, lôi cuốn sự say mê thích thú

58

của học sinh trong giờ học văn nên khiến giờ học văn trở nên đơn điệu, mờ nhạt. Bởi môn văn là một môn nghệ thuật. Thế giới của văn chương là thế giới của những cảm xúc, những rung động thầm kín trong tâm hồn con người. Để học văn có hiệu quả người học phải có được một tâm hồn đồng điệu về tình cảm, cảm xúc với tác giả và có một tâm thế thoải mái nhất. Vì thế mà giáo viên phải tạo ra được một bầu không khí văn chương, tạo được tâm thế cho giờ học thì việc giảng dạy văn chương mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu dạy học đoạn trích đất nước trường ca mặt đường khát vọng nguyễn khoa điềm từ hướng tiếp cận văn hóa (Trang 60)