NHĐT&PT Việt Nam phải thực hiện một chính sách điều hành hợp lý, có chính sách lãi suất phù hợp mở rộng bảo hiểm tiền gửi để củng cố
Đẩy nhanh tiến trình huy động vốn công nghệ ngân hàng, hoàn thiện chất lượng và công cụ thanh toán để mọi khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng từ đó tạo điều kiện để các NHTM mở rộng kinh doanh.
Từ các chính sách của Chính phủ và NHNN, NHĐT&PT Việt Nam cần xây dựng một hệ thống, quy trình thẩm định mới rõ ràng, cụ thể hơn so với văn bản hiện hành. Quy trình mới phải đầy đủ nội dung, cập nhật liên tục những thông tin, phương pháp tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra cần cố gắng đưa ra một số chỉ tiêu tài chính cơ sở cho toàn hệ thống để cán bộ thẩm định so sánh đánh giá. Đây là những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định vì thực tế các chi nhánh hình thành thói quen làm việc theo văn bản, áp dụng cứng nhắc văn bản vào thực tế công việc.
Hỗ trợ chi nhánh trong việc thu thập thông tin bằng cách tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của hệ thống. Cần nâng cao hiệu quả thu thập xử lý số liệu, dữ liệu thông tin từ các cơ sở tại các chi nhánh, cơ cấu tổ chức rõ ràng, thực sự coi trọng công tác này.
Xây dựng phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định, có kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩm định trong toàn hệ thống. Phổ biến hình thức bố trí công việc cho toàn bộ các chi nhánh. Ngoài ra cần phải chú trọng đến vấn đề tuyển nhân viên mới. Trong công tác thẩm định, đòi hỏi có trình độ kiến thức cao về tài chính – ngân hàng và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Vì thế, trong tuyển chọn cần phải áp dụng các biện pháp tiên tiến đã thực hiện ở một số ngân hàng lớn trên thế giới là đánh giá nhân viên trên cơ sở năng lực trí tuệ của bản thân nhân viên đó. Nghĩa là cần coi trọng khả năng làm việc của họ trong tương lai (khi họ đã có kinh nghiệm) chứ không phải nhân viên đó biết được cái gì ở hiện tại.
KẾT LUẬN
Hoạt động của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, sự phát triển bền vững của NHTM được đặt ra trong quản lý hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm tăng trưởng, phát triển và bền vững nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế hiện nay. Tín dụng là công cụ thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Mặt khác, thông qua sự phân tích đánh giá khả năng phát triển của đối tượng định đầu tư để có những quyết định đầu tư đúng đắn nhằm khai thác khả năng tiềm tang về tài nguyên, lao động, tiền vốn... Có thể nói hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, có ý nghĩa quan trọng và quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, đã đặt ra cho các NHTM Việt Nam là phải phát triển, đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng quản lý các nghiệp vụ kinh doanh của mình nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng.
Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng không chỉ đóng vai trò quan trọng với bản thân ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các NHTM luôn lấy chất lượng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu tới hai mục tiêu cơ bản: cung cấp sản phẩm tín dụng tốt cho khách hàng và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn về vốn – sinh lời của NHTM dựa trên các mục tiêu chung của nền kinh tế trong nước và xây dựng các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế và nội tại nền kinh tế quốc dân là xu hướng tất yếu của thời đại.
Trải qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, chi nhánh Quang Trung nói riêng và hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam nói chung vẫn luôn khẳng định được vị trí của mình, trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trên phạm vi toàn quốc và có uy tín nhất định trên thị trường thế giới. Trong chương 2 của khóa luận, tôi đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2010
đang được áp dụng tại BIDV trong thời gian qua. Qua đó đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó cho chúng ta thấy việc nâng cao chất lượng tín dụng không thật dễ dàng và nhanh chóng mà nó đòi hỏi phải có thời gian qua các quá trình tác động, do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan tác động như đã trình bày ở trên.
Thông qua nghiên cứu, đánh giá hoạt động kinh doanh và phân tích chất lượng tín dụng của chi nhánh Quang Trung, khóa luận đã nhận diện được, luận chứng và kiến nghị những giải pháp mang tính đột phá cho công tác nâng cao chất lượng tín dụng như: thành lập công ty bảo hiểm tiền gửi; giảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam; thiết lập trung tâm dự trữ thông tin; tạo lập môi trường kinh tế pháp lý đồng bộ cho hoạt động tín dụng; thực hiện tái cấu trúc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam theo hướng đổi mới bộ máy quản trị, điều hành./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các tổ chức Tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quy định số 483/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
3. Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. PGS,TS Đinh Xuân Hạng và PGS.TS Phạm Ngọc Dũng, 2011, “Tài chính – Tiền tệ”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Minh Tiến, 2005, “Ngân hàng Thương mại”, Nhà
xuất bản thống kê Hà Nội.
6. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, 2009, “Quản trị Ngân hàng Thương mại”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
7. PGS.TS Sử Đình Thanh, 2008, “Nhập môn Tài chính – Tiền tệ”, Nhà
xuất bản thống kê.
8. http://www.bidv.com.vn 9. http://doanhnhanhanoi.net
10. http://nghiepvunganhangthuongmai.wordpress.com 11. http://voer.edu.vn
12. Báo cáo tổng kết các năm của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung năm 2010 – 2012.
13. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quang Trung năm 2010 – 2012.