Về chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển việt nam – chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 64)

Có thể nói chính sách tín dụng là nhân tố tiên quyết định hướng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Để xây dựng một chính sách phù hợp, chi nhánh Quang Trung cần xem xét các vấn đề sau.

Thứ nhất, về chính sách khách hàng.

Việc mở rộng thị phần tín dụng đòi hỏi phải có hai yếu tố là: chủ động được nguồn vốn và thu hút được nhiều khách hàng làm ăn có hiệu quả.

Đối với khách hàng truyền thống, Chi nhánh phải là người bạn đồng hành sát cánh với doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp lúc khó khăn.

Đối với khách hàng tiềm năng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh cần giao cán bộ tín dụng tiếp cận trực tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thiết lập mối quan hệ vay vốn với ngân hàng. Chi nhánh nên có phương án chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường nhằm mở rộng đầu tư tín dụng. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng là vấn đề trọng tâm. Khi ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng để chào mời khách hàng vay vốn thì ngân hàng phải có được những thông tin trước để lựa chọn cho vay, do vậy tránh được sự phân tán vào các thông tin mà khách hàng đã cung cấp vì các thông tin này thường được điều chỉnh theo hướng có lợi cho khách hàng vay vốn.

Còn với các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thời gian gửi dài thì Chi nhánh nên có quà tặng và quan tâm hơn.

Thứ hai, chính sách lãi suất.

Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho ngân hàng. Để có được một chính sách lãi suất cho vay có hiệu quả, cán bộ ngân hàng phải nắm được thực tế lãi suất và xu hướng biến động của lãi suất cho vay hợp lý. Trong những năm qua, BIDV đã và đang áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng loại một, khách hàng loại hai có giảm lãi suất cho những món vay có giá trị lớn. Tuy nhiên, chính sách lãi suất của Ngân hàng vẫn còn những điều chưa linh hoạt. Vì thế BIDV nên mở rộng các mức lãi suất đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng, mức độ sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, có chính sách khuyến khích về lãi suất cho các khách hàng mới. Bên cạnh đó căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh mà có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Với một chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt chắc chắn BIDV sẽ có càng nhiều khách hàng đến với mình.

Thứ ba, về phương thức cho vay vốn.

Đa dạng hóa các hình thức tín dụng là một yếu tố khách quan bởi nó đảm bảo cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, tăng thêm uy tín trên thị trường, thu hút được khối lượng khách hàng lớn thông qua sự hấp dẫn của các loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng mà ngân hàng cung cấp. Đây chính là tiền đề vững chắc để chi nhánh Quang Trung mở rộng hoạt động tín dụng. Sự hạn chế về hình thức cấp tín dụng cũng là nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Quá trình mở rộng tín dụng của BIDV Quang Trung hiện nay mới chỉ dừng lại ở phương thức cho vay trực tiếp theo các dự án đầu tư mà ít cho vay hoặc thậm chí không thực hiện cho vay theo các phương thức khác. Chúng ta cũng biết mỗi loại hình cho vay đều có những lợi thế, những ưu điểm mà các phương thức khác không thể thay thế được. Vì vậy, nếu chỉ áp dụng một hình thức cho vay nhất định nào đó sẽ khiến cho khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng bị hạn chế, gây ra khó khăn cho việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vậy để tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng thì ngân hàng nên bổ sung them

các hình thức cho vay khác như cho vay hợp vốn, cho thuê tài chính vào hoạt động tín dụng của mình.

Thứ tư, về chính sách đảm bảo tiền vay.

Thông thường từ trước đến nay, đối với thành phần kinh tế quốc doanh, NHĐT&PT thường cho vay tín chấp đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp. Theo em với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng cũng có thể cho vay bằng tín chấp. Hình thức bảo đảm này sẽ được áp dụng cho những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản cố định và tài sản lưu động, sản xuất kinh doanh các mặt hàng không rủi ro và ổn định trên thị trường có quan hệ tốt với Ngân hàng. Thời gian cho vay không nên quá dài và mức cho vay không nên vượt quá vốn lưu động thực tế của người vay.

Tóm lại, muốn phát triển tốt và thu hút được nhiều khách hàng, Ngân hàng không những phải đa dạng hóa các loại hình cho vay như: về kỳ hạn cho vay, lãi suất cho vay, loại tiền cung ứng, tạo them sản phẩm mới độc đáo hấp dẫn người vay về giá cả và giá trị sử dụng mà còn phải đa dạng về hình thức cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển việt nam – chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)