THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển việt nam – chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 47)

ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN – CHI NHÁNH QUANG TRUNG

2.3.1. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh Quang Trung

2.3.1.1. Thực trạng huy động vốn

Bảng 2.6: Nguồn huy động vốn của Chi nhánh năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

% %

Phân loại theo đối tƣợng

HĐV từ dân cư 3280 3813 4312 16,25 13,08 HĐV từ tổ chức kinh tế 3840 3572 3944 -6,98 10,41

Phân loại theo thời gian

HĐV ngắn hạn 5131 5054 6106 -1,5 20,81

HĐV trung và dài hạn 1989 2331 2150 17,19 -7,76

Phân loại theo loại tiền huy động

HĐV VNĐ 4289 4540 5732 5,85 26,25

HĐV ngoại tệ

(quy VNĐ) 2831 2845 2524 0,5 -11,28

Tổng vốn huy động 7120 7385 8256 3,72 11,79

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2011 – 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2012, HĐV đạt 7385 tỷ VNĐ, tăng 3,72% so với năm 2011; năm 2013 HĐV đạt 8256 tỷ VNĐ, tăng 11,79% so với năm 2012. Có được kết quả này là do Chi nhánh cùng với Hội sở chính không ngừng đưa ra các chính sách tích cực về HĐV và marketing sản phẩm, thu hút được nhiều đầu tư.

Cụ thể, theo đối tượng nguồn HĐV từ dân cư tăng đều qua các năm. Năm 2012 nguồn HĐV được tăng so với năm 2011 là 533 tỷ đồng tương ứng tăng 16,25%. Năm 2013 HĐV từ dân cư đạt 4312 tỷ đồng, tăng 13,08% so với năm 2012. Ngược lại, HĐV từ tổ chức kinh tế lại tăng giảm không đồng đều; năm 2012 nguồn HĐV giảm so với năm 2011 là 268 tỷ đồng tương ứng giảm 6,98%. Nhưng sang tới năm 2013 lại tăng lên so với năm 2012 là 372 tỷ đồng tương ứng tăng 10,41%. Có kết quả trên là do tình hình lạm phát, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, nợ công nhiều

hơn do một số các doanh nghiệp đồng loạt phá sản. Do vậy lượng tiền huy động qua các năm không những tăng chậm mà có năm giảm đi.

Biểu đồ 2.4: Huy động vốn ngắn hạn – Huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh Quang Trung năm 2011 – 2013

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2011 2012 2013 HĐV ngắn hạn HĐV trung - dài hạn

Theo thời gian, HĐV được chia thành HĐV ngắn hạn và HĐV trung – dài hạn. HĐV ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011 là 77 tỷ đồng tương ứng 1,5%; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 1106 tỷ đồng tương ứng 20,6%. Trong tình trạng kinh tế có sự biến động mạnh mẽ nhất là khi lãi suất ngân hàng thay đổi từng ngày với tâm lý dè chừng của người dân, việc gửi tiền với kỳ hạn ngắn tăng lên cũng là điều khá bình thường. Đối với HĐV dài hạn, năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là 342 tỷ đồng tương ứng 17,19%; nhưng sang đến năm 2012 thì lại giảm đi so với năm 2012 là 181 tỷ đồng tương ứng giảm 7,76%.

Theo loại tiền huy động, đối với VNĐ lượng vốn tăng khá mạnh. Do trong giai đoạn này kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, vì vậy với chính sách giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông của Chính phủ thì các ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi VNĐ lên cao, do vậy lượng tiền huy động được từ VNĐ tăng cao qua các năm. Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 251 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,25%. Đối với huy động bằng ngoại tệ do tỷ giá thay đổi thất thường nên lượng vốn huy động được qua các năm tăng giảm không đều.

trong năm 2014 dự báo là cũng tương đối khó khăn với hoạt động của Ngân hàng.

2.3.1.2. Tình hình cho vay – thu nợ – dư nợ

Bảng 2.7: Tình hình cho vay của Chi nhánh năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 % % Cho vay NH 1508 1820 2952 120,69 162,2 Cho vay TDH 2082 2509 2566 120,51 102,27 Tổng doanh số cho vay 3590 4329 5520 120,58 127,51

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Nhìn bảng trên ta có thể thấy được tổng doanh số cho vay của Chi nhánh tăng khá mạnh và tăng đều qua các năm. Năm 2012 với doanh số cho vay đạt 4329 tỷ đồng, tăng 739 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 20,58%, sang năm 2013 tiếp tục tăng mạnh 1191 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứng 27,51%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số cho vay trung – dài hạn trong năm 2011 và 2012 chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay, cụ thể: năm 2012 tăng 427 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng 20,51%. Nhưng sang đến năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống, tăng 57 tỷ đồng, tương ứng 2,27% so với năm 2012. Ngược lại, doanh số cho vay ngắn hạn trong hai năm 2011, 2012 lại chiếm tỷ trọng thấp hơn, tương ứng 20,69%, nhưng sang đến năm 2013 con số này lại tăng lên khá mạnh, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 2952 tỷ đồng, tương ứng 62,2%. Đây cũng là lý do khiến tổng doanh số cho vay của Chi nhánh không những không giảm mà lại tăng lên vào cuối năm 2013. Có được kết quả này là sự cố gắng không ngừng nghỉ của ngân hàng trong thời gian gần đây trong việc tìm kiếm khách hàng mới, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần lưu ý đến chất lượng tín dụng vì bản chất tín dụng là thời gian thu hồi vốn chậm gây tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, doanh số tăng lên nhiều nhưng chưa chắc chất lượng tín dụng đã tốt.

Trong mấy năm gần đây do sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã làm cho nhu cầu về vốn để thực hiện các dự án đầu tư lớn

đang bị ngừng trệ. Kéo theo hoạt động cho vay vốn trung và dài hạn cũng bị hạn chế. Dư nợ tín dụng tăng lên theo từng năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng trung – dài hạn chiếm trong tổng dư nợ lại thấp. Năm 2011, 2012 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm 58% tổng dư nợ, nhưng sang đến năm 2013 nó chỉ chiếm 46% tổng dư nợ.

2.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng cho biết tốc độ chu chuyển tín dụng trong một thời gian nhất định, cho biết tần suất sử dụng vốn của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn, chứng tỏ hoạt động tín dụng càng hiệu quả. Vì vậy, nó được coi là một trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.

Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thu nợ 3641 4136 5834

Dư nợ bình quân 3597 4071 5914

Vòng quay vốn 1,01 1,02 0,98

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Tốc độ chu chuyển vốn trong thời gian qua nhìn chung là khá tốt, vòng quay vốn tín dụng năm 2011 – 2013 là 1,01 và 1,02. Chi nhánh có nhiều cơ hội hơn trong việc sử dụng vốn thực hiện đầu tư, cho vay nhiều khách hàng hơn, đa dạng hóa cơ cấu tín dụng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Nhìn chung qua các năm 2011 – 2013 vòng quay vốn tín dụng giảm dần, năm 2013 vòng quay vốn giảm xuống còn 0,98 nhỏ hơn 1, nhưng doanh số thu nợ và doanh số bình quân vẫn tiếp tục tăng nên hiệu quả tín dụng không giảm đi. Năm 2013 vòng quay vốn tín dụng giảm là do doanh số thu nợ tăng 53% trong khi đó tốc độ tăng dư nợ bình quân lại tăng 57%, điều này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm vòng quay vốn tín dụng. Để giải quyết tình hình này Chi nhánh cần tích cực giám sát các khoản nợ đến hạn phải thu, tăng điều kiện đảm bảo nếu thấy rủi ro cho vay là rất lớn.

2.3.2. Chỉ tiêu chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh Quang Trung

2.3.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động tín dụng tại Chi nhánh năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

124 136 153

Dư nợ tín dụng bình quân 3505 4120 4910

Chỉ tiêu lợi nhuận (%) 3,5 3,3 3,1

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng qua các năm đều tăng lên. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận lại giảm xuống. Năm 2011 chỉ tiêu lợi nhuận là 3,5% nhưng sang năm 2012 còn 3,3%, sang đến năm 2013 lại tiếp tục giảm xuống còn 3,1%. Nguyên nhân là do năm 2013 tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cả hệ thống doanh nghiệp trong đó có BIDV. Chỉ tiêu tín dụng trên cho chúng ta biết mỗi một đồng tín dụng bỏ ra thu về được khoảng 0,031 đồng lợi nhuận. Đây là con số chưa cao, đặc biệt thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn là thu nhập chính.

Từ những kết quả và phân tích trên cho thấy việc nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh còn chưa hợp lý và có dấu hiệu giảm sút mặc dù dư nợ vẫn tăng trưởng khá.

2.4.2.2. Nợ quá hạn

 Tổng nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán, mất vốn đối với ngân hàng do khách hàng không trả được nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Quang Trung được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Nợ quá hạn tại Chi nhánh Quang Trung năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ 3590 4329 5120

Nợ quá hạn 89,84 106,08 111

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,5 2,45 2,17

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy được trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013 đều có phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn qua các năm giảm không đồng đều, năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn là 2,5%, năm 2012 giảm nhẹ xuống 2,45%, sang đến năm 2013 giảm xuống với con số là 2,17%. Một ngân hàng có doanh số cho vay cao, tổng dư nợ cho vay lớn nhưng khả năng thu hồi vốn thấp tức là có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì hoạt động cho vay của nó vẫn chưa được coi là hiệu quả hơn việc doanh số cho vay giảm, tổng dư nợ cho vay thấp nhưng khả năng thu hồi vốn cao tức tỷ lệ nợ quá hạn thấp. Nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Có được kết quả này chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp không mệt mỏi của ban lãnh đạo cùng toàn bộ các cán bộ của Chi nhánh Quang Trung đã cố gắng giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ quá hạn trong tình trạng kinh tế cực kỳ khó khăn đó. Trong những năm tới Chi nhánh cần đưa ra các biện pháp tích cực hơn nữa để nhằm giảm thiểu hết mức tỷ lệ nợ quá hạn này. Bởi tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đảm bảo tốt.

 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.11: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế năm 2011 – 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ quá hạn 89,84 trọng Tỷ (%) 106,08 trọng Tỷ (%) 111 trọng Tỷ (%) DNNN DNNQD Dân cư 46,54 22,4 20,9 51,8 24,94 23,26 53,72 28,14 24,22 50,64 26,53 22,83 57,2 25,64 28,16 51,53 23,1 25,37

Số liệu trên cho ta thấy các DNNN chiếm phần lớn tỷ lệ nợ quá hạn, năm 2011 là 51,8% tổng nợ quá hạn, năm 2012 giảm xuống còn 50,64%. Sang năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNN tăng so với năm 2012 là 28,6 tỷ, chiếm tỷ trọng 51,53%. Trong khi đó nợ quá hạn các DNNN lại chiếm một tỷ lệ nhỏ, năm 2011 là 24,94%, năm 2012 là 26,53% và năm 2013 là 23,1% tổng dư nợ quá hạn. Đối với dân cư tỷ lệ nợ quá hạn từ 23,26% năm 2011 giảm xuống 22,83% năm 2012, sang năm 2013 thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên đến 25,32%.

Như vây, ta thấy DNNN chiếm phần lớn tỷ lệ nợ quá hạn trong vòng 3 năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do: NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại và có nhiều thay đổi so với các năm trước. Đến hạn khách hàng không trả được nợ và lãi (có thể chậm) thì có thể chuyển sang nợ loại 2 từ đó làm tăng các khoản nợ quá hạn; DNNN thường ỷ lại, dựa vào tính chất sở hữu nhà nước nên không cố gắng nâng cao sử dụng hiệu quả vốn vay, hiệu quả sản xuất, kinh doanh lỗ hay lãi đều có nhà nước chịu dẫn đến sử dụng sai vốn, không đúng mục đích làm cho thành phần này luôn chiếm một tỷ trọng cao trong nợ quá hạn; nhiều doanh nghiệp yếu kém về trình độ quản lý, kiến thức kinh doanh thua lỗ nên không muốn trả nợ ngân hàng dù có chịu phạt nếu các khoản vay chuyển thành nợ quá hạn.

2.3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh Quang Trung

Tổng dƣ nợ: cho biết Ngân hàng cho vay được nhiều hay ít. Tiền

gửi tại các tổ chức tín dụng và các khách hàng vay nhiều cho thấy Ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú, tham gia vào nhiều nhiệm vụ thanh toán.

Bảng 2.12: Tổng dƣ nợ của một số Chi nhánh BIDV trên cùng địa bàn

Đơn vị: tỷ đồng

Chi nhánh Năm

2011

Năm 2012 Năm 2013

Số dư Tăng trưởng

(%) Số dư Tăng trưởng (%) Quang Trung 3590 4329 20,6 5120 18,3 Cầu Giấy 2850 3140 10,2 3587 14,2 Thăng Long 3673 4265 16,1 5010 17,5

Qua bảng trên ta có thể thấy được, giai đoạn 2011 – 2013 tổng dư

nợ của Chi nhánh Quang Trung so với các Chi nhánh khác của BIDV khá cao. Tốc độ tăng trưởng dư nợ mạnh mẽ cùng với tỷ lệ nợ xấu giảm đã thể hiện được hiệu quả hoạt động của Chi nhánh Quang Trung trong việc triển khai chiến lược mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.

Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khi khách hàng không hoàn trả đủ cả

gốc và lãi khi đến hạn (thường là sau một số ngày chậm trả nhất định nếu khách hang không trả được nợ thì sẽ bị các ngân hàng xếp vào nhóm nợ quá hạn). Tỷ lệ nợ quá hạn thường được xác định vào một thời điểm nhất định trong năm.

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng dư nợ

Theo bảng 2.10, tỷ lệ quá hạn qua các năm của Chi nhánh có chiều hướng giảm về con số tương đối nhưng về con số tuyệt đối vẫn tăng lên cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Vậy hiệu quả tín dụng mặc dù đã được cải thiện nhưng mức độ giảm tỷ lệ này vẫn còn nhỏ. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 2,5%, giảm nhẹ xuống còn 2,45% vào năm 2012 và sang đến năm 2013 giảm xuống còn 2,17%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.5: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Quang Trung năm 2011 – 2013

0 20 40 60 80 100 120 2011 2012 2013 Dân cư DNNQD DNNN

BIDV cũng là ngân hàng cung ứng lượng vốn lớn cho các DNNN hiện nay trong nền kinh tế. BIDV nói chung và chi nhánh Quang Trung nói riêng đã từng bước chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng ngân hàng đa năng cho cả khối khách hàng cá nhân, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ. Từ biểu đồ 2.5 ta thấy được tỷ trọng cho vay đối với DNNN tăng giảm không đồng đều, đến 31/12/2013 chiếm 51,53% tổng dư nợ quá hạn. Qua đó ta thấy khách hàng chủ yếu của BIDV Quang Trung là khách hàng pháp nhân.

Điều này thể hiện rằng trong công tác tín dụng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định cần có những biện pháp khắc phục, để giảm tỷ lệ này

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư & phát triển việt nam – chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 47)