H = hiệu quả tương đối (C và K có thể đo bằng
3.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương
Tiền lương là một khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ giá thành sản xuất, do đó hiệu quả SXKD của công ty cũng được phản ảnh bởi một phần từ chi phí tiền lương, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.3: Hiệu quả sử dụng tiền lương
Stt Chi phí Đvt Trước
CPH
Sau
CPH +/- ΔChênh lệch+/- %
1 Chi phí tiền lương Tr.đồng 4,215 10,526 6,311 149.74 2 Doanh thu thuần Tr.đồng 61,988 147,706 85,718 138.28 3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 6,243 20,382 14,139 226.48 4 Hiệu suất sử dụng tiền lương Lần 15 14 (1) (4.59) 5 CP tiền lương trên doanh thu thuần Lần 0.07 0.07 0 4.81 6 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên tiền lương Lần 1.48 1.94 0.46 30.73
52
- Qua bảng số liệu trên ta thấy, chi phí sử dụng tiền lương sau khi CPH của công ty so với trước CPH tăng lên là 6.311 triệu đồng (tốc độ tăng 149,74%); doanh thu thuần tăng 85.718 triệu đồng (tốc độ tăng 138,28%). Điều này cho thấy tốc độ tăng của tiền lương cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu.
- Hiệu quả sử dụng tiền lương: hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty trước khi CPH hiệu suất sử dụng tiền lương của công ty đạt gần 15%, nhưng sau khi CPH chỉ đạt 14% giảm tương ứng 1%, điều này nói lên doanh nghiệp sử dụng chưa tốt nguồn lao động. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tỷ lệ tăng của chi phí tiền lương.
- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên tiền lương của doanh nghiệp sau khi CPH cũng tăng cao hơn so với trước khi CPH. Trước khi CPH 01 đồng chi phí tiền lương tạo ra 1,47 đồng lợi nhuận, nhưng sau khi CPH 01 đồng chi phí tiền lương tạo ra 1,94 đồng lợi nhuận, tăng tương ứng 0,47 đồng.
Như vậy, đánh giá chung về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của Công ty ta thấy, sau khi thực hiện CPH Công ty đã sử dụng hiệu quả hơn chi phí tiền lương so với trước khi CPH. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt trong thời gian tới công ty cần thực hiện tốt hơn công tác quản lý tốt nguồn lao động.