Một số những giải pháp hiện tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá (Trang 78 - 83)

- W5 T1 T4T5: Đầu tư trang trại mới, hệ thống xử lý nước thải tại khu vực mới vừa giải quyết được vấn đề

3.7.1 Một số những giải pháp hiện tạ

Với mục tiêu đưa Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi của khu vực miền Đơng Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, Ban lãnh đạo Cơng ty cùng với các phịng ban đã đề ra kế hoạch và mục tiêu cụ thể trong năm tới nhằm phát triển Công ty một cách đồng bộ và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012

- Tỷ suất lợi nhuận: 12, 01% ( số vốn chủ sở hữu) - Lợi nhuận: 11.000 triệu đồng

- Giá trị tổng sản lượng: 55.005 triệu đồng - Tổng doanh thu: 182.650 triệu đồng - Sản phẩm chủ yếu:

+ Heo giống: 600 tấn + Heo thịt: 3700 tấn + Gà giống: 700.000 con + Gà thịt: 450 tấn

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển của công ty

Để xây dựng và khẳng định được vị trí thương hiệu của mình vượt lên trên thương hiệu của doanh nghiệp khác trong thị trường, mỗi một doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mơi trường ngành, mơi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ để đề ra một chiến lược định vị phù hợp. Chiến lược định vị đó phải thể hiện được tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Với mục tiêu khẳng định vị trí thương hiệu dẫn đầu ở một khía cạnh nào đó như chất lượng sản phẩm, phong cách bán hàng..., các doanh nghiệp dựa trên mơ hình sau đây: Vị Trí dẫn đầu Lợi nhuận và giá trị Thị phần Sản phẩm và chất lượng Hình ảnh Doanh nghiệp

Sơ đồ 3.1: Mơ hình chiến lược phát triển công ty.

Như vậy, cơng ty phải định vị được vị trí dẫn đầu của mình với mục tiêu mở rộng thị phần lớn nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất, khả năng tài chính mạnh, đa dạng dịch vụ nhất... để hướng đến và phát triển nhằm đạt được vị trí dẫn đầu trong ngành chăn ni. Nếu khơng ở vị trí dẫn đầu hoặc số 2 trong thị trường, công ty sẽ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh và khó có một hướng đi riêng cho mình.

- Tổ chức cơng tác hạch tốn kế tốn và phân tích hoạt động kinh tế,

cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp

Cơng tác hạch tốn kế tốn cũng như phân tích hoạt động kinh tế có vai trị quan trọng trong q trình sản xuất hoạt động kinh doanh của Cơng ty.

Cần tổ chức tốt cơng tác hạch tốn doanh thu nhằm đưa ra chiến lược phát triển cho phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu của thị trường. Trong quá trình này cần đẩy nhanh các khâu báo cáo, đẩy mạnh hoạt động kế toán doanh nghiệp sao cho hiệu quả. Đi sâu vào cơng tác hạch tốn chi tiết cho các đơn vị thành viên, đặc biệt là các trại chăn nuôi trực thuộc của Cơng ty.

Hoạt động phân tích tình hình kinh tế cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa, cần xây dựng đội ngũ phân tích tình hình kinh tế một cách chun nghiệp đáp ứng được yêu cầu của xu thế phát triển, nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như tình hình hoạt động kinh tế của cơng ty.

Về vấn đề tình hình tài chính của cơng ty, cơng ty cần có chiến lược phát triển tài chính cụ thể hơn nữa. Ngồi vấn đề phát triển sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực chăn ni, cơng ty cần mở rộng có quy mơ phát triển các lĩnh vực khác như hoạt động chứng khoán, đầu tư xây dựng...

- Nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn

Trong điều kiện nguồn vốn bị ràng buộc như hiện nay, Công ty cần tiến hành cấu trúc lại danh mục tài sản trong bảng cân đối kế toán của mình một cách có chủ đích nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng và tạo ra lợi nhuận cao, loại bỏ bớt những tài sản không quan trọng. Sau khi tích lũy vốn được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh này, dịng vốn được tạo ra này có thể được tái đầu tư trở lại trong mảng kinh doanh chính của Cơng ty và thơng qua đó vốn của Cơng ty bắt đầu được cải thiện đáng kể.

Cơng ty phải ln có những tư duy và chiến lược thích ứng và hợp lý để đưa việc sử dụng hiệu quả vốn vào chiến lược kinh doanh của mình. Khi sử dụng vốn mợt cách hiệu quả thường có danh mục tài sản và rủi ro hẹp hơn, điều này thích hợp với năng lực của cơng ty, cũng như với chiến lược tạo ra giá trị và lợi nhuận của công ty. Lúc này, Công ty có khuynh hướng định hình kỹ lưỡng các vai trị đới với các tài sản mà mình lựa chọn nắm giữ và tập trung các nguồn lực vào những mảng thị trường với rủi ro đã được thu hẹp để mang lại giá trị thực sự.

- Giảm chi phí quản lý trong sản xuất kinh doanh

Trước tiên, Công ty cần đánh giá đúng năng lực của mình, của cán bộ quản lý trước khi quyết định chọn một giải pháp quản lý để áp dụng tránh những lãng phí về đầu tư.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, giải pháp giảm chi phí trong quản lý là cần thiết, tuy nhiên nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh… Đối với Công ty chăn nuôi Phú Sơn, việc giảm chi phí cho hoạt động quản lý sao cho hiệu quả phụ thuộc lớn vào việc xác

định nhu cầu của thị trường.

Cần thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh để tìm ra những nhân tố tác động tích cực cần phát huy, những yếu tố tác động tiêu cực cần khắc phục, từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.

-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Cần tiếp tục hồn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân viên trong Cơng ty, quan tâm đầu tư thích đáng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác đào tạo bồi dưỡng; cụ thể hố các chính sách phát hiện, tuyển chọn, đãi ngộ... phù hợp.

Nghiên cứu chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý tạo ra động lực cho những cán bộ có tâm huyết, tài năng yên tâm công tác và đem hết sức lực phục vụ sự nghiệp chung, góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.

Cần đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ và căn cứ vào hiệu quả công tác thực tế. Thực hiện đúng quy trình đánh giá, đặc biệt phải kết hợp tốt nhiều nguồn đánh giá để phân loại đúng đắn đối với từng đối tượng. Việc đánh giá phải được tiến hành định kỳ hàng năm và trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển v.v... làm căn cứ để có quyết định trong việc bố trí, sử dụng và đào tạo. Lấy kết quả tổng hợp đánh giá định kỳ hàng năm để phân loại cán bộ trước khi hết nhiệm kỳ. Nâng cao chất lượng tuyển chọn, tuyển dụng lao động căn cứ vào tiêu chuẩn và nhu cầu công việc thực tế. Xây dựng và hồn thiện quy chế, quy trình tuyển dụng, điều động cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Cần tiếp tục hồn thiện, đổi mới cơng tác quản lý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công nhân viên trong công ty, tổ chức xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn đảm bảo phù hợp và sát yêu cầu thực tế. Thực hiện phân cấp quản lý, đào tạo cán bộ một cách hợp lý và chặt chẽ, từ khâu chọn

cử cán bộ đi học đến giải quyết kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cán bộ đi học.

-Hạn chế rủi ro trong sản xuất, kinh doanh

Rủi ro trong sản xuất kinh doanh là yếu tố không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cần đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế mức độ rủi ro thấp nhất. Với Công ty CP chăn nuôi Phú Sơn, cần đưa ra biện pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiên các khâu sản xuất như: chế biến sản phẩm, lựa chọn con giống…

Đảm bảo khâu chăm sóc thú y là vơ cùng cần thiết, cần có biện pháp phịng dịch bệnh kịp thời, sử dụng các biện pháp phòng dịch tốt nhất.

Trong quá trình kinh doanh, cần đưa ra nhận định và kế hoạch cụ thể nhằm có biện pháp kinh doanh hiệu quả nhất.

-Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường trong và ngồi nước

Các loại hình chiến lược mở rộng thị trường và phát triển quốc tế bao gồm: phát triển thị trường và phát triển sản phẩm là những loại hình chiến lược mà Công ty chăn nuôi Phú Sơn cần biết vận dụng trong những điều kiện thị trường cụ thể.

- Chiến lược phát triển thị trường: tập trung vào một số nước và đa dạng

hoá các đoạn, tức là tấn công vào nhiều đoạn thị trường của một số ít các nước. Khi đã thâm nhập thành cơng vào thị trường của một nước, Cơng ty có thể tính đến việc mở rộng ra các đoạn thị trường khác tại (những) nước đó để khai thác triệt để lợi thế sẵn có của mình nhằm tăng doanh thu xuất khẩu.

- Chiến lược phát triển sản phẩm: đa dạng hoá theo nước và tập trung

trên một số đoạn của thị trường hiện tại, là chiến lược địi hỏi Cơng ty phải có năng lực phát triển sản phẩm mới đáp ứng tốt được nhu cầu của từng đoạn thị trường riêng biệt. Thí dụ như Cơng ty đang thâm nhập thành công thị trường heo thịt Nhật Bản có thể tiếp tục nhắm đến đoạn thị trường này tại một số nước EU, tuy nhiên sẽ phải điều chỉnh các sản phẩm heo thịt sao cho đáp ứng

được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng tại các nước EU.

- Xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp

Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành chăn nuôi thuộc diện được nhận hỗ trợ có thể được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu sau:

- Hỗ trợ về phát triển và khuếch trương thương hiệu ngành (tới các thị trường mục tiêu); hỗ trợ trong công tác bảo vệ thương hiệu và xử lý những vi phạm về thương hiệu.

- Hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại (đặc biệt chú trọng thương mại điện tử).

- Hỗ trợ về vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng để mở rộng sản xuất: chính quyền địa phương cần quy hoạch một số khu chế xuất với quy mơ lớn, quy trình sản xuất mang tính cơng nghiệp; doanh nghiệp đầu tư vào những khu sản xuất này sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về tiền thuê đất, thuế, cơ sở hạ tầng do chính quyền đầu tư và nhiều hỗ trợ khác để tăng cường năng lực sản xuất - quản trị kinh doanh đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất.

- Hỗ trợ phát triển các vùng trồng nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho Công ty.

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho Công ty: nâng cấp cơ sở vật chất và tăng cường, bồi dưng đội ngũ cán bộ nhân viên trong Cơng ty; có chính sách hỗ trợ về việc mở các lớp bồi dưỡng ngắn và trung hạn về kỹ năng sản xuất chăn nuôi cho công nhân viên trong công ty.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w