Khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá (Trang 27 - 30)

Khái niệm hiệu quả: Là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả

thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để đạt được kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Ta có thể hiểu khái niệm này theo phương pháp truyền thống, nếu ta ký hiệu:

K: là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu C: là chi phí bỏ ra

H : Là hiệu quả

CK K

(%)

CK K

H = là hiệu quả tương đối (C và K có thể đo bằng các đơn vị giống

hoặc khác nhau)

- Một cách chung nhất kết quả K mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí C bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu.

- Theo hướng khác thì: Hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả nhằm đạt một mục đích nào đó tương ứng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện hoạt động nhất định.

- Ở cách tiếp cận này, khi nói đến hiệu quả của một hoạt động nào đó người ta đã gắn nó với một mục đích nhất định. Bản thân phạm trù kết quả thu lại đã chứa đựng cả mục tiêu cần phải đạt được. Các hoạt động khơng có mục tiêu trước hết khơng thể đưa ra để tính hiệu quả. Hiệu quả ln gắn với mục tiêu nhất định, khơng có hiệu quả chung chung.

Ý nghĩa của hiệu quả nói chung: hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích,

đánh giá nhằm rút ra kinh nghiệm và quan trọng nhất là phục vụ việc lựa chọn các phương án hành động.

Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh: Thực chất khái niệm hiệu quả

kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

- Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể là những đại lượng cân đong đo đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,... và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hồn tồn có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm, ... Như thế, kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, cơng thức (1) lại cho thấy trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đều có thể được xác định bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Tuy nhiên, sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả kinh tế sẽ vấp phải khó khăn là giữa “đầu vào” và “đầu ra” khơng có cùng một đơn vị đo lường cịn việc sử dụng đơn vị giá trị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị đo lường – tiền tệ.

- Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.

Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Nâng cao hiệu quả SXKD sẽ đem lại cho DN những cơ hội mới.

- Nâng cao hiệu quả SXKD sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

- Nâng cao hiệu quả SXKD doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần chăn nuôi Phú Sơn sau 5 năm cổ phần hoá (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w