Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) vnecon vn forum (Trang 63)

- Xu hướng tăng của nguồn vốn huy động chưa ổn định.

Điều này thể hiện ở tốc độ tăng trưởng vốn huy động qua các năm, năm 2003: 150,22%, năm 2004: 121,54%, năm 2005: 67,36%, năm 2006: 90,77% và trong cả năm 2007 đến tháng 3/2008 tăng có 40,1%. Sự giảm xuống của tốc độ tăng trưởng vốn huy động cũng phản ánh bối cảnh chung của năm 2008, thời điểm đánh dấu sự khó khăn đối với các tổ chức tín dụng nói chung trong việc huy động vốn.

- Chi phí vốn huy động có xu hướng tăng lên qua các thời kỳ.

Số liệu từ năm 2002 đến năm 2008 cho thấy chi phí vốn huy động có xu hướng tăng lên: năm 2002 là 3,14%, năm 2003 là 5,55%, năm 2004 và 2005 có giảm xuống (4,36% và 4,95%) nhưng đến năm 2006 và 2007 lại tăng lên (năm 2006: 6,02%, năm 2007 và quý I/2008: 8,35%).

Bảng 2.8. Chi phí vốn huy động của PVFC

Đơn vị: triệu đồng. 2002 2003 2004 2005 2006 3/2008 Chi phí trả lãi 21.504 95.088 165.445 314.484 729.614 2.429.670 Tổng vốn huy động 684.309 1.712.304 3.793.512 6.348.983 12.112.248 29.075.555 Chi phí vốn 3,14% 5,55% 4,36% 4,95% 6,02% 8.35%

Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC

- Còn tiềm ẩn rủi ro cho các nguồn vốn huy động được.

Theo quy định của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có 05 nhóm nợ gồm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 2.9. Nợ cho vay của PVFC

Đơn vị: triệu đồng

Chất lượng nợ cho vay 31/12/2006 17/3/2008 30/9/2008

Nợ đủ tiêu chuẩn 2.463.553 10.743.057 16.458.380

Nợ cần chú ý 24.656 105.439 325.524

Nợ dưới tiêu chuẩn 11 474.943 183.585

Nợ nghi ngờ 3.745 326.780 134.328

Nợ có khả năng mất vốn 45.379 40.021 759.353

Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC Bên cạnh số nợ đủ tiêu chuẩn có tăng lên thì một vấn đề đáng quan tâm là nợ xấu (đặc biệt là nợ cần chú ý, nợ có khả năng mất vốn) có xu hướng tăng đột biến trong năm 2008, đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại trong bối cảnh nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, tình hình tài chính của tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng có khả năng rơi vào thua lỗ, đứng trước nguy cơ phá sản, sát nhập vào cuối năm 2008 và trong năm 2009.

Để bảo đảm an toàn, PVFC đã tiến hành dự phòng rủi ro với việc trích dự phòng chung với tỷ lệ 0,75% trên tổng dư nợ cho vay và ứng trước được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4 và 0,75% trên số dư các khoản bảo lãnh thư tín dụng và cam kết cho vay không hủy ngang. Trong năm 2008, PVFC đã trích lập dự phòng chung: quý I là 104.536 triệu đồng, quý II là 98.057 triệu đồng, quý III là 100.375 triệu đồng; dự phòng cụ thể: quý I là 145.779 triệu đồng, quý II là 91.246 triệu đồng, quý III là 77.167 triệu đồng. Tuy nhiên, số dự phòng này là quá nhỏ so với rủi ro tiềm ẩn do xuất phát từ bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Tóm lại, từ thực trạng và phân tích trên cho thấy: hiệu quả huy động vốn của PVFC chưa cao, cụ thể:

- Xu hướng tăng của nguồn vốn huy động chưa ổn định; - Chi phí vốn huy động có xu hướng tăng lên qua các thời kỳ; - Còn tiềm ẩn rủi ro cho các nguồn vốn huy động được.

2) Nguyên nhân chủ quan

- Hình thức huy động vốn chưa được đa dạng hóa.

PVFC là một tổ chức tín dụng, thuộc loại hình CTTC, vì vậy, phải tuân thủ theo quy định về huy động của một CTTC theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng , tức là chỉ được huy động vốn với thời hạn trên một năm. Hiện nay, hình thức huy động vốn cũng còn những hạn chế. Trong thời gian qua, PVFC đã tiến hành các hình thức huy động như phát hành trái phiếu vào tháng 6/2006, bán đấu giá cổ phần ra công chúng vào tháng 10/2007. Như vậy, các hình thức huy động dài hạn chưa được tăng cường thường xuyên. Các sản phẩm để góp phần đa dạng các kỳ hạn cũng còn chưa nhiều, việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng sản phẩm Ủy thác đầu tư không chỉ định, trả lãi linh hoạt cũng mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu.

- Chính sách lãi suất chưa linh hoạt.

Hiện nay, cơ chế lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng thay đổi rất nhanh theo sự điều hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, mặt khác, xuất phát từ chiến lược quản trị nguồn vốn của từng ngân hàng thương mại. Trong khi việc PVFC đi vay các tổ chức tín dụng với lãi suất được điều chỉnh phù hợp với thực tế, thì việc điều hành lãi suất huy động của PVFC dường như vẫn còn chưa được linh hoạt. Một thực tế chung đối với các tổ chức tín dụng cũng đang xảy ra ở PVFC là xu hướng giảm xuống của các khoản tiền gửi từ phía khách hàng, tổ chức tín dụng khác trong thời gian gần đây (hết tháng 9/2008, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác là 751.809 triệu

đồng trong khi số liệu này tháng 3/2008 là 5.555.100 triệu đồng, còn tiền gửi khách hàng mới giao động nhẹ); mặc dù điều này còn nằm trong dự báo của PVFC nhưng đây thực sự là một vấn đề cần lưu tâm trong bối cảnh việc quản trị dòng tiền vào-ra cần bảo đảm sự cân bằng ở mức cần thiết. Điều này đòi hỏi có sự cập nhật thường xuyên, bảo đảm cho chính sách lãi suất phù hợp với mặt bằng chung, có phần cạnh tranh, nhất là đối với các khách hàng truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay PVFC chưa có bộ phận riêng làm công tác dự báo như thành lập trung tâm nghiên cứu, dự báo tình hình hình biến động của Thế giới, những vấn đề liên quan hoạt động, đến vĩ mô và vi mô của đất nước, liên quan đến việc đưa ra quyết định điều hành lãi suất kịp thời của việc Huy động vốn và các quyết định khẩn cấp nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Tránh tình trạng bị động về nguồn vốn hoạt động, dòng tiền chu chuyển và gây bất ổn trong hoạt động đầu tư.

- Hoạt động quảng bá chưa tương xứng với thương hiệu của PVFC.

Mặc dù có lợi thế là một tổng công ty trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên có thể nói PVFC là một thương hiệu khá nổi tiếng. Ngoài ra, hiện PVFC còn có sự tham gia của cổ đông chiến lược là Morgan Stanley và dự kiến PVFC sau khi niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục kế hoạch niêm yết tại thị trường chứng khoán Singapore. Tuy nhiên, công tác quảng bá còn ở mức độ khiêm tốn, chưa tổ chức được các hình thức quảng bá đa dạng, chuyên nghiệp để chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết đầy tham vọng của mình (như tổ chức các hoạt động có sự tham gia của đại diện Morgan Stanley tại thị trường trong nước, có các hoạt động liên kết với các định chế tài chính, doanh nghiệp nổi tiếng trên thị trường chứng khoán Singapore,…). Mặt khác, chưa đẩy nhanh sự đồng bộ quảng bá thương hiệu tại các chi nhánh trên toàn quốc. Mặc dù đã tổ chức các khóa học về thương hiệu, văn hóa

doanh nghiệp nhưng nhận thức của tất cả các cán bộ Công ty về thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp còn yếu và xem nhẹ.

- Hệ thống màng lưới còn khiêm tốn.

Tính đến hết tháng 9/2008, PVFC có trụ sở chính tại Hà Nội và 09 chi nhánh (01 chi nhánh tại Hà Nội, 02 chi nhánh ở Tp. Hồ Chí Minh, 01 chi nhánh ở Đà Nẵng, 01 chi nhánh ở Tp. Hải Phòng, 01 chi nhánh ở Bà Rịa- Vũng Tàu, 01 chi nhánh ở Tp. Cần Thơ, 01 chi nhánh ở Nam Định, 01 chi nhánh ở Thanh Hóa). So sánh với tốc độ mở rộng các chi nhánh của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác thời gian gần đây, thì có thể thấy số lượng chi nhánh của PVFC còn ở một mức độ hết sức khiêm tốn. Mặt khác, các tổ chức tín dụng khác cũng tiếp tục đầu tư cho các chi nhánh về cơ sở vật chất khá tốt, mặt bằng rộng rãi, địa điểm thuận lợi, trụ sở khang trang,... cũng là những điểm cần lưu ý trong chiến lược phát triển màng lưới của PVFC.

- Chưa ứng dụng nhiều các công nghệ hiện đại trong các hoạt động nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp chưa có nhiều đổi mới.

Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển hiện nay, các tổ chức tín dụng (đặc biệt là các ngân hàng thương mại) ngày càng chú trọng vào việc đầu tư, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động của mình. Các dịch vụ giao dịch điện tử với giao diện thân thiện, các phần mềm quản lý, quản trị rủi ro,… được xây dựng và cập nhật thường xuyên, chính là một điểm mấu chốt góp phần tăng cường sự thu hút từ phía khách hàng, góp phần tăng cường quảng bá cho thương hiệu của tổ chức tín dụng. PVFC có thế mạnh là có cổ đông chiến lược là Morgan Stanley, tuy nhiên, cho đến nay, chưa tận dụng được lợi thế này để tăng cường học hỏi về việc ứng dụng công nghệ

hiện đại, thay đổi văn hóa quản trị doanh nghiệp cho phù hợp với chuẩn mức của quốc tế.

- Nguồn nhân lực còn yếu và thiếu.

Mặc dù tính đến thời điểm ngày 30/9/2008, số nhân viên của PVFC là 1.197 người nhưng nếu xét theo tiêu chí chất lượng, hiệu quả khi so sánh với nhiều tổ chức tín dụng khác thì đội ngũ nhân viên của PVFC vẫn còn có những hạn chế nhất định về năng lực, trình độ, văn hóa kinh doanh và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Hiện nay, rất nhiều các định chế tài chính khác có rất nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực, vì vậy, nếu các chính sách liên quan đến lương thưởng, đề bạt của PVFC không tiếp tục đổi mới thì nguy cơ thiếu hụt đội ngũ nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và am hiểu sâu về quản trị tài chính, là rất lớn. Việc chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần từ tháng 3/2008 đòi hỏi PVFC phải có chính sách mạnh hơn để tạo động lực làm việc, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho mục tiêu phát triển của PVFC là hết sức cần thiết.

Sau khi góp vốn thành lập các công ty thành viên, cần lượng nhân lực thực sự có năng lực để đứng ra quản lý nguồn vốn tham gia, tổ chức điều hành và tuyển dụng những người trình độ cao giữ chức vụ trong các công ty thành viên một cách hiệu quả nhất, đúng người, đúng việc. Tình trạng nhân lực do quen biết, không đủ khả năng được đưa vào hiện nay không phải là ít làm giảm năng suất hoạt động của công ty.

3) Nguyên nhân khách quan

- Sự cạnh tranh ngày càng tăng từ phía các tổ chức tín dụng khác. Trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại và công ty tài chính được thành lập mới tăng lên cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các

tổ chức tín dụng đã có từ trước khiến cho hoạt động huy động vốn ngày càng trở nên khó khăn.

- Việc thu hút vốn của khách hàng chịu sự tác động lớn bởi việc đầu tư (chủ yếu là đầu cơ) vào các thị trường chứng khoán, bất động sản và vàng.

- Trong mấy năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát tiếp tục tiềm ẩn ở mức cao, vì vậy, gây tâm lý bất ổn của người dân về sự trượt giá của đồng tiền, có thể dẫn đến việc người dân có thể chuyển sang dạng cất trữ khác như chuyển sang ngoại tệ mạnh như USD. Mặt khác, thói quen sử dụng tiền mặt trong người dân còn rất lớn cũng ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi vào các định chế tài chính.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PVFC 3.1. Định hướng phát triển của PVFC

3.1.1. Định hướng phát triển của PVFC

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, PVFC đã từng bước khẳng định vị trí là một định chế tài chính phi ngân hàng và là công cụ tài chính của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, vừa thực hiện chức năng thu xếp vốn cho đầu tư phát triển ngành vừa thực hiện chức năng kinh doanh vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.

Để thực sự trở thành công cụ tài chính, là cầu nối thị trường vốn với Tập đoàn Dầu khí và phát triển cùng hệ thống các định chế tài chính ngân hàng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập đòi hỏi PVFC phải sớm xây dựng cho mình định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn làm kim chỉ nam trong mọi hoạt động của Công ty gắn với mục tiêu xây dựng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam thành một Tập đoàn Công nghiệp – Thương mại –

Tài chính vững mạnh.

Chiến lược phát triển của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí.

Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí

Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí) với nhiệm vụ chính sau:

Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu

khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí.

Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập

đoàn.

Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị

trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam.

Với mục tiêu là xây dựng PVFC trở thành định chế đầu tư tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí - Định chế đầu tư tài chính hàng đầu ở Việt Nam.

Dựa vào nền tảng tài chính và nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng của Tập đoàn Dầu khí, chính sách hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, PVFC phải được xây dựng thành một định chế đầu tư tài chính mạnh cả về quy mô vốn, công nghệ ngân hàng, khả năng hợp tác và hội nhập với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế; một mặt để tạo lập vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí, mặt khác nâng cao vị thế để cùng hợp tác với các định chế tài chính Việt Nam trong hội nhập kinh tế.

3.1.2. Định hướng chiến lược huy động vốn của PVFC

PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm dịch vụ tài chính để phục vụ nhu cầu đầu tư và quản trị vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế mạnh của Công ty và lợi thế của ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu từ năm 2015 PVFC cung cấp các sản phẩm

dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các CTTC hiện đại của các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm dịch vụ theo ba hướng:

 Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác;

 Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị: PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) vnecon vn forum (Trang 63)

w