Giới thiệu chung về PVFC

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) vnecon vn forum (Trang 42)

2.1.1. Khái quát

Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng chính phủ.

Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 12 năm 2000 theo Giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành kèm theo Quyết định số 456/2000/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp.

Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, PVFC thành viên 100% vốn của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam lúc bây giờ, ra đời với phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”. Việc thành lập PVFC là một dấu mốc quan trọng, một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng Dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21.

Ngay từ khi ra đời, Công ty đã nhanh chóng hội nhập vào cộng đồng Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Công ty xác định hợp tác chặt chẽ, chân thành với các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm

bảo nguồn vốn cho các dự án của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam - Yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của Công ty.

Các sự kiện lớn của PVFC:

• Ngày 30/ 3/2000: Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP về việc thành lập PVFC.

• Ngày 1/10/2000: PVFC chính thức đặt trụ sở hoạt động đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên - Hà Nội và Khai trương hoạt động phòng giao dịch số 10 (và lấy ngày 1/10 làm ngày hội văn hóa của Tổng Công ty).

• Khởi đầu thành lập, vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Ngày 14/2/2007: PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Công ty.

• Trong 7 năm thành lập và hoạt động, PVFC đã nhận nhiều bằng khen, thương hiệu mạnh, giải thưởng lớn, huân huy chương của Đảng và Nhà nước trao tặng cho tập thể và Lãnh đạo của Công ty.

• Tháng 10 năm 2007, Tổng PVFC chính thức bán đấu giá 59.638.900 cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng.

• Ngày 18/3/2008: Chính thức ra mắt Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam và công bố cổ đông chiến lược nước ngoài. PVFC chính thức chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty với vốn điều lệ là 5.000 tỷ VNĐ, trong đó Mogan Stanley trở thành cổ đông chiến lược nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC.

Sau 8 năm thành lập và phát triển, PVFC đã phát triển mạng lưới ngoài Hà nội và TP.Hồ Chí Minh, PVFC đã thành lập 09 chi nhánh tại các tỉnh/thành phố lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thanh Hóa,… có 13 phòng giao dịch và các đơn vị thành viên mới thành lập như:

Bảng 2.1. Các đơn vị thành viên của PVFC

STT Tên Công ty Vốn

Điều lệ Tỷ lệ PVFC nắm giữ

1

Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí (PVFC Invest) ĐKKD số: 0103017832 ngày 7/6/2007 do Sở KHĐT Hà Nội cấp 500 tỷ đồng 49% Trong đó: Vốn PVFC: 11%; Vốn Uỷ thác của CBCNV: 38% 2 Công ty CP Bất động sản Tài chính Dầu khí (PVFC Land) ĐKKD số: 0103017950 ngày 15/06/2007 do Sở KHĐT Hà Nội cấp 500 tỷ đồng 49% Trong đó: Vốn PVFC: 11%; Vốn Uỷ thác của CBCNV: 38%

3 Công ty CP Quản lý quỹ Tài chính Dầu khí (PVFC Capital)

100 tỷ đồng

11% vốn điều lệ

4 Công ty CP Truyền thông Tài chính Dầu khí (PVFC Media) Đăng ký kinh doanh: 0103018501 ngày 19/7/2007 do Sở KHĐT Hà Nội cấp 100 tỷ đồng 11% vốn điều lệ Nguồn: www.pvfc.com.vn 1) Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVFC đến thời điểm hiện nay là: Hội đồng Quản trị; Ban Kiểm soát ; Ban TGĐ và các phòng ban phân theo 2 khối là:

Khối quản lý: gồm 10 phòng, ban, có chức năng Tham mưu và giúp

TGĐ chỉ đạo công tác hoạch định kế hoạch và thị trường, công tác nhân sự, công tác tài chính kế toán, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư, thẩm định dự án (Phòng Kế hoạch & Thị trường; Phòng Tổ chức nhân sự & Tiền lương; Phòng Kế toán; Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ; Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư; Văn phòng; Phòng Hành

chính quản trị; Phòng Thẩm định độc lập; Trung tâm Thông tin & Công nghệ tin học; Trung tâm đào tạo).

Khối kinh doanh: gồm 06 phòng ban, có chức năng kinh doanh, tham

mưu và giúp TGĐ Công ty trong công tác đầu tư, quản lý dòng tiền, dịch vụ tài chính, quản lý vốn ủy thác đầu tư, thu xếp vốn và tín dụng Phòng Thu xếp vốn & Tín dụng doanh nghiệp; Phòng Quản lý dòng tiền; Phòng Dịch vụ tài chính; Phòng Đầu tư; Phòng Quản lý vốn ủy thác đầu tư; Phòng Giao dịch Trung tâm Láng Hạ.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam

 Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

 Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành;

 Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế;

 Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Cho vay:

 Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

 Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác;

 Cho vay theo tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.

Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác:

 Được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân;

 Được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác với các tổ chức tín dụng khác.

Bảo lãnh: Được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của

mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của PVFC phải được theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NHNN;

Được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Mở tài khoản:

 PVFC được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty tài chính đặt trụ sở chính và ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép;

 PVFC có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước;

Dịch vụ ngân quỹ: Được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt

cho khách hàng;

Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác; Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng;

Tham gia thị trường tiền tệ;

Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;

Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng;

Mua bán ngoại tệ với khách hàng, cụ thể:

(a) Mua ngoại tệ từ Tổng công ty Dầu khí, các Doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng công ty Dầu khí và các khách hàng có quan hệ tín dụng từ các nguồn thu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đối tượng này; (b) Bán ngoại tệ cho các đối tượng nêu tại điểm (a) để phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của họ;

(c) Mua ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đối tượng nêu tại điểm (a) và hoạt động của PVFC;

(d) Bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn tiền đồng Việt Nam đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các đối tượng nêu tại điểm (a) và hoạt động của PVFC;

(e )Thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ;

Được thực hiện hoạt động bao thanh toán trong nước; Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng;

 Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các Doanh nghiệp;

 Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác.

3) Thị trường hoạt động của Công ty đã mở rộng khắp tại các khu vực

kinh tế trọng điểm của đất nước và khu vực có hoạt đồng dầu khí như Hà Nội, Tp.HCM, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Thanh hóa…

4) Khách hàng và đối tác đa dạng bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia

Việt Nam: Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn là các khách hàng chủ yếu của Công ty; Các tổ chức tài chính ngân hàng: PVFC đã có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các tổ chức tài chính ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, Công ty Tài chính, Công ty chứng khoán, các Quỹ đầu tư…. ; Các tổ chức kinh tế: Ngoài các đơn vị trong Tập đoàn, PVFC đã mở rộng đối tác khách hàng ra các tổ chức kinh tế ngoài ngành. Hiện nay PVFC đã ký thoả thuận hợp tác với nhiều doanh nghiệp và tổ chức kinh tế lớn như: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Bạch Đằng, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị…; Các cá nhân trong và ngoài ngành: Hiện nay PVFC đã triển khai rộng rãi các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân như huy động tiền gửi có kỳ hạn, uỷ thác quản lý vốn cá nhân, cho vay cá nhân, uỷ thác đầu tư…

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại PVFC

1) Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động huy động vốn, PVFC xác định mục tiêu xuyên suốt là “bảo đảm tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đặc biệt là vốn trung và dài hạn”. Các nguồn vốn huy động của PVFC tiếp tục được được đa dạng hóa, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tập đoàn Tài chính và các đơn vị thành viên thông qua tài khaỏn trung tâm của Tập đoàn. Ngoài ra, PVFC cũng đã đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước với chủ trương là tối đa hóa hạn mức tín dụng tại các ngân hàng

thương mại và các tổ chức tài chính Việt Nam, tăng cường nguồn bổ sung từ các tổ chức tài chính quốc tế.

Các hình thức huy động vốn hiện đang được PVFC triển khai gồm: huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; ủy thác quản lý vốn và quản lý dòng tiền; nhận ủy thác đầu tư, nhận ủy thác quản lý vốn, huy động từ ủy thác của Chính phủ, Bộ Tài chính; quản lý vốn cho Tập đoàn Dầu khí và một số Tập đoàn kinh tế khác, vốn lưu động của các đơn vị thành viên Tập đoàn Dầu khí; huy động từ các tổ chức tài chính khác như bảo hiểm, quỹ đầu tư,… Việc sử dụng thị trường chứng khoán và huy động vốn qua phát hành trái phiéu công ty được coi là kênh chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, PVFC còn tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành dầu khí thông qua việc PVFC là đơn vị nhận ủy thác trung chuyển.

Bảng 2.2. Hoạt động huy động vốn của PVFC

Đơn vị: triệu đồng

Huy động vốn 2002 2003 2004 2005 2006 3/2008 9/2008

Tiền gửi, tiền vay từ tổ chức

tín dụng khác

185.319 769.368 1.510.386 2.630.160 4.644.646 6.963.201 6.268.149

Tiền gửi của khách hàng 31.665 139.036 140.520 109.476 296.333 130.168 276.043 Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 467.325 803.900 2.142.606 3.609.347 6.506.054 19.791.792 25.879.792 Phát hành giấy tờ có giá - - - - 665.215 2.190.394 2.200.390 Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC

Hoạt động cho vay của PVFC gồm các hình thức như cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước; cho vay các tổ chức tín dụng khác; cho vay chiết khấu giấy tờ có giá; cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư.

Bảng 2.3. Hoạt động cho vay của PVFC

Đơn vị: triệu đồng Hoạt động cho vay 2002 2003 2004 2005 2006 3/2008 9/2008 Tổ chức kinh tế, cá nhân 454.056 152.744 140.520 109.476 2.429.924 11.605.681 14.928.111 Các tổ chức tín dụng khác 207.083 1.020.623 416.472 1.154.400 1.635.508 261.000 720.000 Chiết khấu giấy tờ có giá 17.211 18.782 62.383 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 467.325 803.900 2.142.606 3.609.347 27.120 65.779 2.870.677

Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC Hoạt động tín dụng của PVFC có sự tăng trưởng tốt. Cơ cấu cho vay của PVFC thay đổi theo từng năm, trong vòng 3 năm gần đây, việc cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư có giảm xuống năm 2006 và 2007 nhưng đã tăng trở lại năm 2008, đã giúp cho khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau khoản cho vay đối với tổ chức kinh tế, cá nhân. Việc cho vay bằng chiết khấu giấy tờ có giá diễn ra trong 3 năm qua và có phần tăng mạnh trong năm 2008. Việc cho vay các tổ chức tín dụng khác có sự giảm sút do các tổ chức tín dụng nhìn

chung giảm nhu cầu vay. Việc cho vay đối với tổ chức, cá nhân trong nước tăng trưởng khá cao.

3) Hoạt động đầu tư, hợp tác đầu tư và thu xếp vốn

Từ ngày đầu thành lập, PVFC xác định hoạt động đầu tư, hợp tác đầu tư, thu xếp vốn là các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn đưa lại doanh số lớn.

Thu xếp vốn và tài trợ tài chính các dự án. PVFC duy trì và tiếp tục

thu xếp thành công vốn cho tất cả các dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác của PVFC. PVFC sẽ mở rộng mạng lưới dịch vụ, phối hợp, hợp tác với nhiều các định chế trong và ngoài nước cũng như kết hợp xác định chiến lược về nhân sự để triển khai ngày càng có chất lượng, khẳng định vị thế tài chính của PVFC trong lĩnh vực tài trợ dự án.

Đồng thời, với chủ trương hướng tới cung cấp các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, PVFC sẽ nghiên cứu, kết hợp các phần dịch vụ riêng lẻ trở thành

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) vnecon vn forum (Trang 42)