Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) vnecon vn forum (Trang 39)

1) Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế mặt dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng thu nhập quốc dân bình quân đầu người vẫn còn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn

chưa thực sự tin tưởng khi gửi tiền tiết kiệm. Yếu tố giá cả gia tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt ta thấy trong đầu năm 2008, gây ra tâm lý e ngại gửi tiền VND vào hệ thống tài chính, dẫn đến việc người dân, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác như vàng, bất động sản, USD, chứng khoán…

Việc huy động vốn trong nước bằng việc thực hiện cổ phần hóa theo chỉ đạo của Nhà nước còn chậm, thị trường chứng khoán còn ở trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ bé, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển.

2) Môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị, pháp luật ổn định gây tâm lý tin tưởng vào việc điều hành của Nhà nước, dẫn đến việc các nhà đầu tư, dân cư sẽ gửi tiền vào các ngân hàng và CTTC. Tuy nhiên về pháp luật có nhiều sửa đổi trong năm vừa qua nhưng nhìn chung hệ thống pháp luật còn khá phức tạp với nhiều cấp độ khác nhau: Luật, Pháp lệnh, Nghị Định, Thông tư. Việc hướng dẫn tạo ra độ trễ khá lớn về mặt thời gian từ khi văn bản pháp luật đó có hiệu lực đến khi nó được áp dụng vào cuộc sống.

3) Môi trường kỹ thuật-công nghệ

Tuy đã có những phát triển về công nghệ ứng dụng, các công ty tài chính và ngân hàng đã lựa chọn đúng hướng đầu tư công nghệ, nên có những cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng hoạt động rất hiệu quả. Nhưng nhìn chung, công nghệ vẫn tồn tại những khó khăn, vứng mắc làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn nghiệp vụ, đưa uy tín của tổ chức xuống, đồng thời giảm việc tin tưởng của dân cư vào tổ chức đó. Những khó khăn như: sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ, hiệu quả phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý, xử lý chậm và quản trị dữ liệu không cao, không phù hợp với

việc phát triển hiện nay làm ảnh hưởng đến việc huy động vốn. Bên cạnh đó là sự phát triển manh mún, thiếu đồng bộ và những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công nghệ được mời về làm tại công ty.

4) Môi trường cạnh tranh

Việc cạnh tranh nguồn vốn giữa các CTTC, các ngân hàng diễn ra rất gay gắt và mạnh mẽ trong những năm qua. Các CTTC không chỉ đối mặt với các đối thủ như ngân hàng mà phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư vàng ….. cạnh tranh nhau bằng rất nhiều hình thức, tính chất tiếp thị ngày càng tinh vi hơn, quyết liệt hơn, với những biểu hiện rõ nét là các chính sách khách hàng, các phòng ban được thành lập liên quan đến việc tạo lập nguồn vốn, phát triển thị trường, mạng lưới hoạt động ngày một mở rộng tại các địa bàn trọng điểm kinh tế.

Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt nhất là về nguồn vốn là các trung tâm kinh tế-xã hội. Sự cạnh tranh tại những khu vực này rất phức tạp đòi hỏi các CTTC và các ngân hàng phải đưa ra nhiều hình thức khuyến mại, chăm sóc khách hàng, kể cả tiếp thị tại nhà. Đây là điều thấy dẽ dàng thấy nhất tại thời điểm đầu năm 2008 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn của lạm pháp tăng cao.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PVFC

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) vnecon vn forum (Trang 39)