6. Kết cấu của khóa luận
3.2.3. Giải pháp cụ thể trong các doanh nghiệp nhà nƣớc
3.2.3.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nƣớc
Điều tra cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Trên cơ sở đó, tiến hành phân định trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng để có chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
57
Cải tiến nội dung đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới hoạt động kinh doanh, tiến bộ khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Kiến thức cần thiết trang bị cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc hiện nay là phƣơng pháp thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định; phƣơng pháp dự báo tƣơng lai và xu hƣớng phát triển kinh tế của Việt Nam và quốc tế; phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phƣơng pháp xử lý tình huống và kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý hiện đại. Theo phƣơng thức này, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc chủ yếu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đó là những kiến thức và kỹ năng cơ bản và trực tiếp liên quan đến quá trình tổ chức và điều hành hoạt động doanh nghiệp.
Mở rộng đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng và áp dụng các phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng linh hoạt không chỉ ở cấp lãnh đạo mà ngay cả những công nhân làm việc cũng cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ: hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ (giám đốc, công nhân), tham quan khảo sát kinh nghiệm của các doanh nghiệp tiên tiến trong nƣớc và ngoài nƣớc (kể cả cử đi thực tập, đào tạo ở nƣớc ngoài). Mặt khác, cần tiến hành luân chuyển những giám đốc các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nƣớc sang làm giám đốc doanh nghiệp nhà nƣớc để bổ sung kinh nghiệm quản lý từ khu vực tƣ cho khu vực kinh tế nhà nƣớc.
Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức, năng lực của các cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn việc cổ phần hóa tiến hành nhanh chóng thì ngƣời đứng đầu doanh nghiệp phải hiểu rõ ý nghĩa của việc cổ phần hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay của đất nƣớc cũng nhƣ nắm rõ đƣợc quan điểm, phƣơng hƣớng chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay.. từ đó thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng quá trình cổ phần hóa. Trong thông điệp đầu năm của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng, ông đã nêu cao quyết tâm đánh vào những lãnh đạo chậm tiến hành cổ
58
phần hóa. “Phải sốc lại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc”, “doanh nghiệp nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phƣơng mời họ làm việc khác, chƣa nói đến kiểm điểm nặng nề nhƣng tuyệt đối không đề bạt cao hơn”
3.2.3.2.Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong quá trình đổi mới, phát triển DNNN.
Cần gắn quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ, về việc truy cứu trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan tới việc đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng.
Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tƣợng tham nhũng, tăng cƣờng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN thông qua các chỉ tiêu nhƣ: doanh thu và thu nhập so với năm trƣớc; lợi nhuận trƣớc thuế và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; tình hình thực hiện việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Trên cơ sở đó đánh giá, xếp loại doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác để việc cổ phần hóa trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Ở chƣơng 1 và chƣơng 2 đã giải quyết đƣợc hai câu hỏi lớn đặt ra ở đầu bài khóa luận và đến chƣơng 3 đã giúp chúng ta giải quyết đƣợc câu hỏi cuối cùng là cần làm gì để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc trong bối cảnh hiện nay?
59
KẾT LUẬN
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc là một trong những giải pháp cơ bản và quan trọng của quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN nói riêng và cải cách thể chế nói chung. Trong những năm qua, kết quả hoạt động của các DNNN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣng lại chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, tiềm lực sẵn có của nó. Khi nền kinh tế chuyển sang thời kỳ hội nhập KTQT một cách sâu rộng thì DNNN lại càng bộc lộ những yếu kém trong sản xuất kinh doanh cũng nhƣ năng lực quản lý của mình.
Với việc mở cửa thị trƣờng, giao lƣu hợp tác quốc tế nhằm thu hút các tiềm lực bên ngoài về vốn đầu tƣ, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm tổ chức sản xuất để phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Song muốn thực hiện điều đó thì bản thân nền kinh tế trong nƣớc phải có sự chuẩn bị kỹ càng, cải tổ nền kinh tế, đặc biệt là cải cách DNNN để có thể tiếp nhận nguồn lực mới, hiện đại trên thế giới. Việc sắp xếp lại DNNN theo hƣớng cổ phần hóa mà Nhà nƣớc chỉ nắm giữ cổ phần chi phối một số lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa chính trị.. không chỉ là giải pháp củng cố, đổi mới và phát triển DNNN, mà còn là giải pháp nhằm cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, phát triển đất nƣớc.
Việc thực hiện thành công cổ phần hóa các DNNN đạt đƣợc các mục tiêu: Huy động vốn của toàn xã hội cả trong và ngoài nƣớc để thúc đẩy DNNN kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nƣớc, đổi mới công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, hoàn thành chính sách làm chủ doanh nghiệp của ngƣời lao động, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Trong điều kiện Việt Nam chủ động và tích cực hội nhập KTQT cũng nhƣ chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu thì cổ phần hóa các DNNN nhƣ là chiến lƣợc vận hành cần đƣợc thực hiện để phù hợp với vai trò và vị trí của nó cũng nhƣ bối cảnh cạnh tranh quốc tế.
Việc tổ chức thực hiện các giải pháp cần đƣợc điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình luôn biến động trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu
60
rộng. Bên cạnh đó, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần phải thƣờng xuyên nghiên cứu, bằng một cơ cấu tổ chức đủ mạnh góp phần cải cách các DNNN và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Khóa luận đã nêu rõ về cơ sở lý luận, thực trạng quá trình cổ phần hóa từ những năm 1992 đến nay, chỉ rõ những mặt đã đạt đƣợc và những mặt còn hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp, bao quát rộng của đề tài, đề cập đến vấn đề lớn của nền kinh tế, bên cạnh đó, cùng với kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân nên những nghiên cứu trên đây còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự góp ý, nhận xét của các thầy cô trong Khoa Kế hoạch phát triển nói riêng và trong Học viện Chính sách và Phát triển nói chung.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê 2011 2. Niên giám thống kê 2012
3. Tạp chí kinh tế thế giới số 6/1992 4. Tổng cục thống kê