Quan điểm và phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc ta trong vấn đề cổ phần

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 59)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc ta trong vấn đề cổ phần

3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về việc cổ phần hóa

Hiện nay, chủ trƣơng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta là tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, và mục tiêu mà Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đề ra trong năm 2015, ông khẳng định: “ Phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành kinh doanh chính và thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 trên tổng số 1.069 doanh nghiệp nhà nƣớc.”

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc phải thực hiện trên cả phƣơng diện vĩ mô ( điều chỉnh lại chính sách, khung pháp lý, phân bổ lại nguồn lực cơ cấu sở hữu, quản lý của khu vực) và cả phƣơng diện vi mô ( điều chỉnh lại việc sở hữu, mô hình doanh nghiệp, cơ chế hoạt động, phƣơng thức quản trị, bố trí lại nguồn lực ở từng tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nƣớc ), đồng thời gắn với tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trƣởng và ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2015-2020.

Trong những năm tới đây, cần phải cổ phần hóa nhiều các tập đoàn và các Tổng công ty Nhà nƣớc. Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu quyết tâm đánh vào những lãnh đạo chậm tiến hành cổ phần hóa. Theo Thủ tƣớng “DN nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phƣơng mời họ làm việc khác, chƣa nói đến kiểm điểm nặng nề nhƣng tuyệt đối không đề bạt cao hơn”.

Có thể thấy Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ Việt Nam có quyết tâm rất cao trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc nói riêng và cải cách kinh tế nói chung trong những năm sắp tới của Việt Nam.

53

Việc thực hiện những quan điểm trên của Đảng và Nhà nƣớc ta không phải là dễ vì nó liên quan đến lợi ích của rất nhiều ngƣời.Vì vậy, để thực hiện đƣợc những mục tiêu này cần phải có những giải pháp song song để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa sắp tới, hoàn thành mục tiêu đề ra.

3.1.2. Phương hướng tiếp tục cổ phần hóa

Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trong những năm tiếp theo, đặc biệt chú trọng việc cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nƣớc theo hƣớng giảm số lƣợng các doanh nghiệp nhà nƣớccũng nhƣ giảm vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp, thu hút các nhà đầu tƣ chiến lƣợc tƣ nhân lớn ở trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ vào DNNN.

Đổi mới phƣơng thức hoạt động cũng nhƣ bộ máy quản lý ở các doanh nghiệp nhà nƣớctheo mô hình công ty cổ phần. Thực hiện việc công khai, minh bạch hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớcđể đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ giải quyết sự trì trệ, chậm phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Hoàn thành chƣơng trình cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn tiếp theo 2015-2020.

Nhiệm vụ chung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớcđến năm 2015 đƣợc xác định là kiên quyết thực hiện tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tƣ ngoài ngành và bán phần vốn Nhà nƣớc không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trƣờng. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.

3.2. Các giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc nhà nƣớc

3.2.1. Giải pháp chung nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

Đầu tiên, Nhà nƣớc phải thiết lập một kênh thông tin hiệu quả giữa các ngành, địa phƣơng, giữa khối doanh nghiệp với các nhà hoạch định chính sách.

54

Tăng cƣờng tuyên truyền phổ biến các kiến thức cơ bản và lợi ích của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc trên các phƣơng diện thông tin đại chúng để mọi đối tƣợng trong xã hội hiểu đƣợc ý nghĩa, mục đích của cổ phần hóa.

Củng cố, chấn chỉnh lại bộ máy giúp việc cho công tác cổ phần hóatừ trung ƣơng đến địa phƣơng, chú trọng đến năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ trong bộ máy.

Nhà nƣớc cần phải chuẩn bị một nguồn tài chính đủ mạnh để giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan đến chƣơng trình cổ phần hóa.

Nhà nƣớc phải quy định cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xử lý các vƣớng mắc trong doanh nghiệp để tạo điều kiện cho cán bộ các cấp ngành có thể giải quyết nhanh chóng các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cổ phần hóa ở từng doanh nghiệp.

Đặc biệt là phải làm sao xóa bỏ đƣợc nạn tham nhũng hiện nay ở các địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc chung để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ đối với doanh nghiệp từ đó đƣa doanh nghiệp phát triển đi lên.

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa phần hóa

3.2.2.1. Hệ thống hóa các qui định về Cổ phần hóa, nâng lên thành hệ thống Luật Cổ phần hóa.

Trải qua gần 20 năm triển khai lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc khi hội nhập KTQT, sau 7 Nghị định của Chính phủ về vấn đề này, Chính phủ đã phần nào hƣớng dẫn các DNNN thực hiện công việc của mình, và Nghị định mới sửa đổi đã thay thế đƣợc các Nghị định cũ. Giống nhƣ hoạt động đầu tƣ, hoạt động xây dựng nên chăng Nhà nƣớc cũng nên luật hoá các qui định về cổ phần hóa, sớm ban hành về Luật Cổ phần hóa. Hệ thống hóa các Nghị định, Thông tƣ thành văn bản Luật Cổ phần hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp có một hƣớng nhìn thấu đáo hơn về cổ phần hóa. Tạo tâm lý an tâm không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả các nhà đầu tƣ trong và ngoài

55

nƣớc. Trong khi hoàn thiện các cơ chế, chính sách, từng bƣớc tiến tới luật hóa các hƣớng dẫn của Nhà nƣớc để đẩy nhanh quá trình đổi mới, sắp xếp DNNN, đặc biệt là tiến trình cổ phần hóa DNNN, Nhà nƣớc cần chú ý tới yếu tố công khai, minh bạch mọi thông tin trƣớc khi bán cổ phần.

3.2.2.2. Giải pháp thu hút nhà đầu tƣ chiến lƣợc

Chọn lựa một nhà đầu tƣ chiến lƣợc thích hợp không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn mới mà quan trọng hơn là hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao công tác quản trị, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trƣờng. Theo đó, việc cổ phần hóaDNNN nên theo phƣơng thức mới: doanh nghiệp tiến hành đàm phán cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc trƣớc, sau đó sẽ bán cho cán bộ công nhân viên, rồi chuyển thành công ty cổ phần. Sau khi hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, doanh nghiệp mới tiến hành bán cổ phần ra công chúng. Đặc biệt, việc đàm phán bán cổ phần cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc sẽ theo nguyên tắc thỏa thuận, dựa trên những yêu cầu của cả 2 bên.

3.2.2.3. Giải pháp giải quyết chính sách đối với ngƣời lao động

Nhiều DNNN vì chƣa biết bố trí cán bộ đi đâu nên không dám mạnh tay tiến hành cổ phần hóa. Để giải quyết vấn đề này, trƣớc mắt cần coi cán bộ quản lý DNNN nhƣ là những ngƣời hành nghề chuyên môn, đã là hành nghề chuyên môn thì sẽ đƣợc doanh nghiệp bù đắp bằng lƣơng bổng hàng tháng. Khi doanh nghiệp cần tái cơ cấu, nếu các cán bộ quản lý doanh nghiệp đảm bảo đủ khả năng và uy tín thì sẽ đƣợc chính cổ đông bầu vào chức vụ mới ở công ty cổ phần (cổ đông sẽ chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của mình). Khi không còn đủ năng lực và uy tín (năng lực, trình độ không còn phù hợp với cơ chế mới) thì họ cũng phải đƣợc xem xét nhƣ các lao động dƣ dôi khác.

Đối với các công nhân trong doanh nghiệp cần có những chính sách phù hợp để tránh việc sau khi cổ phần hóa sẽ có một lƣợng lớn lao động thất nghiệp. Cụ thể, tiếp tục sử dụng những công nhân có tay nghề tốt, chuyên môn cao; tổ chức đào tạo bồi dƣỡng những công nhân có tay nghề thấp chƣa có chuyên môn ( có thể thu một phần phí đào tạo hoặc không thu).

56

3.2.2.4 Giải pháp về việc giải quyết các vấn đề đất đai, công nợ

Để giải quyết khó khăn về vấn đề đất đai, Chính phủ cần yêu cầu các bộ, địa phƣơng, tập đoàn phải công bố công khai lộ trình và danh sách các DNNN thực hiện cổ phần hóa hàng năm, làm cơ sở cho các cơ quan xây dựng lộ trình triển khai phê duyệt phƣơng án sắp xếp nhà đất theo quy định. Về vấn đề đối chiếu công nợ, Chính phủ vẫn nên yêu cầu DNNN cổ phần hóa thực hiện đối chiếu toàn bộ các khoản công nợ phải thu, phải trả đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để phản ánh đúng đầy đủ và kịp thời toàn bộ giá trị doanh nghiệp.

3.2.2.5.Hoàn thiện, phát triển các yếu tố của kinh tế hội nhập, nhất là thị trƣờng chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán là một kênh thu hút vốn quan trọng từ xã hội để đầu tƣ phát triển các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất thiếu vốn, đặc biệt là đứng trƣớc nhu cầu đầu tƣ để hiện đại hóa công nghệ sản xuất, Việt Nam không nên bỏ qua kênh tạo vốn ngày càng có ý nghĩa quan trọng này.

+ Phải duy trì tốc độ kinh tế cao của cả nƣớc, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái.

+ Tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng hàng hóa cho thị trƣờng chứng khoán để huy động vốn rộng rãi hơn và bán đƣợc giá cao hơn.

+ Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cho thị trƣờng chứng khoán. + Coi trọng việc đào tạo cán bộ nhân viên cho thị trƣờng chứng khoán.

3.2.3. Giải pháp cụ thể trong các doanh nghiệp nhà nƣớc

3.2.3.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nƣớc

Điều tra cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Trên cơ sở đó, tiến hành phân định trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng để có chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.

57

Cải tiến nội dung đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới hoạt động kinh doanh, tiến bộ khoa học công nghệ và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Kiến thức cần thiết trang bị cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc hiện nay là phƣơng pháp thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định; phƣơng pháp dự báo tƣơng lai và xu hƣớng phát triển kinh tế của Việt Nam và quốc tế; phƣơng pháp hoạch định chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phƣơng pháp xử lý tình huống và kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý hiện đại. Theo phƣơng thức này, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc chủ yếu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đó là những kiến thức và kỹ năng cơ bản và trực tiếp liên quan đến quá trình tổ chức và điều hành hoạt động doanh nghiệp.

Mở rộng đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng và áp dụng các phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng linh hoạt không chỉ ở cấp lãnh đạo mà ngay cả những công nhân làm việc cũng cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhƣ: hội thảo, sinh hoạt câu lạc bộ (giám đốc, công nhân), tham quan khảo sát kinh nghiệm của các doanh nghiệp tiên tiến trong nƣớc và ngoài nƣớc (kể cả cử đi thực tập, đào tạo ở nƣớc ngoài). Mặt khác, cần tiến hành luân chuyển những giám đốc các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nƣớc sang làm giám đốc doanh nghiệp nhà nƣớc để bổ sung kinh nghiệm quản lý từ khu vực tƣ cho khu vực kinh tế nhà nƣớc.

Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức, năng lực của các cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn việc cổ phần hóa tiến hành nhanh chóng thì ngƣời đứng đầu doanh nghiệp phải hiểu rõ ý nghĩa của việc cổ phần hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay của đất nƣớc cũng nhƣ nắm rõ đƣợc quan điểm, phƣơng hƣớng chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay.. từ đó thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng quá trình cổ phần hóa. Trong thông điệp đầu năm của Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng, ông đã nêu cao quyết tâm đánh vào những lãnh đạo chậm tiến hành cổ

58

phần hóa. “Phải sốc lại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc”, “doanh nghiệp nào không thông, chần chừ thì bộ, địa phƣơng mời họ làm việc khác, chƣa nói đến kiểm điểm nặng nề nhƣng tuyệt đối không đề bạt cao hơn”

3.2.3.2.Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong quá trình đổi mới, phát triển DNNN.

Cần gắn quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ, về việc truy cứu trách nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có liên quan tới việc đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc để xảy ra tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng.

Tăng cƣờng kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tƣợng tham nhũng, tăng cƣờng giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN thông qua các chỉ tiêu nhƣ: doanh thu và thu nhập so với năm trƣớc; lợi nhuận trƣớc thuế và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; tình hình thực hiện việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Trên cơ sở đó đánh giá, xếp loại doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác để việc cổ phần hóa trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Ở chƣơng 1 và chƣơng 2 đã giải quyết đƣợc hai câu hỏi lớn đặt ra ở đầu bài khóa luận và đến chƣơng 3 đã giúp chúng ta giải quyết đƣợc câu hỏi cuối cùng là cần làm gì để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc trong bối cảnh hiện nay?

59

KẾT LUẬN

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc là một trong những giải pháp cơ bản và quan trọng của quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN nói riêng và cải cách thể chế nói chung. Trong những năm qua, kết quả hoạt động của các DNNN đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣng lại chƣa tƣơng xứng với yêu cầu, tiềm lực sẵn có của nó. Khi nền kinh tế chuyển sang thời kỳ hội nhập KTQT một cách sâu rộng thì DNNN lại càng bộc lộ những yếu kém trong sản xuất kinh doanh cũng nhƣ năng lực quản lý của mình.

Với việc mở cửa thị trƣờng, giao lƣu hợp tác quốc tế nhằm thu hút các tiềm lực bên ngoài về vốn đầu tƣ, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm tổ chức sản xuất để phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Song muốn thực hiện điều đó thì bản thân nền kinh tế trong nƣớc phải có sự chuẩn bị kỹ càng, cải tổ nền kinh tế, đặc biệt là cải cách DNNN để có thể tiếp nhận nguồn lực mới, hiện đại trên thế giới. Việc sắp xếp lại DNNN theo hƣớng cổ phần hóa mà Nhà nƣớc chỉ nắm giữ cổ phần chi phối một số lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa chính trị.. không chỉ là giải pháp củng cố, đổi mới và phát triển DNNN, mà còn là giải pháp nhằm cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân, phát triển đất nƣớc.

Việc thực hiện thành công cổ phần hóa các DNNN đạt đƣợc các mục tiêu: Huy động vốn của toàn xã hội cả trong và ngoài nƣớc để thúc đẩy DNNN kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nƣớc, đổi mới công nghệ, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, hoàn thành chính sách làm chủ doanh nghiệp của ngƣời lao động, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của đất

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)