0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Những chính sách và biện pháp liên quan đến cổ phần hóadoanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Những chính sách và biện pháp liên quan đến cổ phần hóadoanh nghiệp

2.2.1.1.Những chính sách liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam

Chủ trƣơng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớccủa nƣớc ta đã đƣợc đƣa ra từ rất sớm. Trong nghị quyết hội nghị lần 2 ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa 7 ( tháng 11-1991) Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng “ Chuyển một số DNNN có điều kiện thành công ty cổ phần và thành một số công ty quốc doanh cổ phần mới”.

Chủ trƣơng đó đƣợc tiếp tục phát triển qua hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiều kỳ khóa 7-11-1991, hội nghị quyết định đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ 8 (tháng 7- 1996).

30

Thực hiện nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành những băn bản triển khai việc cổ phần hóa DNNN nhƣ :

Quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.

Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.

Nghị định số 28/CP ngày 26-3-1997 của Chính phủ về sửa đổi một số điều kiện của Nghị định số 28/CP.

Tiếp theo đó là nghị định số 44/1998/NĐ-CP, số 64/2002/NĐ-CP, số 187/2004/NĐ-CP, số 109/2007/NĐ-CP.

Đến năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2011/NĐ-CP nhằm cung cấp các hƣớng dẫn đối với việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc thành công ty cổ phần. Cùng với đó là việc thành lập và chính thức hoạt động của Tổng công ty Đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc ( SCIC).

Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với DNNN do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc. Nghị định số 151/2013/NĐ-CP ngày 01/11/2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn nhà nƣớc. Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 sửa đổi, bổ sung quy định về công tác cổ phần hóa DNNN.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với DNNN và vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp; Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/6/2013 ban hành quy chế hoạt động của kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

31

(TNHH MTV) do Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ; Dự thảo Nghị định Điều lệ mẫu của Công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu; dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2009/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc.

Quy định về lao động, tiền lƣơng, thƣởng của công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu cũng đƣợc quy định ngày càng cụ thể hơn thông qua Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013 về quản lý lao động, tiền lƣơng và tiền thƣởng đối với ngƣời lao động làm việc trong công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu. Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 17/5/2013 quy định chế độ tiền lƣơng, thù lao, tiền thƣởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trƣởng trong công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.

Nhƣ vậy, chủ trƣơng cổ phần hóa DNNN đã đƣợc đề ra từ rất sớm ( 1991) và trở thành chủ trƣơng xuyên suốt, là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta trong chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nƣớc.

2.2.1.2. Những biện pháp đã triển khai thực hiện

a) Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc

Từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và của các nƣớc trên thế giới cho thấy việc đổi mới cơ chế chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhà nƣớccó vai trò hết sức quan trọng tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.Chính phủ đã có nhiều biện pháp quan trọng về đổi mới DNNN, khởi đầu là quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về việc thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của các DNNN. Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX), Đảng và Nhà nƣớc ra đề án “ Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nƣớc”. Doanh nghiệp nhà nƣớc phải thực sự hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với doanh

32

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên cơ sở pháp luật. Nhà nƣớc tiến hành bảo hộ cần thiết có điều kiện và có thời hạn đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng; kiên quyết xóa bao cấp, đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần ƣu tiên phát triển.

Thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu đã đƣợc hoàn thiện một bƣớc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP, ngày 15-11-2013, về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớcvà vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp ra đời. Theo đó, đã phân định rõ hơn quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phƣơng, hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc.

b) Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nƣớc

Sắp xếp và tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nƣớcđƣợc tiến hành trên cơ sở phân loại DNNN, thu gọn đầu mối, loại bỏ các DNNN làm ăn không hiệu quả, tổ chức lại các Tổng công ty Nhà nƣớc nhằm chấn chỉnh và xây dựng khu vực DNNN hoạt động có hiệu quả, đảm nhiệm đƣợc vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.

Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc đƣợc chia thành các nhóm theo tỷ lệ nắm giữ vốn nhƣ sau:

Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền nhà nƣớc, quốc phòng, an ninh.

Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động trong các lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh.

Còn lại, các lĩnh vực mà khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc có thể đầu tƣ, sản xuất kinh doanh hiệu quả, Nhà nƣớc không cần nắm giữ cổ phần thì Nhà nƣớc rút hết vốn, các doanh nghiệp nhà nƣớclàm ăn thua lỗ, không tự bù lỗ để hoạt động kinh doanh trở lại sẽ thực hiện bán, chuyển nhƣợng hoặc giải thể doanh nghiệp.

33

c) Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớclà một chủ trƣơng lớn, một giải pháp quan trọng tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớcở Việt Nam. Đảng và Nhà nƣớc cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị nhằm xác định cụ thể bƣớc đi, phƣơng thức tiến hànhcổ phần hóa.

2.2.2. Kết quả đạt được của quá trình cổ phần hóa

2.2.2.1. Nhận định chung

Các kết quả đạt đƣợc trong quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam có thể kể đến nhƣ: Từng bƣớc hình thành khung pháp lý tƣơng đối đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, phân phối tiền lƣơng, lợi nhuận để lại. Doanh nghiệp nhà nƣớc phải thực sự hạch toán kinh doanh, thích ứng với cơ chế thị trƣờng, chịu sự điều tiết của quy luật cung cầu. Từng bƣớc, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện các chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với DNNN và của đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc, tăng cƣờng kiểm soát nhƣng không can thiệp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của DNNN, tạo môi trƣờng ngày một thuận lợi hơn cho DNNN từng bƣớc vƣơn lên làm tốt vai trò nòng cốt của mình trong nền kinh tế. Đồng thời, xác định rõ quan hệ giữa DNNN và Nhà nƣớc, DNNN hoạt động công ích và DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh, quyền tự chủ cũng nhƣ nghĩa vụ của DNNN. Phƣơng thức quản trị doanh nghiệp ở các tập đoàn, tổng công ty bƣớc đầu có những đổi mới và chuyển biến tích cực; quy chế quản lý nội bộ đƣợc hoàn thiện, phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động mới đƣợc ban hành.

Ngoài phần vốn do ngân sách Nhà nƣớc cấp phát, doanh nghiệp đƣợc chủ động vay vốn ngân hàng, các đơn vị khác, các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp đƣợc phát hành cổ phiếu thu hút vốn, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nƣớc. Việc chủ động tiếp cận với vốn vay cũng nhƣ đối tác làm ăn giúp các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đã hoạt

34

động có hiệu quả hơn, vốn điều lệ tăng lên đáng kể ( nhƣ công ty cổ phần Giấy Sông Lam kể từ năm 2004 với vốn điều lệ trƣớc cổ phần hóa là 2 tỷ đồng, đến nay, vốn đã tăng lên 30 tỷ đồng ).

Trong 3 năm gần đây, từ 2011 đến hết năm 2013, cả nƣớc đã sắp xếp đƣợc 180 doanh nghiệp, và cho đến nay đã có 4.065 doanh nghiệp đã đƣợc cổ phần hóa, số doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc tính đến tháng 12/2013 còn 949 doanh nghiệp. Qua đó, các DNNN đƣợc tập trung hơn nữa vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng mà Nhà nƣớc cần nắm giữ.

Bảng 2.2: Kết quả chƣơng trình sắp xếp, đổi mới DNNN năm 2012

Loại hình Số lƣợng ( doanh nghiệp)

Cổ phần hóa 3659

Chuyển thành công ty TNHH MTV 1033 Giao cho doanh nghiệp quản lý 222

Bán doanh nghiệp 158 Giải thể 313 Phá sản 92 Chuyển thành công ty TNHH từ 2 thành viên 22 Sáp nhập, hợp nhất 877

35

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc từ năm 2010 đến 2012 ĐVT: nghìn tỷ đồng 2010 2011 2012 Vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc vào doanh nghiệp 700 810 1.019 Tổng tài sản 1.960 2.274 2.570 Tổng nợ phải trả 1.128 1.343 1.422 Tổng doanh thu 1.368 1.638 1.709

Nguồn: Niên giám thống kê 2012 và BCTC

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu xét trên tổng thể năm 2012 là 1,39 lần ( giảm 27% so với năm 2011).

Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tƣ vào các doanh nghiệp nhìn chung đƣợc bảo toàn và phát triển qua từng năm, bình quân hàng năm tăng 15%. Tổng tài sản và doanh thu tăng đáng kể qua từng năm, bên cạnh đó nợ phải trả cũng tăng từ 1128 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên 1422 nghìn tỷ đồng năm 2012. 2.2.2.2. Kết quả về số lƣợng

Quá trình cổ phần hóa bắt đầu thí điểm năm 1992 và trải qua các giai đoạn chính nhƣ sau:

Giai đoạn 1 ( 1992-1996): Đây là giai đoạn thí điểm, cổ phần hóa tự nguyện và đã có 7 doanh nghiệp nhà nƣớcđƣợc cổ phần hóa

Giai đoạn 2 (1996-1998): Sau khi đánh giá kết quả của chƣơng trình thí điểm, Chính phủ quyết định mở rộng chƣơng trình này. Kết quả là có 25 DNNN đƣợc cổ phần hóa, tuy nhiên không đáp ứng đƣợc kỳ vọng và Nhà nƣớc tiếp tục cổ phần hóa.

36

Giai đoạn 3 (1998-2001): Công cuộc cổ phần hóa ở nƣớc ta diễn ra kiên quyết hơn với việc ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP và các văn bản có liên quan. Có thể coi đây là khuôn khổ pháp lý đầu tiên về cổ phần hóa ở Việt Nam.Giai đoạn này đã cổ phần hóa đƣợc 745 DNNN, đạt con số khá cao kể từ những năm đầu thực hiện quá trình cổ phần hóa, gấp 30 lần so với giai đoạn 2.

Tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa từ trƣớc đến nay là 4.065 doanh nghiệp, bao gồm 3.650 doanh nghiệp và 415 bộ phận doanh nghiệp, số doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc tính đến 31/12/2013 còn 949 doanh nghiệp (chƣa kể nông, lâm trƣờng quốc doanh). Tính từ năm 2011 đến hết năm 2013, cả nƣớc đã sắp xếp đƣợc 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác 81 doanh nghiệp. Trong 99 doanh nghiệp kể trên, có 19 tổng công ty. Các doanh nghiệp này hầu hết có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, kinh tế trong nƣớc khó khăn, thị trƣờng chứng khoán chƣa phục hồi, việc cổ phần hóa đƣợc số doanh nghiệp nói trên với số cổ phần chào bán trị giá gần 19.000 tỷ đồng là một thành quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, thực hiện tái cơ cấu thông qua mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để chuyển sang công ty cổ phần đƣợc 28 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này hoạt động hết sức khó khăn, không còn vốn nhà nƣớc, có doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản. Hiện nay, công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đang thực hiện tái cơ cấu tài chính thêm 11 doanh nghiệp nhà nƣớc.

Vấn đề thoái vốn từ hoạt động ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính đã đƣợc các tổng công ty quan tâm hơn, cụ thể là thoái đƣợc 4.164 tỷ đồng trên tổng số 21.797 tỷ đồng đầu tƣ ra ngoài lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính, đạt 19%, bảo toàn đƣợc vốn, theo đúng các quy định hiện hành năm 2012.

37

Phƣơng thức quản trị doanh nghiệp ở các tập đoàn, tổng công ty bƣớc đầu có những đổi mới và chuyển biến tích cực; quy chế quản lý nội bộ đƣợc hoàn thiện, phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức, hoạt động mới đƣợc ban hành.

2.2.2.3. Kết quả về quy mô vốn

Trong những năm đầu tiên của việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc thì quy mô vốn của những doanh nghiệp này sau khi cổ phần hóa là khá thấp, từ 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 37% vào năm 2002, 35% năm 2003 và tăng dần qua các năm, đến năm 2006 đã lên đến 50% và ở giai đoạn 2006 đến nay, mặc dù số lƣợng các doanh nghiệp nhà nƣớcđƣợc cổ phần hóa tăng khá ít qua từng năm ( từ năm 2007 đến năm 2013 chỉ có trên 300 doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa) nhƣng quy mô vốn của các doanh nghiệp này lại rất lớn. 2.2.2.4. Kết quả về cơ cấu

Việc thực hiện các biện pháp đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nƣớc bƣớc đầu đƣợc điều chỉnh trên tất cả các mặt ( theo ngành, vùng, quy mô, hình thức tổ chức DNNN và hình thức sở hữu ) nhƣ sau:

Năm 2011 cả nƣớc có tổng 324.691 DNNN, trong đó Đồng bằng sông Hồng có 103.518 doanh nghiệp chiếm 31,88% Trung du và Miền núi phía Bắc có 14045 doanh nghiệp chiếm 4,32 %, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 13,14 % với 42679 doanh nghiệp, Tây Nguyên có 8532 doanh nghiệp chiếm 2,67 % và khu vực Nam Bộ có 155.800 doanh nghiệp chiếm 47,98 %. Có thể thấy cơ cấu DNNN theo vùng, lãnh thổ cũng có những biến đổi tích cực,các doanh nghiệp ngày càng mở rộng và phát triển mạnh ở Tây Nguyên,vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy, đến nay các DNNN phân bố không đều, vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực phía Bắc (điển hình là Hà Nội) và một số tỉnh phía Nam ( nhƣ TP.Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng).

38

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc theo vùng, lãnh thổ năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

×