6. Kết cấu của khóa luận
2.2.4. Những tồn tại hiện có của quá trình cổ phần hóa
Hiện nay ở nƣớc ta, các doanh nghiệp tƣ nhân đã phát triển một cách mạnh mẽ và ngày càng mở rộng quy mô, tuy nhiên điều đó vẫn là chƣa đủ, vẫn nhỏ bé so với sự bành trƣớng của các doanh nghiệp nhà nƣớc. Đa số các công ty tƣ nhân đều là một chủ tự mình bỏ vốn đứng ra kinh doanh. Do vậy, với đặc điểm của công ty cổ phần là nhiều chủ sở hữu, số lƣợng cổ đông góp vốn nhiều khiến cho việc tiếp cận với loại hình doanh nghiệp mới này của các chủ doanh nghiệp tƣ nhân cũng nhƣ ngƣời lao động trở nên xa lạ, khó khăn, dẫn đến việc thiếu nguồn cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cùng với đó là sự non trẻ, yếu ớt của thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam sẽ tạo tiền đề khó khăn, cản trở quá trình cổ phần hóa của nƣớc ta hiện nay.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, một số doanh nghiệp vẫn trong tình trạng cũ, ít có sự thay đổi về cơ cấu ban lãnh đạo, cơ chế quản lý, chiến lƣợc sản phẩm… Một mặt nữa là do tỷ lệ sở hữu cổ đông nhỏ lẻ khá thấp nên họ
46
hầu nhƣ không có quyền kiểm soát cũng nhƣ tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đa phần vốn điều lệ do Nhà nƣớc nắm giữ vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Hiệu quả của doanh nghiệp chƣa tƣơng xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh thấp, vốn nhà nƣớc tăng mạnh nhƣng doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách lại không cao. Một số doanh nghiệp tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, không an toàn.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, bất cập từ việc thất thoát tài sản nhƣ tài sản vô hình bao gồm thƣơng hiệu, những mối quan hệ, uy tín thƣơng trƣờng và cả những thỏa thuận đã ký kết.. cho đến bất cập trong việc chiếm đoạt tài sản do bàn tay tham ô, tham nhũng của những nhóm lợi ích. Ngoài ra, một tài sản vô cùng khó định giá trong quá trình cổ phần hóa là giá trị đất. Đa phần giá đất đƣợc tính theo bảng giá đất các địa phƣơng công bố thƣờng thấp hơn nhiều so với thị trƣờng, và đây chính là cơ hội chiếm đoạt tài sản Nhà nƣớc của những kẻ xấu.
Khó khăn trong việc tìm nhà đầu tƣ chiến lƣợc đang là mối quan tâm hiện nay của Việt Nam khi tiến hành cổ phần hóa. Nhà đầu tƣ chiến lƣợc có thế mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thị trƣờng sẽ góp phần đổi mới nhân sự, cách thức hoạt động của doanh nghiệp và làm cho Hội đồng quản trị mạnh lên, bổ sung và nâng cao tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp nhà nƣớc sau khi đƣợc cổ phần hóa, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chƣa có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Các văn bản, quy định pháp luật về điều tiết việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc sửa đổi bổ sung nhiều lần nhƣng vẫn còn nhiều điểm bất cập.
Các doanh nghiệp nhà nƣớc hầu hết đều có trang thiết bị, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh, khả năng cạnh tranh thấp. Nợ của các DNNN còn nhiều và khá lớn nhƣng lại không rõ trách nhiệm thuộc về ai sau khi đƣợc cổ phần hóa.
47
Lƣợng lao động dƣ dôi sau quá trình cổ phần hóa là một lực cản không nhỏ với sự phát triển của doanh nghiệp, làm tăng chi phí để đào tạo lại lao động có trình độ thấp, tay nghề kém. Nếu không có những chi phí này doanh nghiệp đã có thể mở rộng sản xuất, đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại hay tăng lƣơng, bồi dƣỡng cho những lao động có tay nghề chuyên môn cao, từ đó khuyến khích mọi ngƣời nâng cao tay nghề, tăng năng suất lao động, phát triển doanh nghiệp ngày một lớn mạnh hơn.
Tốc độ cổ phần hóa trong những năm gần đây có xu hƣớng giảm dần. Trong giai đoạn 2001-2011 có đến 3.000 doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa, còn giai đoạn từ 2011-2013 chỉ sắp xếp đƣợc 180 doanh nghiệp, cổ phần hóa 99 doanh nghiệp. Nếu với tình trạng tiếp tục nhƣ vậy thì tốc độ quá trình cổ phần hóa sẽ rất chậm, đề án tái cơ cấu DNNN cũng nhƣ đổi mới cơ chế khó đạt đƣợc mục tiêu đề ra và đây sẽ là áp lực lớn lên những năm tiếp theo 2014- 2015.