Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 50)

2.2.3.1. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TSLĐ/TTS 94,98 97,12 98,53 TSCĐ/TTS 5,02 2,88 1,47 NPT/TNV 74,76 79,85 78,91 VCSH/TNV 25,24 20,15 21,09

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Nhận xét:

Hà đều chiếm một tỷ trọng rất lớn so với tài sản cố định trong tổng. Tỷ trọng này cao chủ yếu là do dự trữ hàng tồn kho và các khoản phải thu quá lớn, gây ra những chi phí 35

không cần thiết. Tỷ trọng tài sản lưu động liên tục tăng qua 3 năm là một dấu hiệu không mấy tích cực, nó cho thấy sự thay đổi không tốt của Công ty trong chính sách quản lý vốn lưu động. Vì vậy, trong tương lai Công ty cần tiếp tục giảm dự trữ vốn lưu động bởi dự trữ quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều chi phí (chi phí cơ hội, chi phí quản lý khoản phải thu...). Nhưng bên cạnh đó, việc Công ty giảm quá thấp mức dự trữ tài sản lưu động lại có thể gây thiếu hụt vốn và làm gián đoạn hoạt động SXKD. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty có thể tìm hiểu về một cơ cấu tài sản tối ưu nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của Công ty khá nhỏ, chỉ bằng

1/3 so với nợ phải trả. Điều này phản ánh khả năng tự chủ thấp về tài chính của đơn vị. Điều này cũng thể hiện chính sách tài trợ vốn của Công ty một cách rõ nét khi dùng nhiều nợ phải trả để đầu tư cho Tài sản lưu động. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Công ty có thể huy động thêm nguồn vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu để đạt được một cơ cấu tối ưu nhất.

2.2.3.2. Khả năng sinh lời

Để phản ánh khả năng sinh lời của Công ty ta đi xem xét khả năng sinh lời trên

3 phương diện đó là khả năng sinh lời trên doanh thu được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), khả năng sinh lời trên tổng tài sản được thể hiện qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Lợi nhuận sau thuế ROS=

Doanh thu

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là chỉ tiêu phản ánh khoản thu nhập ròng (thu

nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh thu thuần. Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao.

Lợi nhuận ròng ROA =

Tổng giá trị tài sản

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài

sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp.

36

Lợi nhuận ròng ROE=

Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực vì sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tuy nhiên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm và rủi ro cao, vì vậy khi phân tích phải tùy thuộc đặc điểm của ngành nghề kinh doanh.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4. Chỉ số khả năng sinh lời của Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2011 2012

2013

Tỷ suất sinh lời trên 0,55

0,02 0,11

doanh thu (ROS) Tỷ suất sinh lời trên 0,32

0,02 0,06

tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên vốn 1,26

0,10 0,27

chủ sở hữu (ROE)

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Các chỉ số khả năng sinh lời của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 đều giảm. Cụ thể:

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Năm 2011, Công ty bỏ ra 100 đồng

doanh thu thuần thì tạo ra 0,55 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2012 chỉ tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,53 đồng so với năm 2011. Trong khi doanh thu thuần của năm 2012 lớn hơn rất nhiều so với năm 2011. Nguyên nhân chính dẫn đến

sự suy giảm này là do tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Do đó, nó đã làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận ròng. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty nên có các biện pháp tích cực để giảm chi phí bằng cách kiểm soát chặt chẽ sự phát sinh của các loại chi phí, tránh lãng phí vốn, đặc biệt là các chi phí cho quản lý. Công ty nên tiếp tục điều chỉnh bộ máy quản lý nhằm cắt giảm bớt các bộ phận không cần thiết, hợp nhất các đơn vị nhỏ lẻ để giảm tối đa chi phí tiền lương bởi khoản chi này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Năm 2013, ROS có tăng thêm 0,09% khi đạt mức 0,11%, tức là năm 2013, 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù năm 2013 ROS tăng nhưng vẫn còn rất thấp.

37

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Năm 2011, cứ mỗi 100 đồng giá trị tài sản Công ty đem ra đầu tư thì tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2012 giảm xuống còn 0,02 đồng, năm 2013 có tăng lên 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Bất cứ sự biến động nào của những con số cũng phản ánh một vấn đề nảy sinh trong tổ chức hoạt động của DN. Trong trường hợp này, sự suy giảm của chỉ tiêu ROA có thể xuất phát từ sự suy giảm chất lượng quản lý và sử dụng tài sản hoặc do sự yếu kém trong tổ chức quá trình kinh doanh của Công ty gây thất thoát vốn, phát sinh nhiều chi phí không rõ nguyên nhân. Bởi vậy, theo dõi chặt chẽ sự biến động của các chỉ tiêu là một việc làm cần thiết cho Công ty để phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh và tìm cách khắc phục.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt được là 1,26%, năm 2012 giảm xuống còn 0,1%. Sang năm 2013, chỉ tiêu ROE đã tăng lên khi đạt mức 0,27% (tăng 0,17% so với năm 2012). Có thể thấy sự thay đổi của chỉ tiêu ROE không lớn, sự thay đổi này chủ yếu bắt nguồn từ thay đổi của lợi nhuận sau thuế bởi qua 3 năm phân tích, vốn chủ sở hữu hầu như không thay đổi nhiều, trị số tăng giảm vốn chủ sở hữu khá nhỏ (năm 2012, vốn chủ sở hữu tăng 0,1% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 0,17% so với năm 2012). Việc lợi nhuận sau thuế quá thấp trong khi vốn chủ sở hữu có quy mô không quá lớn và thay đổi không lớn cũng làm cho tỷ suất này đạt được không cao.

2.3. Thực trạng sử dụng vốn lƣu động tại công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà

2.3.1. Chính sách vốn lưu động

Trước tiên, ta có thể thấy TSLĐ ngày càng được đầu tư nhiều hơn, thể hiện ở tỷ

trọng TSLĐ đang tăng dần trong cơ cấu tổng tài sản. Bên nguồn vốn ta thấy nguồn vốn ngắn hạn (bao gồm nợ ngắn hạn) chiếm một tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn vốn và đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó nguồn vốn dài hạn (bao gồm nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu) chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng nguồn vốn của Công ty. Xem xét kết cấu tài sản - nguồn vốn tại Công ty, ta có thể nhận thấy vốn lưu

động tại Công ty được quản lý theo chính sách thận trọng. Để có cái nhìn rõ nét hơn, chúng ta sẽ theo dõi hình minh họa dưới đây:

38

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TS TSLĐ TSLĐ NV LĐ NVNH NVNH NH 94,9 8% 74,20% 97,12% 79,40% 98,53% 78,71%

NV NV DH NVDH TSCĐ DH TSCĐ 5,02% TSCĐ 2,88% 25,80% 20,60% 1,47% 21,29%

Chúng ta có thể thấy rõ chính sách thận trọng trong quản lý vốn lưu động tại Công ty: Một phần nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động. Chính sách này mang lại khá nhiều ưu điểm, vì nguồn vốn dài hạn mang tính ổn định, ít rủi ro. Do đó, với chính sách này, Công ty đạt được khả năng tự chủ cao về mặt tài chính.

Năm 2012, tài sản lưu động tại Công ty được quản lý thận trọng hơn với việc tăng từ 94,98% lên 97,12% và nợ ngắn hạn được quản lý một cách cấp tiến hơn với việc tăng từ 74,20% lên 79,40%. Quan sát sự thay đổi cơ cấu tài sản và nguồn vốn giữa hai năm, chúng ta có thể nhận thấy một sự thay đổi khi chính sách vốn lưu động tại Công ty tiến gần hơn tới nguyên tắc tương thích và chiến lược dung hòa. Nguyên tắc tương thích là nguyên tắc đảm bảo tính dung hòa về rủi ro và thu nhập, giúp DN đạt mức rủi ro trung bình và thu nhập trung bình. Trên thực tế, để đạt được nguyên tắc tương thích không đơn giản tuy nhiên xu hướng thay đổi này cũng cho thấy dấu hiệu tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty.

Thực chất của chính sách này là dùng gần như hoàn toàn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho một phần tài sản lưu động mà sử dụng rất ít nguồn đi vay dài hạn. Điều này một mặt đảm bảo sự ổn định về tài chính do không vấp phải nhiều áp lực chi trả nợ vay nhưng mặt khác, nó cũng cho thấy sự thiếu linh hoạt, có phần thụ động của đơn vị trong công tác tìm kiếm nguồn vốn đầu tư khi chỉ nhận vốn từ nhà đầu tư. Sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay là xu hướng chung của các DN ngày nay, Công ty cũng nên đi theo hướng này, tận dụng các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, dân cư... để chủ động tạo ra những áp lực tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD, giảm sự thụ động trong công tác quản lý và tránh lãng phí vốn khi không được sử dụng một cách hiệu quả.

2.3.2. Phân tích cơ cấu vốn lưu động

Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các khoản mục trong vốn lưu động,

thể hiện mức độ đầu tư, phân bổ vốn lưu động trong DN. Qua đó, ta có thể nhận định được loại hình DN và các chính sách đầu tư ngắn hạn của DN. Bên cạnh đó, thông qua 39

sự biến đổi trong cơ cấu vốn lưu động, ta có thể nhìn thấy sự thay đổi tích cực hay không của công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động tại một DN.

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn lƣu động

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ Tỷ Tăng so Tỷ Tăng so Chỉ tiêu

Giá trị trọng Giá trị trọng với 2011 Giá trị trọng với 2012 (%) (%) (%) (%) (%) Tổng tài sản lưu động 57.667 100 73.916 100 28,18 71.540 100 (3,22) 1. Tiền 7.357 12,76

2.406 3,26 (67,30) 360

0,05 (85,04)

2. Đầu tư tài chính ngắn 67 0,12 0,00 0,00 hạn 3. Hàng tồn kho 37.672 65,33 59.063 79,91 56,78 53.372 74,60 (9,64)

4. Các khoản phải thu 12.570 21,80 11.906 16,11 (5,28) 17.808 24,90 49,57 5. TSLĐ khác 0,00 541 0,73 (100) 0,00

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Năm 2011, tổng vốn lưu động của Công ty là 57.667 triệu đồng chiếm tỷ trọng

94,98% trong tổng vốn kinh doanh, sang năm 2012 và 2013 có sự tăng thêm trong quy mô vốn lưu động, khi chiếm tỷ trọng 97,12% trong tổng vốn kinh doanh năm 2012 và 98,53% năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng này vừa do sự điều chỉnh của Công ty, vừa do sự thay đổi tự phát của các khoản mục trong quá trình kinh doanh. Trong đó hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động, kế đến là khoản phải thu, tiền và cuối cùng là TSLĐ khác.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn lƣu động của Công ty giai đoạn 2011 – 2013 2011

2012 2013 0,00% 0,00% 0,03% 0,01% 0% 0% 0% 0,00% 0,13% 016% 0,22% 0,25% 0,75% 0,65% 0,80%

Tiền và các khoản tương đương tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Hàng tồn kho

Các khoản phải thu 40

Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2011, khoản mục này chiếm tỷ trọng 12,76% trong tổng vốn lưu động và có xu hướng giảm mạnh về những năm tiếp theo. Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền giảm còn 3,26%, năm 2013 thì chỉ còn 0,5% trong tổng vốn lưu động. Ta có thể thấy trong 3 năm năm phân tích, dự trữ tiền mặt giảm trong khi dự trữ vốn lưu động của Công ty lại có xu hướng tăng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tỷ trọng này. Việc Công ty điều chỉnh giảm lượng dự trữ tiền mặt là biện pháp tích cực và nên tiếp tục thực hiện trong tương lai và chỉ nên dự trữ một lượng tiền tối thiểu đủ để đảm bảo các chi phí giao dịch thường xuyên.

Đầu tư tài chính ngắn hạn: Duy chỉ có năm 2011, Công ty có đầu tư tài chính vào một số bất động sản là các công trình xây dựng dân dụng. Tuy nhiên kể từ sau năm 2011, Công ty đã rút toàn bộ vốn về do thị trường bất động sản đang có dấu hiệu đi xuống.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động

của Công ty (năm 2011 là 65,33%, năm 2012 là 79,91% và năm 2013 là 74,60%). Do đặc thù là DN chuyên ngành xây dựng điện dân dụng, buôn bán vật liệu xây nên việc dự trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh bán hàng, xây dựng điện dân dụng là điều đương nhiên và hết sức cần thiết để đảm bảo việc đáp ứng kịp thời các đơn hàng. Tuy nhiên, việc dự trữ tồn kho có thể gây ra các chi phí không cần thiết như chi phí bảo quản và không giúp DN sinh lời. Do vậy, Công ty cần có kế hoạch cụ thể về

lượng đặt hàng tối ưu, tránh dự trữ quá nhiều, đồng thời đẩy nhanh tốc độ bán hàng và hoàn thành hợp đồng nhằm giảm đến mức tối thiểu khoản mục hàng tồn kho.

Các khoản phải thu: Các khoản phải thu luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao

thứ hai trong tổng vốn lưu động. Năm 2011 khoản phải thu chiếm tỷ trọng là 21,80%, năm 2012 là 16,11% và năm 2013 là 24,90% trong tổng vốn lưu động. Như vậy có nghĩa là một tỷ lệ khá lớn vốn lưu động của Công ty đang tồn đọng dưới dạng các khoản phải thu, bị khách hàng chiếm dụng. Và mặc dù nhìn vào con số cụ thể, ta thấy năm 2012, quy mô các khoản phải thu đã giảm đi so với năm 2011 (từ 12.570 triệu đồng giảm xuống còn 11.906 triệu đồng) cho thấy Công ty đang có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi công nợ thì đến năm 2013, khoản phải thu lại tăng lên đến 17.808 triệu đồng (tăng 49,57% so với năm 2012).

Tài sản lưu động khác: Các tài sản lưu động còn lại trong Công ty chiếm tỷ

trọng không đáng kể và chỉ xuất hiện vào năm 2012 khi chiếm 0,73% trong tổng vốn lưu động, trong đó chủ yếu là chi phí trả trước ngắn hạn. Sự gia tăng của khoản mục ở

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 50)