Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 37)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổ chức huy động và sử dụng vốn lưu động có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Có tổ chức đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn thì quá trình kinh doanh mới được diễn ra liên tục và thuận lợi, hiệu quả sử dụng vốn lưu động mới cao. Ngược lại, nếu sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì việc huy động cũng mới được dễ dàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm được những quan hệ này tồn tại một cách tối ưu ta phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động, đối phó.

Trong nền kinh tế thị trường, vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động phụ thuộc vào hai nguồn vốn này. Nếu doanh nghiệp khai thác được triệt để nguồn vốn bên trong thì vừa tạo được lượng vốn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn do phải đi vay từ bên ngoài, tăng thêm tính tự chủ tài chính cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn hiện có. Còn nếu tổ chức huy động vốn ở bên ngoài không những đáp ứng kịp thời vốn sản xuât kinh doanh với số lượng lớn mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết cân nhắc, xem xét lựa chọn hình thức thu hút vốn thích hợp, nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, đấy mới là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham gia vào suốt quá trình sản xuất kinh doanh là khi vốn lưu động được đưa vào sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động liên tục này, vốn lưu động chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó. Ta có thể xét những nhân tố này theo tiêu thức sau:

Chính sách quản lý của Nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh và định hướng cho các hoạt động thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. 24

Sự phát triển của nền kinh tế: Kinh tế phát triển tốt tạo điều kiện cho doanh

nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả cao nhờ có môi trường hoạt động thuận lợi, tình hình giá cả thị trường ổn định, tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế là bất ổn định sẽ ảnh hưởng tới mức lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao... Sức mua của đồng tiền bị giảm sút là nguyên nhân dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh: Những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp

thường gặp phải như: thị trường không ổn định, sức mua của thị trường có hạn và một số rủi ro tự nhiên khác như: thiên tai bão lụt hoả hoạn,...làm hư hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp.

25

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VĨNH HÀ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w