Phân tích các khoản phải thu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 66)

Các khoản phải thu tại Công ty là khoản mục lớn nhất trong số các bộ phận cấu thành vốn lưu động. Nghiên cứu cơ cấu và tình hình các khoản phải thu cho phép ta đưa ra một số nhận xét về chính sách sách tín dụng thương mại và thu hồi công nợ của Công ty.

Bảng 2.6. Cơ cấu khoản phải thu Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Tỷ Tăng so Tỷ Tăng so Tỷ Chỉ tiêu

Giá trị trọng với 2012 Giá trị trọng với 2011 Giá trị trọng (%) (%) (%) (%) (%)

Các khoản 17.808 100 49,57 11.906 100 (5,28) 12.570 100 phải thu 1. Phải thu 10.775 60,51 9,46 9.843 82,68 5124,72 188 1,50 khách hàng 2. Trả trước cho người 7.033 39,49 240,97 2.063 17,32 (83,34) 12.382 98,50 bán

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Cơ cấu các khoản phải thu giữa 3 năm có sự thay đổi rõ rệt, đó là sự tăng mạnh tỷ trọng phải thu khách hàng và giảm mạnh của trả trước cho người bán khiến cho tỷ trọng hai khoản mục này thay đổi. Năm 2011, trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất tuy nhiên sang năm 2012 và 2013, khoản mục lớn nhất lại là phải thu khách hàng. Quan sát biểu đồ dưới đây có thể cho chúng ta cái nhìn rõ nét hơn:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu các khoản phải thu giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: % Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 001% 17% 39,49 % 60,51 099% % 83%

Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Sự thay đổi cơ cấu một mặt cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng vốn từ khách hàng ngày càng nhiều hơn.

Phải thu khách hàng: Năm 2011, phải thu khách hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

1,50% trên tổng khoản phải thu. Tuy nhiên, sang năm 2012, khoản mục này tăng cả về 44

tỷ trọng (82,68%) lẫn quy mô (từ 188 triệu đồng lên 9,843 triệu đồng). Các khách hàng lớn và thường xuyên của Công ty như Tập đoàn CT Group, Công ty CP Bất động sản Quý là những khách hàng được Công ty cho nợ nhiều nhất.

Chính sách bán chịu được sử dụng tại Công ty là: x/5 net 30. Trong đó, x là tỷ lệ chiết khấu mà Công ty dành cho khách hàng hưởng trong vòng 5 ngày kể từ khi khách hàng nhận được hóa đơn. Tỷ lệ chiết khấu này thay đổi theo giá trị đơn hàng. 30 ngày là số ngày trả chậm tối đa mà Công ty cho phép khách hàng nợ. Trong đó, nếu khách hàng thanh toán trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận hóa đơn mới được chiết khấu, thanh toán trong thời hạn còn lại sẽ không được hưởng chiết khấu. Nếu ngoài 30 ngày mà khách hàng chưa thanh toán sẽ phải chịu lãi suất phạt là lãi suất bình quân liên ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán trên số tiền nợ. Sự tăng lên của khoản phải thu khách hàng phản ánh sự thay đổi chính sách tín dụng thương mại của Công ty theo hướng mở rộng tín dụng. Sự thay đổi này đã đóng góp vào việc tăng doanh thu của năm 2012 lên đáng kể. Ngoài ra, tín dụng thương mại còn giúp Công ty củng cố mối quan hệ thương mại lâu dài với các đối tác, tạo tiền đề cho tăng trưởng doanh thu trong tương lai.

Trên thực tế, là một doanh nghiệp xây dựng, Công ty đang phải đối mặt với rất

nhiều khó khăn thì việc tăng cường tín dụng thương mại là một biện pháp tốt giúp tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, mức tăng tới 5124,72% các khoản phải thu khách hàng năm 2012 là quá lớn. Điều này cho thấy những khoản nợ dồn tích tới năm 2012 tại Công ty vẫn chưa được thu hồi đủ, và sang năm 2013 Công ty lại tiếp tục cung cấp nợ cho khách hàng trong khi các khoản nợ cũ vẫn chưa thu được về nhiều. Như vậy, chính sách thu hồi nợ của Công ty chưa phát huy hiệu quả khiến số vốn bị chiếm dụng tăng lên quá cao. Cùng với đó, các chi phí khác như chi phí quản lý nợ, rủi ro có thể gặp phải khi khách hàng không thanh toán nợ sẽ phát sinh là những vấn đề mà Công ty phải đối mặt khi quyết định nới rộng tín dụng thương mại. Trong thời gian tới, Công ty cần có kế hoạch quản lý các khoản phải thu một cách chặt chẽ, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ đến hạn và cân nhắc hơn nữa các quyết định tín dụng để giảm bớt khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng này.

Trả trước cho người bán: Ngược lại với xu hướng tăng lên của khoản phải thu

khách hàng thì khoản mục trả trước cho người bán đang có xu hướng giảm. Năm 2011, trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu khoản phải thu khi chiếm tới 98,50%. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì cơ cấu khoản trả trước cho người bán chỉ còn 17,32% tổng số khoản phải thu, do tốc độ giảm lên tới 83,34% so với năm 2011. Đến

năm 2013, khoản trả trước cho người bán có tăng thêm 240,97%, chiếm 39,49% trong tổng số khoản phải thu. Nhìn chung, khoản trả trước cho người bán có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá cao chứng tỏ Công ty thường xuyên thực hiện hoạt động trả trước 45

cho người bán để đẩy nhanh tiến độ giao hàng, tăng uy tín cũng như tiết kiệm được một khoản chi phí mua hàng.

Các khoản phải thu của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng

vốn lưu động, không giúp Công ty sinh lời mà còn gây nhiều ảnh hưởng tới tình hình tài chính, cụ thể là vốn lưu động quay vòng chậm, hiệu quả SXKD không cao. Để đi sâu tìm hiểu vốn của Công ty bị chiếm dụng như thế nào, Công ty có chính sách bù đắp các khoản phải thu này ra sao, chúng ta cần phân tích kết hợp các khoản phải thu và các khoản phải trả (có tính chất chu kỳ). Dưới đây là bảng số liệu về tình hình nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà giai đoạn 2011 – 2013 (Bảng 2.7):

Xem xét bảng số liệu về tình hình bù đắp vốn giữa các khoản phải thu và các

khoản phải trả, ta có thể thấy Công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác trong 3 năm phân tích. Năm 2011 số vốn đi chiếm dụng thuần là 32.480.347.809 đồng. Sang năm 2012 Công ty chiếm dụng thuần được số vốn là 29.463.717.976 đồng. Điều này cho thấy những hiệu quả của chính sách thu hồi nợ mà Công ty đã đạt được. Tuy nhiên đến năm 2013 do khoản phải thu tăng nhanh nên lúc này Công ty chỉ chiếm dụng thuần được số vốn là 29.284.136.570 đồng.

Hệ số nợ phải trả trên nợ phải thu vào năm 2011 là 3,58 lần điều này có nghĩa là một đồng vốn mà Công bị chiếm dụng được đảm bảo bằng 3,58 đồng vốn Công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác. Chỉ tiêu này cho thấy nợ phải thu chưa đủ bù đắp số nợ phải trả.

Sang năm 2012, cùng với sự suy giảm mạnh hơn của các khoản phải trả so với khoản phải thu, hệ số này đã được cải thiện, đạt mức 3,47 lần, nghĩa là một đồng vốn Công ty bị chiếm dụng được bù đắp bởi 3,47 đồng vốn mà Công ty chiếm dụng của Công ty khác. Như vậy, phần đi chiếm dụng đủ bù đắp cho phần bị chiếm dụng và hơn nữa còn tạo ra mức chiếm dụng thuần 2,47 lần trên mỗi đồng vốn. Năm 2013, khoản phải thu tăng mạnh hơn nợ phải trả do đó hệ số nợ phải trả trên nợ phải thu đã giảm khá nhanh khi chỉ còn 2,64 lần. Qua đó, ta có thể thấy Công ty đã có sự cân nhắc, điều chỉnh tương đối tốt trong chính sách cân đối giữa nợ phải thu và nợ phải trả, tạo ra sự an toàn nhất định cho các khoản cho vay tín dụng thương mại. Tuy nhiên, không phải mức chiếm dụng thuần càng cao càng tốt, bởi việc duy trì mối quan hệ với các đối tác và khách hàng cũng là vấn đề cần quan tâm để đảm bảo sự hợp tác lâu dài trong tương lai.

46

Bảng 2.7. Tình hình nợ phải thu và nợ phải trả tại Công ty giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: VNĐ

Chênh lệch (%) Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

2013/2012 2012/2011

I. Các khoản phải thu 12.570.037.580 11.905.992.602 17.807.727.010 49,57 (5,28) 1. Phải thu khách hàng 188.400.300 9.843.386.900 10.774.934.900 9,46 5124,72

2. Trả trước cho người bán 12.381.637.280

2.062.605.702 7.032.792.110 240,97

(83,34)

II. Các khoản phải trả 45.050.385.389 41.369.710.578 47.091.863.580 13,83

(8,17)

1. Phải trả cho người bán 3.120.938.293

12.231.660.716 8.000.668.331 (34,59)

291,92

2. Người mua trả tiền trước 41.452.509.875

2.380.234.570 2.800.234.570 17,65

(94,26)

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 476.937.221

(375.254.708) 795.960.679 312,11 (178,68)

4. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 27.133.070.000

35.495.000.000 30,82

Chênh lệch khoản phải thu và phải trả (I - II) (32.480.347.809) (29.463.717.976) (29.284.136.570)

Hệ số nợ phải trả trên nợ phải thu (II/I) 3,58 lần

3,47 lần 2,64 lần

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính ) 47

Để nhìn nhận rõ hơn về tính hiệu quả trong chính sách quản lý các khoản phải

thu tại Công ty, chúng ta còn cần xem xét vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.

Số vòng quay các

Doanh thu thuần (doanh thu không bằng tiền mặt) =

khoản phải thu

Bình quân khoản phải thu khách hàng

360

Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu

Bảng 2.8. Chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số vòng quay các khoản phải thu (Vòng) 186,69

9,08 3,36

Kỳ thu tiền bình quân (Ngày) 1,93

39,64 107,04

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Vòng quay các khoản phải thu từ năm 2011 đến năm 2013 đang có xu hướng giảm nhanh. Cụ thể:

Năm 2012 giảm so với năm 2011 từ 186,69 vòng xuống còn 9,08 vòng trong năm 2012. Điều đó cho thấy tốc độ quay vòng vốn bị chiếm dụng của Công ty đang kém hiệu quả hơn. Do đặc thù là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm là nguyên vật liệu xây dựng và xây dựng các công trình dân dụng có chu kỳ thi công khá dài nên vòng quay các khoản phải thu của Công ty khá thấp nếu so với các DN thuộc loại khác như DN dịch vụ hay DN thương mại. Đặc biệt, năm 2013 một lượng khoản phải thu lớn đã làm cho vòng quay các khoản phải thu giảm tiếp còn 3,36 vòng và kỳ thu tiền trung bình tăng lên từ 39,64 ngày năm 2012 lên tới 107,04 ngày trong năm 2013. Điều này cho thấy trong chính sách quản lý các khoản phải thu của Công ty không tốt mặc dù công ty đã thực hiện nhiều chính sách tín dụng cho khách hàng nhằm kích thích khách hàng trả nợ, giúp rút ngắn số ngày thu tiền bình quân và tăng tốc độ quay vòng của các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 66)