Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 33)

 Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các

Doanh thu thuần (doanh thu không bằng tiền mặt) =

khoản phải thu

Bình quân khoản phải thu khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích

doanh nghiệp đã thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiêp.

 Kỳ thu tiền bình quân

Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên

cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác khi chỉ tiêu này được đánh giá là khả quan, thì doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán che dấu đi các khuyết tật trong việc quản lý các khoản phải thu.

Kỳ thu tiền bình quân =

Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ số này cho biết sau bao nhiêu ngày thì số vốn của doanh nghiệp được quay vòng để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn ra. 1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời

 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với

doanh thu của nó. Hệ số lợi nhuận ròng là hệ số từ mọi giai đoạn kinh doanh. Nói cách khác, đây là tỷ số so sánh lợi nhuận ròng với doanh thu thuần.

20

Lợi nhuận sau thuế ROS =

Doanh thu

Tỷ suất này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trên thực tế, tỷ suất sinh lời trên doanh thu giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn. Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng. Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao.

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty.

Lợi nhuận ròng ROA =

Tổng giá trị tài sản

Hệ số này có ý nghĩa là với 100 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất kim loại…, thường có ROA nhỏ hơn so với các ngành không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm…

 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận ròng ROE=

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực vì sẽ giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tuy nhiên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm và rủi ro cao, vì vậy khi phân tích phải tùy thuộc đặc điểm của ngành nghề kinh doanh. 1.5.4. Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán

 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng

các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng TSNH là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là 21

những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Ngược lại, nếu “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” < 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.

Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng

thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền. Hệ số này nói lên việc công ty có khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty không gặp khó khăn nào trong việc chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt. Hệ số này > 2 (có nghĩa là hiệu suất giữa tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho gấp 2 lần tổng nợ ngắn hạn) thì được đánh giá là an toàn vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán toàn bộ tài sản ngắn hạn. Đây là hệ số phản ánh sự chắc chắn nhất khả năng của công ty đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện thời. Hệ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt.

Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số này cho biết, với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn không. Do tính chất tiền và tương đương tiền nên khi xác định khả năng thanh toán tức thời, ta phải so sánh với các khoản nợ có thời hạn thanh toán trong vòng 3 tháng. Vì thế, khi trị số của chỉ tiêu này, doanh nghiệp mới đảm bảo và thừa khả năng thanh toán tức thời và ngược lại.

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng nợ ngắn hạn

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kì có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho 22

tình hình tài chính bị đe dọa. Khi chỉ tiêu này <1 cho thấy hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phá sản.

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi (EBIT) Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả

1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của

các nhân tố khác nhau. Những nhân tố này gây ra ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng nhà quản trị tài chính phải xác định và xem xét những nhân tố tác động tới quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể. Các nhân tố này có thể xem xét dưới hai góc độ, đó là các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan.

1.6.1. Các nhân tố chủ quan

Xác định nhu cầu vốn lưu động: Nếu doanh nghiệp không xác định được nhu cầu về vốn lưu động một cách chính xác hoặc sẽ gây nên tình trạng sử dụng lãng phí về vốn hoặc sẽ làm gián đoạn công việc sản xuất – kinh doanh, là một trong những nguyên nhân dẫn tới sử dụng vốn kém hiệu quả.

Công tác quản lý vốn lưu động: Do trình độ quản lý của doanh nghiệp còn non kém, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài làm cho vốn lưu động bị thâm hụt dần sau mỗi chu kỳ sản xuất. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, nếu trình độ quản lý tốt thì hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Công tác quản lý trong khâu thanh toán cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua quá trình quản lý những khoản vốn bị chiếm dụng do nợ nần dây dưa khó đòi hay khoản vốn chiếm dụng được...

Cơ cấu vốn lưu động: Cho thấy được tỷ trọng của các thành phần cấu thành lên vốn lưu động. Cơ cấu vốn lưu động không hợp lý dẫn tới tình trạng việc sử dụng vốn kém hiệu quả, ảnh hưởng tới vòng quay vốn lưu động. Cơ cấu vốn lưu động là một nhân tố mang tính chủ quan có tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc chung, tỷ trọng của các khoản vốn lưu động đang

dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh phải là cao nhất thì mới là cơ cấu tối ưu. Vốn lưu động không cần dùng hay chưa cần dùng không những không phát huy được tác dụng mà còn làm hao hụt, mất mát dần làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm.

Trình độ quản lý: Vai trò của người quản lý trong việc tổ chức, quản lý và sử

dụng là hết sức quan trọng. Nếu trình độ của người quản lý yếu kém sẽ không làm tăng 23

nhanh vòng quay của vốn lưu động, không bắt kịp cơ hội để đầu tư làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp. Ý thức trách nhiệm và trình độ của người sử dụng khi sử dụng vốn của doanh nghiệp đặc biệt là vốn lưu động có thể gây sự lãng phí hoặc cũng có thể tiết kiệm được vốn. Điều này thể hiện rõ nét và cụ thể trong quá trình sử dụng vốn để mua sắm vật tư, kỹ thuật không phù hợp với quy trình sản xuất, không đúng chất lượng quy định, không tận dụng hết phế phẩm, phế liệu,...nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở đây không tốt.

1.6.2. Các nhân tố khách quan

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc tổ chức huy động và sử dụng vốn lưu động có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Có tổ chức đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn thì quá trình kinh doanh mới được diễn ra liên tục và thuận lợi, hiệu quả sử dụng vốn lưu động mới cao. Ngược lại, nếu sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì việc huy động cũng mới được dễ dàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm được những quan hệ này tồn tại một cách tối ưu ta phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động, đối phó.

Trong nền kinh tế thị trường, vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động phụ thuộc vào hai nguồn vốn này. Nếu doanh nghiệp khai thác được triệt để nguồn vốn bên trong thì vừa tạo được lượng vốn cung ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn do phải đi vay từ bên ngoài, tăng thêm tính tự chủ tài chính cho bản thân doanh nghiệp, đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn hiện có. Còn nếu tổ chức huy động vốn ở bên ngoài không những đáp ứng kịp thời vốn sản xuât kinh doanh với số lượng lớn mà còn tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu vốn linh hoạt. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết cân nhắc, xem xét lựa chọn hình thức thu hút vốn thích hợp, nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, đấy mới là nhân tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tham gia vào suốt quá trình sản xuất kinh doanh là khi vốn lưu động được đưa vào sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động liên tục này, vốn lưu động chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó. Ta có thể xét những nhân tố này theo tiêu thức sau:

Chính sách quản lý của Nhà nước: Nhà nước tạo ra môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh và định hướng cho các hoạt động thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý và chính sách kinh tế của Nhà nước có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. 24

Sự phát triển của nền kinh tế: Kinh tế phát triển tốt tạo điều kiện cho doanh

nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả cao nhờ có môi trường hoạt động thuận lợi, tình hình giá cả thị trường ổn định, tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế là bất ổn định sẽ ảnh hưởng tới mức lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ thất nghiệp cao, lạm phát cao... Sức mua của đồng tiền bị giảm sút là nguyên nhân dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Rủi ro trong kinh doanh: Những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp

thường gặp phải như: thị trường không ổn định, sức mua của thị trường có hạn và một số rủi ro tự nhiên khác như: thiên tai bão lụt hoả hoạn,...làm hư hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp.

25

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VĨNH HÀ

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà Tên công ty: Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà

Địa chỉ: B50 TT3 Khu đô thị Văn Quán, phường Phúc La, Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Tel: 0433.546.589 Mã số thuế: 0500433890

Công ty TNHH Xây dựng Vĩnh Hà là một công ty TNHH, được thành lập lần đầu tiên theo giấy phép số 204-GP/UB ngày 17/03/1997 của UBND tỉnh Hà Tây, đăng ký

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại công ty tnhh xây dựng vĩnh hà (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w