Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 78)

Phong trào xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên về cơ bản đã đi vào nề nếp và trở thành thói quen, thành nét văn hoá của các gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế đây là một tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, trình độ dân trí, đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ở một số huyện trong tỉnh còn hạn chế, gặp khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, những phong tục tập quán lạc hậu và một số hủ tục còn tồn tại cho nên đã kìm hãm sự phát triển của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nói chung mà trọng tâm là phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá” nói riêng. Những hạn chế này được biểu hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, ở một số nơi trong tỉnh, cấp uỷ Đảng chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển phong trào gia đình văn hoá, có biểu hiện buông lỏng cho rằng việc xây dựng phong trào là của Mặt trận Tổ quốc, là của ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch. Tại một số địa phương trong tỉnh, khi triển khai cho các hộ gia đình đăng ký thực hiện xây dựng gia đình văn hoá còn mang tính hình thức, chưa nắm được các nội dung, tiêu chí của phong trào dẫn đến hiệu quả của phong trào còn hạn chế. Do vậy, các tệ nạn xã hội không giảm, thậm chí có địa phương có xu hướng gia tăng. Ở một số nơi, không chỉ ở những xã miền núi thuộc diện khó khăn của tỉnh như xã Bản Tèn (huyện Đồng Hỷ), các Bản Nhàu, Bản Trang, Bản Nưa, Nà

Lẹng thuộc xã Nghinh Tường (huyện Võ Nhai); bản Mường Giằng (xã Yên Lạc), bản Khe Cốc, Na Pặng (xã Ôn Lương) và các xóm Thác Lở, Xoán Đuổm, Khuôn Rày (xã Sơn Cẩm) thuộc huyện Phú Lương… mà cả ở những phường, tổ dân phố ở thành thị như tổ dân phố 22 phường Trung Thành, tổ dân phố 5, số 9 phường Túc Duyên, tổ dân phố 19 phường Hương Sơn… hầu hết các gia đình đều được công nhận gia đình văn hóa trong khi chưa đủ tiêu chí để bình xét, chưa tham gia tốt phong trào và còn vi phạm pháp luật của Nhà nước, chủ yếu là vi phạm luật về an toàn giao thông. Ở một số xã thuộc các huyện vùng núi của tỉnh như các xóm Ba Phiên, Láng Mười (xã Bình Long), bản Na Pả, Là Mè, Là Khoan (xã Phượng Giao) huyện Võ Nhai; các xóm Mặt Giăng, Bắc Máng, Na Khâm (xã Phúc Lương), xóm Khuôn Muống, bản Vai Say (xã Vạn Thọ) huyện Đại Từ; các bản Nà Què, Nà Liền, Pa Trò, Pa Goải, Nạ Á (xã Phượng Tiến), Nà Chú, Nà Mị (xã Linh Thông) huyện Định Hóa nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số người Dao, Hmông, Ngái, Cao Lan, Sán chí, Nùng sinh sống chưa được phổ biến, tiếp cận với phong trào. Ngay cả ở những gia đình thành phố, do quá chú trọng chức năng kinh tế của gia đình nên đã thờ ơ, xem nhẹ, thậm chí không đăng ký bình xét, vì vậy chất lượng gia đình văn hóa không đảm bảo. Tại những địa phương này, ban chỉ đạo hoạt động còn yếu kém, thực hiện chế độ báo cáo thống kê chưa thường xuyên, nghiêm túc, chỉ đạo điều hành phong trào còn mang nặng tính áp đặt, hành chính, do đó những điển hình tiên tiến, những gia đình văn hoá xuất sắc chưa được biểu dương kịp thời.

Thứ hai, hoạt động triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội chưa có chuyển biến về cơ bản, nhất là trong đối tượng cán bộ, công chức; tại khu vực đô thị, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp… gây bất bình trong dư luận quần chúng. Về việc tang, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều hủ tục ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, sinh hoạt, không tuân theo tiêu

chí xây dựng đời sống văn hóa. Chẳng hạn người Sán Dìu ở xóm Na Ca, bản Theo Cày thuộc xã Minh Lập (huyện Đồng hỷ), khi có người trong gia đình chết thì con trai và con gái của người chết phải bò xung quanh huyệt. Theo tục lệ bắt buộc là con trai bò từ trái sang phải, con gái bò ngược lại, vừa bò vừa xô đất lấp huyệt. Người Tày ở huyện Võ Nhai có tục viếng thông gia và tế lễ riêng. Khi cha mẹ mất, các con mỗi người một lễ tế rất rườm rà, tốn kém và bắt buộc phải đưa ma trước 12 giờ đêm. Trong khi đó, làng người Dao ở xã Tràng Xá huyện Võ Nhai có tục khi người chết đường, chết bất đắc kỳ tử không được để áo quan trong nhà. Người Hmông ở các xã Bình Thành, xã Điềm Mặc, xã Bình Yên, xã Bảo Linh thuộc huyện Định Hóa để người chết trong nhà nhiều ngày. Về việc cưới xin, hôn nhân mang nặng tính mua bán thể hiện trong thách cưới vẫn còn khá phổ biến, biểu hiện cụ thể là người Nùng sinh sống tại các xã Cúc Đường, Lâu Thượng, Thượng Nung, Sảng Mộc thuộc huyện Võ Nhai. Các khoản phí tổn trong hôn nhân nơi đây khá lớn. Nếu chàng trai không đủ tiền để cưới vợ thì sẽ phải ở rể cả đời, mọi thủ tục do nhà gái lo liệu, chàng trai này sẽ không có quyền thừa kế tài sản, các con sinh ra mang họ mẹ. Bên cạnh đó, hôn nhân mang tính môn đăng hộ đối, trước khi lấy nhau bắt buộc phải xem số của cả nam và nữ, nếu số không hợp nhau nhất thiết không được kết hôn, hủ tục này tồn tại phổ biến trong tộc người Hoa, Ngái, Sán Chay, Sán Dìu sống ở hầu khắp các huyện phía bắc của tỉnh là các huyện Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lương. Đây là vấn đề rất khó giải quyết bởi nó đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt, trở thành tập tục của mỗi tộc người.

Thứ ba, trong nhiều gia đình tính chất gia trưởng còn thể hiện rõ nét, người đàn ông, người cha giữ vai trò là người chủ trong gia đình có quyền lực tuyệt đối quyết định tất cả các công việc trong nhà, vì thế tình trạng bất bình đẳng, hiện tượng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại giữa vợ và chồng,

giữa các con trai và con gái. Thể hiện rõ nhất về hủ tục đó là ở việc thừa kế tài sản, việc tham gia vào các công việc dòng họ, tôn giáo, tín ngưỡng… Cụ thể như trong gia đình dân tộc Sán Dìu sống tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, con dâu không được ngồi chung mâm với bố chồng, anh chồng, trên đường đi gặp bố chồng, anh chồng phải dừng lại chờ cho bố chồng, anh chồng đi qua mới được đi tiếp. Con dâu muốn đưa vật gì cho bố chồng và anh chồng phải đưa gián tiếp không được đưa trực tiếp. Bố chồng, anh chồng tuyệt đối không được vào buồng của con dâu, em dâu. Bên cạnh đó, trong gia đình, người phụ nữ có địa vị thấp kém và hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, điển hình như ở một số bản người Ngái sống tại xóm Lũng Cà, Lũng Luông thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai con gái không được đến lớp học, mọi ý kiến của người vợ, người mẹ về các công việc trong gia đình chỉ có ý nghĩa tham khảo. Thậm chí hệ quả của tâm lý thích nhiều con và tư tưởng trọng nam khinh nữ được thể hiện khi trong gia đình, người vợ chỉ sinh được con gái hoặc sinh được ít con trai, thì người vợ đó sẽ phải cưới vợ lẽ cho chồng để sinh thêm con, hiện tượng này khá phổ biến ở người Nùng sinh sống tại các xã Động Đạt (huyện Phú Lương), xã Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ), xã Bộc Nhiêu (huyện Định Hóa).

Ngoài ra, do loại hình canh tác của đồng bào là nương rẫy và trồng lúa nước đòi hỏi việc sử dụng nhiều sức lao động cơ bắp, mỗi gia đình phải cần nhiều người lao động, cho nên việc duy trì chế độ nhiều vợ, tục ở rể cư trú bên nhà vợ, luân phiên bên vợ và bên chồng có xu hướng phục hồi. Chính vì vậy, công tác triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá khó đi vào đời sống và bám rễ trong nhận thức của đồng bào, đã ảnh hưởng và chi phối tới mọi hoạt động giao lưu, tiếp nhận các giá trị văn hoá, làm cho nhận thức của gia đình các dân tộc tại khu vực miền núi và vùng cao của tỉnh không vượt

qua được khuôn mẫu khép kín của các tập tục mà trong đó có nhiều thứ đã trở nên lỗi thời.

Thứ tư, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cao. Trong 6 tháng đầu năm 2012 số trẻ được sinh ra là 7.628 tăng 1.286 trẻ so với cùng kỳ năm trước, trong đó, trẻ là con thứ ba có số lượng là 329 trẻ, tăng 15 trẻ so với cùng kỳ, tỷ số giới tính khi sinh là 115 trẻ trai/100 trẻ gái. Đây là con số báo động mất cân bằng giới trên địa bàn tỉnh. [27, tr.3]

Thứ năm, trình độ dân trí một số nơi trong tỉnh còn hạn chế, đặc biệt ở khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thuộc các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai, làm cho công tác vận động, tuyên truyền thực hiện các nội dung và tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tại các địa phương này, do địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở vật chất văn hoá thông tin còn nghèo nàn, đặc biệt có những xã, thôn, bản như xóm Lũng Cà, Lũng Luông, bản Chòi Hồng thuộc xã Thượng Nung (huyện Võ Nhai); bản Theo Cày thuộc xã Minh Lập (huyện Đồng hỷ); các bản Nà Rọ, Nà Mòn, Bản Noóng thuộc xã Quy Kỳ (huyện Định Hóa)… nằm cách xa trung tâm khiến cho việc giao lưu, trao đổi, tiếp cận với thông tin và tri thức mới trong việc giáo dục và nuôi dạy con cái của các gia đình gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sự hiểu biết hạn chế về quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng đã và đang cản trở sự lan tỏa của phong trào xây dựng gia đình văn hóa tỉnh nhà, cũng như sự hội nhập của các gia đình để tiếp nhận những giá trị văn hóa gia đình hiện đại.

Một thực trạng nữa là do nguồn kinh phí dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao còn thấp, vì vậy trên địa bàn tỉnh còn thiếu nhiều khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho mọi tầng lớp nhân dân sinh hoạt. Trong khi đó, một số hình thức sinh hoạt văn hoá và các hình thức ma thuật, bói toán của đồng bào

các dân tộc chẳng hạn như ma thuật tình yêu, ma thuật làm hại, ma thuật chữa bệnh ở người Hoa (huyện Định Hóa) và người Hmông (huyện Đồng Hỷ) vẫn tồn tại ảnh hưởng xấu tới một bộ phận nhân dân mà chưa có sự quản lý, can thiệp mạnh của các cấp chính quyền.

Ngoài ra, điều kiện kinh tế, cuộc sống của nhiều hộ gia đình còn khó khăn chỉ trông chờ vào nương rẫy, đồng ruộng, không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu hàng ngày của nhiều đồng bào là yếu tố ngăn cản việc tiếp cận tri thức, học vấn nâng cao trình độ hiểu biết, và là nguyên nhân tăng tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Thêm nữa, các dịch vụ y tế, trạm y tế, trung tâm y tế còn ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn nghèo nàn, không có các máy móc hiện đại, cán bộ y tế ở bản làng vùng sâu vùng xa còn thiếu, không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Bởi vậy, việc xây dựng gia đình văn hoá chưa có điều kiện và cơ hội để nhân rộng phát triển.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Thứ nhất, do nhận thức của nhiều gia đình còn hạn chế, chưa thấy hết được tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hoá đối với đời sống của mình; do điều kiện kinh tế khó khăn, cái nghèo vẫn còn theo đuổi. Ngoài ra, do trình độ dân trí của nhân dân ở một số huyện vùng núi và vùng cao của tỉnh còn thấp, nền sản xuất nông nghiệp kém phát triển, tính tự cấp, tự túc còn lớn, ngành tiểu thủ công nghiệp kém phát triển, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

Thứ hai, xuất phát từ nhận thức của một bộ phận cán bộ địa phương chưa thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của phong trào và sự thiếu quan tâm chỉ đạo của một số lãnh đạo cấp Đảng uỷ địa phương. Do chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa của phong trào xây dựng gia đình văn hoá nên một số cán bộ đó đã thiếu đi sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, khen thưởng, biểu dương kịp thời các

gia đình có thành tích tiêu biểu. Ban chỉ đạo các cấp ở cơ sở chưa được chặt chẽ, đội ngũ cán bộ làm phong trào vừa thiếu lại không chuyên trách. Thêm vào đó, những quy định thống nhất về quy chế công nhận các danh hiệu văn hoá, về thi đua khen thưởng và tài chính chưa được cụ thể. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào ở một số Ban Chỉ đạo các cấp còn hạn chế; việc báo cáo, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng chưa kịp thời. Một số địa phương, chínah quyền cơ sở chưa ý thức rõ về vai trò, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức phong trào dẫn đến việc thực hiện ở nhiều nơi còn thiếu chủ động và lúng túng.

Thứ ba, cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động. Công tác tuyên truyền, tập huấn cán bộ, in ấn phát hành tài liệu thiếu sự đầu tư. Các hội thảo, hội nghị, các cuộc điều tra thực tế xuống địa bàn các xóm, bản thuộc các xã, huyện miền núi và vùng cao của tỉnh, nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Dao, Nùng, Sán Dìu, Hmông, Ngái, Hoa sinh sống chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá trong tỉnh thời gian qua còn chưa phát triển đều khắp.

Thứ tư, do công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa đạt kết quả tốt dẫn đến việc đăng ký các danh hiệu văn hoá làm còn chậm và chưa tập trung; công tác xây dựng đời sống văn hoá trong cơ quan, xí nghiệp, trường học và lực lượng vũ trang chưa được quan tâm đúng mức; việc cưới, việc tang ở một số địa phương (nhất là đối với cán bộ có chức, có quyền) hiện vẫn chưa thực sự tiết kiệm, văn minh; công tác chỉ đạo bình xét, công nhận các danh hiệu ở cơ sở một số nơi đánh giá còn chưa sát với thực chất của cuộc vận động; nguồn kinh phí cấp cho Ban Chỉ đạo các cấp còn hạn chế.

Mặc dù phong trào xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua còn nhiều hạn chế, song phải khẳng định rằng, cuộc vận

động xây dựng gia đình văn hoá làm cho xã hội và các gia đình biến động mạnh mẽ. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá đã làm thay đổi diện mạo đời sống các gia đình ở Thái Nguyên. Kết quả của phong trào đã góp phần xây dựng xã hội lành mạnh và phần nào thể hiện được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, khẳng định việc lấy gia đình làm nòng cốt để xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là một chủ trương đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì thực hiện.

Qua thực tiễn triển khai thực hiện phong trào trong quần chúng nhân dân có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hoá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Như sau:

Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; củng cố nâng cao chất lượng của ban chỉ đạo các cấp; phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia tích cực phong trào.

Hai là, phải gắn kết chặt chẽ phong trào “xây dựng gia đình văn hoá” với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội ở địa

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 78)