Những thành tựu đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 78)

Thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, thực hiện quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 7/12/2011 của Ủy Ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Quyết định số 222/QĐ-UBND ngày 16/2/2012 về việc

phê duyệt chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 30/5/2012 về việc thực hiện thông tư 01/2012/TT-BVHTTDL về quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2011-2015, phong trào “xây dựng gia đình văn hóa” những năm qua trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thực sự đi vào cuộc sống, có nhiều bước phát triển mới. Phong trào đã tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo ra môi trường xã hội ngày càng trong sạch và bền vững. Những thành tựu đạt được, chủ yếu tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, về việc chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước

Theo đánh giá của ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa” tỉnh Thái Nguyên, phong trào xây dựng gia đình văn

hóa đã phát triển sâu rộng, trở thành phong trào thi đua của toàn xã hội và có

tác động tích cực đến đời sống của nhân dân. Phong trào xây dựng gia đình

văn hóa đang được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chú trọng quan tâm. Mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư ở Thái Nguyên đều coi việc thực hiện chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân mình. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền kết hợp triển khai thực hiện với các chương trình thông tin cổ động hội thi, hội diễn giới thiệu về phong trào đến các gia đình, làng bản cũng được quan tâm. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng và triển khai sâu rộng trong nhân dân, khu dân cư thông qua quy ước, hương ước áp dụng với quy chế dân chủ cơ sở được các gia đình tự nguyện thực hiện. Các địa phương đã

thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến tiêu chuẩn để đăng ký và xét gia đình văn hoá. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được triển khai lồng ghép với các phong trào của các cơ quan, đoàn thể. Đó là các phong trào “Phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới”, “Gia đình nông dân, công nhân, viên chức, gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”… đã đạt hiệu quả thiết thực. Trong giai đoạn vừa qua, số lượng gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng, chất lượng cũng từng bước được nâng cao, xuất hiện nhiều gương người tốt, việc tốt, điển hình văn hoá. Đặc biệt là những gia đình văn hoá tiêu biểu xuất hiện ngày càng nhiều.

Năm 2008 toàn tỉnh đã có 181.583/252.350 hộ gia đình được công nhận

gia đình văn hóa các cấp đạt tỷ lệ 71,4%. Năm 2009, là 191.132/257124 hộ gia đình đạt tỷ lệ 74,7%. Năm 2010 là 202.437/263054 hộ gia đình đạt tỷ lệ 79.8% [62, tr.2]. Đến năm 2012, toàn tỉnh có 230.380/287.003 hộ đạt gia đình

văn hóa, bằng 80,27%, tăng 2.483 hộ so với năm 2011. Trong đó, toàn thành

phố có 58.345/63.409 hộ đạt 92%; huyện Võ Nhai là 11.993/16.073 hộ đạt 76,61%; huyện Phổ Yên là 26.165/32.916 hộ đạt 79,49%; huyện Đại Từ là 30.834/45.767 hộ đạt 67,4%; huyện Phú Lương là 24.812/ 27.976 hộ đạt 88,71%%; huyện Phú Bình là 27.038/33.376 hộ đạt 81%; huyện Định Hóa là 17.380/27.245 hộ đạt 63,79%; huyện Đồng Hỷ là 22.583/27.837 hộ đạt 81,12% và thị xã Sông Công là 11.230/12.413 hộ đạt 90,46%. [63, tr.2]

Ngành Văn hóa Thể thao và Du Lịch của tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc ghi sổ vàng danh hiệu gia đình văn hóa và công bố kịp thời vào dịp Ngày hội Đoàn kết toàn dân, tạo không khí thi đua sôi nổi trong phong trào xây dựng Gia đình văn hoá. Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh đã tổ chức gặp mặt, biểu dương khen thưởng 303 gia đình tiêu biểu nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 -28/6/2012) tạo khí thế thi đua ở cơ sở. Điển

hình có gia đình ông Nguyễn Trung Thu và bà Trương Thị Loan (xóm Vườn Thông, xã Đông Đạt, huyện Phổ Yên), gia đình bà Cù Thị Tâm (xóm 1, xã Minh Đức, huyện Phổ Yên), gia đình ông Nguyễn Văn Định (xóm 11, xã Tân Linh, Huyện Đại từ), gia đình ông Đinh Đức Khánh và bà Vũ Thị Hòa (tổ 10, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên), gia đình bà Nguyễn Thị Gái (tổ 22, phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên)...

Tiếp đó, phong trào xây dựng Người tốt, việc tốt đã và đang được thực hiện sâu rộng trên địa bàn tỉnh và trở thành phong trào thi đua yêu nước thiết thực và quan trọng, góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách con người trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Chỉ tính riêng năm 2012 toàn tỉnh có 2.374 cá nhân, tập thể điển hình ở các cấp được khen thưởng xứng đáng với sự phấn đấu trong phong trào thi đua. Trong đó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ khen thưởng 81 tập thể và 102 cá nhân; Uỷ ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua cho 70 tập thể; 431 tập thể được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”; 180 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”; 167 tập thể và 419 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác. Trong khen thưởng theo chuyên đề và đột xuất: 01 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 01 tập thể và 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 22 tập thể được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Cờ thi đua; 358 tập thể, 541 cá nhân được tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. [62, tr.3]

Từ số liệu trên cho thấy, trong quá trình triển khai thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định đã thực sự đi vào cuộc sống của từng gia đình, từ đó góp phần hình thành và phát triển nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân, tạo những chuẩn mực văn hoá, thấm sâu vào

từng người, từng gia đình, cộng đồng dân cư để xây dựng môi trường văn hoá, nếp sống văn hoá lành mạnh, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Các địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện tốt Kết luâ ̣n số 51- KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tu ̣c thực h iê ̣n Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiê ̣n nếp sống văn minh trong viê ̣c cưới , viê ̣c tang và lễ hô ̣i ; Quyết định 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Quyết định số 1271/QĐ-UBND, ngày 23/5/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các hộ gia đình trên cơ sở gạn đục, khơi trong những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, kiên quyết loại bỏ dần những biểu hiện lỗi thời, lạc hậu, tổ chức cưới xin, tang ma, lễ hội một cách lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí, chống lại xu hướng kinh doanh, trục lợi, xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan. Tiến hành sửa và bổ sung quy ước tổ dân phố văn hóa, làng văn hóa theo Nghị quyết 20, 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh với một số nội dung như: việc cưới không tổ chức quá 1,5 ngày; việc tang không để quá 36 giờ, không tổ chức làm cỗ mời khách và khuyến khích hỏa tang; xây dựng tổ chức các mô hình cưới, tang, lễ hội đáp ứng yêu cầu: đúng pháp luật, giữ đạo lý, hoà hợp với cộng đồng và hợp với thời đại.

Về việc cưới: hiện nay, các gia đình trên địa bàn tỉnh đã thực hiện theo Luật Hôn nhân và gia đình. Nam nữ thanh niên kết hôn chủ yếu ở các lứa tuổi từ 20 đến 23 đối với nữ và từ 22 đến 25 đối với nam. Các thủ tục trong cưới xin đã được đơn giản hóa, tổ chức lễ cưới không quá 1,5 ngày có quy mô phù hợp với thuần phong, mỹ tục và điều kiện kinh tế của từng gia đình, từng địa phương; thực hiện nghiêm quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chỉ tổ chức tiệc cưới trong gia đình, dòng họ, không mời ăn uống tràn lan… Nhiều

phong tục mới trong việc cưới hình thành chẳng hạn gặp mặt, tư vấn cho đôi vợ chồng trẻ về kinh nghiệm tổ chức gia đình, hôn nhân, xây dựng các câu lạc bộ “tiền hôn nhân”, “trồng cây hạnh phúc”. Vừa qua tại tổ dân phố 2 phường Túc Duyên, Hội phụ nữ thành phố phối hợp với Chi Hội phụ nữ phường Túc Duyên đã tổ chức ra mắt mô hình điểm “nhóm gia đình trẻ trên địa bàn dân ” với 3 quy ước: gia đình bình đẳng, dân chủ, có nếp sống văn minh; phát triển kinh tế giúp nhau làm giàu chính đáng; xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật, cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa khu dân cư lành mạnh. Như vậy, tại Thái Nguyên, hôn lễ hiện nay phần lớn theo chiều hướng tích cực, những yếu tố như: tảo hôn, tổ chức lễ cưới rườm rà, tốn kém đều được khắc phục dần. Các lễ cưới thực hiện theo nếp sống văn minh, các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn trước khi cưới chiếm 86%. [62, tr.3]

Về việc tang: trên địa bàn tỉnh việc tang lễ đều được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, đảm bảo quy định về vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội. Các tập tục lạc hậu trong đám tang, nhất là một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm đáng kể. Ở phương diện pháp luật, đa số các hộ gia đình đều tuân thủ các thủ tục cần thiết khi đăng ký, kê khai, báo tin, báo tử ở địa phương, trong quá trình diễn ra tang lễ không để xảy ra mất trật tự cộng đồng gây bất ổn chính trị xã hội và làm tổn hại đến thuần phong mỹ tục. Tang lễ được rút ngắn, không còn kéo dài như trước. Đồng thời, xây dựng và phát huy các hình thức trợ tang, giúp đỡ tang chủ, bên cạnh đó quy hoạch nghĩa trang, thực hiện nghiêm quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về diện tích xây cất mồ mả. Ngày nay, việc tiến hành tang lễ được các gia đình thực hiện không để quá 24 giờ. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt, trường hợp đặc biệt phải báo cáo và được sự cho phép của địa phương mới được để lại nhưng cũng chỉ được kéo dài thêm một ngày. Không mời thầy mo, thầy cúng yểm bùa, trừ tà, hủ tục con cháu lăn

đường, đưa đám trước 12 giờ đêm, tục viếng thông gia… trong các đám tang hầu như đã không còn và được các gia đình thực hiện nghiêm chỉnh.

Về lễ hội: đối với các lễ hội truyền thống như lễ hội Đền Đuổm (xã Đông Đạt, huyện Phú Lương), lễ hội Cơm Còm (Tiên Phong, huyện Phổ Yên), Lễ hội Chù Hang (huyện Đồng Hỷ)… đã góp phần củng cố, bồi đắp sự kết dính cộng đồng, cũng là nơi để các giá trị văn hoá phi vật thể có cơ hội được thăng hoa, khẳng định diện mạo của văn hoá cộng đồng dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã khôi phục được một số lễ hội truyền thống như: lễ hội Đám Tăng (hội đèn) của người Sán Chay, lễ hội Chùa Tiên, lễ hội Lồng Tồng của người Tày (Võ Nhai), lễ hội đình Phương Độ (Định Hóa), lễ hội đình Hộ Lệnh, đền Giá (Phú Lương). Theo đó, nghệ thuật trình diễn hát dân ca: hát sli, hát then của người Nùng, hát Lượn, hát ru con, hát đám cưới của người Tày… với các nhạc cụ dân tộc như thanh la, não bạt, trống, chiêng, tù và, sáo cùng các loại vũ khí săn bắn cổ truyền: kíp, cung, nỏ đang được tự giác giữ gìn.

Từ đầu năm 2012 đến nay, toàn tỉnh có 1.123 đám cưới, 542 đám tang, hầu hết các đám thực hiện tốt nếp sống văn minh, đã có 34 đám tang được đưa đi điện táng, hỏa táng. Các hoạt động tân gia, mừng thọ được đổi mới gọn nhẹ, tiết kiệm, tổ chức mừng thọ cho các cụ từ 70 tuổi trở lên được tập trung tại nhà văn hóa tổ, thôn vào ngày mồng 2 Tết Nguyên đán; các lễ hội được tổ chức vui vẻ, gọn nhẹ nhằm khơi dậy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ. Số liệu thống kê tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong năm 2012 tại các lễ hội, nạn cờ bạc, cá độ giảm 60%, hoạt động mê tín, dị đoan giảm 59%. Như vậy, tình trạng lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan ở Thái Nguyên còn rất ít, không phổ biến. [62, tr.5]

Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng và thực hiện quy chế xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá trong các gia đình ở tỉnh Thái Nguyên đã

góp phần đẩy lùi những hủ tục lạc hậu, phát huy được tính dân chủ, những nét đặc trưng văn hoá của cộng đồng gắn với đời sống của từng thành viên trong gia đình. Thông qua đó, xây dựng nề nếp văn hoá mới của gia đình, đồng thời hệ thống thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường góp phần huy động toàn bộ sức mạnh của xã hội tham gia xây dựng gia đình văn hoá.

Nhìn chung, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Cuộc vận động tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng , chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch đã có văn bản hướng dẫn , chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tăng cường quản lý, chỉ đạo các lễ hội và 9/9 huyện, thành phố, thị xã có văn bản và cử cán bộ văn hóa trực tiếp về cơ sở hướng dẫn tổ chức lễ hội Xuân 2012 -2013 đa ̣t hiê ̣u quả . Kết quả của việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã tác động tích cực, sâu sắc, toàn diện đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của từng địa phương, bao trùm mọi lĩnh vực và gắn kết chặt chẽ với đời sống nhân dân.

Thứ hai, việc hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá đã tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc xây dựng gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh, bình đẳng và hạnh phúc

Về Phòng Chống bạo lực trong gia đình: thực hiện Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg về việc tổ chức triển khai thi hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Thực hiện Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 5/12/2008 về việc tổ chức triển khai thi hành Luật, trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên đã thành lập được 17 mô hình câu lạc bộ và nhóm phòng chống bạo lực gia đình với hơn 7000 thành viên tham gia. Các thành viên trong câu lạc bộ được tham gia sinh hoạt, được nghe và thảo luận các vấn đề về gia đình, về kỹ năng ứng xử, gìn giữ hạnh phúc gia đình, về phương pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 78)