Điều kiện kinh tế đóng vai trò quan trọng quyết định khả năng gia đình có thể thực hiện được các vai trò của mình hay không, ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cá nhân giữa các thành viên trong gia đình, có thể làm cho gia đình phát triển tốt hơn hoặc đẩy gia đình lâm vào khủng hoảng, tan rã.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010; 2011-2020 của Việt Nam xác định kinh tế gia đình là một đơn vị sản xuất cơ sở, cần thiết cho
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở Việt Nam, kinh tế gia đình có ý nghĩa to lớn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong giải quyết việc làm, góp phần duy trì sự ổn định, bền vững và hạnh phúc gia đình. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất, điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Kinh tế gia đình hiện đang phát triển và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, vận tải, xây dựng, thương mại dịch vụ và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh… Trong đó, tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 5,8%, nhóm hộ dịch vụ 10,6%, nhóm hộ nông,lâm nghiệp và thuỷ sản là 80,93%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tiến bộ: 79,6% lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng, 11,5% lao động dịch vụ. Như vậy, kinh tế gia đình phát triển vững chắc tạo ra những bước đột phá trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình. Gia đình khá giả, vững mạnh về kinh tế trước hết sẽ bớt cho đất nước một gánh nặng, là tiền đề đầu tiên cơ bản và đột phá trên con đường xây dựng gia đình văn hóa mới với chuẩn mực: ấm no, dân chủ, bình đẳng và tiến bộ. Đây cũng chính là tiền đề an toàn và bền vững nhất làm nên thành công cũng như khẳng định giá trị bất diệt của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phản ánh quy luật khách quan, nền tảng trong tiến trình phát triển của xã hội.
Hiện nay, có hiện tượng một bộ phận gia đình thu nhập cao, tập trung ở thành thị, mức sống và nhu cầu tiêu dùng chênh lệch cao gấp nhiều lần so với những hộ dân sống ở nông thôn. Tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, phân công lao động và giải quyết việc làm thiếu công bằng cũng là những vấn đề cần được đề cập trong nghiên cứu về các chính sách liên quan tới lĩnh vực gia đình
để thực hiện tính công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và xây dựng chuẩn gia đình văn hóa nói riêng.
Ở một khía cạnh khác, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tác động toàn diện và sâu sắc tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó có thiết chế gia đình. Sức sống mãnh liệt từ làn gió đổi mới đã làm bật tung các cánh cửa và thâm nhập vào từng gia đình ở Việt Nam nói chung và gia đình ở Thái Nguyên nói riêng. Sự tăng trưởng kinh tế đã không chỉ làm tăng thêm các cơ hội cải thiện đời sống gia đình mà còn là cơ sở, tiền đề quan trọng tạo dựng một thiết chế gia đình bền vững, là một sự đảm bảo cơ bản và chắc chắn để duy trì sức sống tự nhiên và mãnh liệt của gia đình trong quá trình bước vào xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển của đời sống công nghiệp là sự phân công lao động. Sự phân công lao động phụ thuộc vào năng lực và sức khoẻ chứ không theo ngôi thứ trong gia đình. Con cái trong nhà bất kể nam hay nữ, trưởng hay thứ đều được đối xử như nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.
Từ những tiến bộ đó, cùng với cuộc vận động xây dựng nếp sống gia đình mới ở nước ta trong sự nghịêp xây dựng chủ nghĩa xã hội, hình thái gia đình đã có những biến đổi sâu sắc: cơ sở xã hội tồn tại của gia đình gia trưởng dần dần bị xoá bỏ; xuất hiện những hình thái gia đình mới: gia đình cán bộ, gia đình công nhân viên chức, gia đình nông dân mới… làm tiền đề cho sự xuất hiện gia đình hạt nhân - gia đình xây dựng hoàn toàn trên cơ sở “nam nữ bình đẳng” và chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” thực sự tự do, dân chủ và tiến bộ. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh xã hội, của sự phát triển sản xuất và khoa học kỹ thuật, của trình độ văn hoá và văn minh nhân loại.
Bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường trong những năm gần đây đã và đang gây nên những chấn động, những thử thách đối với gia đình: xu hướng chạy theo các tiện nghi vật chất, đề cao đồng tiền dẫn đến sự suy đồi
đạo đức, sự phân hoá giàu - nghèo giữa các gia đình có xu hướng tăng, hiện tượng phục hồi các hủ tục và tiếp thu lối sống thực dụng, tiêu cực, văn hóa ngoại lai có chiều hướng phát triển làm rạn nứt nền tảng gia đình và truyền thống đạo lý mà ông cha ta đã xây dựng. Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính Trị (khóa VIII) đã khẳng định: “Nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền, vì động cơ hiếu danh vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương, có trường hợp thực chất là “bán cỗ lấy tiền” mê tín dị đoan cùng nhiều hủ tục kể cả một số hủ tục mới hình thành do thói quen đua đòi và do cách học theo người ngoài, thiếu sự phê phán chọn lọc đang có khuynh hướng phục hồi khá phổ biến ở nhiều nơi”.[4]
Do đó, việc xây dựng gia đình văn hóa, gắn với xây dựng nếp sống cá nhân - nếp sống gia đình - nếp sống xã hội, là cuộc vận động toàn diện mang tính chiến lược trong xây dựng các cộng đồng dân cư nhằm làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống, vào từng cá nhân, gia đình, tập thể, vào những lĩnh vực hoạt động xã hội, sinh hoạt và mối quan hệ con người, tạo nên một đời sống tinh thần cao đẹp với trình độ dân trí ngày càng cao, mang bản sắc đạo đức - thẩm mỹ truyền thống của dân tộc. Cuộc vận động đã góp phần xây dựng con người mới ngày càng hoàn thiện, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, có tình cảm tốt đẹp đủ tri thức và năng lực làm chủ bản thân, gia đình và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Kết luận chƣơng 1
Có thể nói rằng, gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất sản sinh, lưu giữ, truyền bá các giá trị truyền thống gia đình, dân tộc. Một xã hội muốn vững mạnh, một dân tộc muốn trường tồn trước hết phải chăm lo xây dựng gia đình lành mạnh.
Với ý nghĩa đó, xây dựng gia đình văn hóa làm cho sinh hoạt chính trị, văn hóa trong cán bộ và quần chúng đi vào nề nếp và trở thành một nhân tố tích cực tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, làm cho các mối quan hệ trong gia đình bền chặt hơn, mọi người yêu thương, quan tâm đến nhau hơn; mối quan hệ với các cộng đồng người được củng cố, được phát huy một cách cao độ; không chỉ có vậy, gia đình văn hóa với tư cách là cái nôi văn hóa đầu tiên, trường học đầu tiên tích lũy, giữ gìn và truyền bá những giá trị văn hóa, là điểm xuất phát và cũng là kết quả xây dựng nền văn hóa mới trong quan hệ cá nhân - gia đình - cộng đồng - đất nước.
Hiện nay, trước những thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội cho thấy sự lệch chuẩn của gia đình, sự xuống cấp đạo đức, lối sống của dân tộc, của gia đình đang gióng lên từng hồi ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, thực hiện xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh Thái Nguyên là quyết sách quan trọng góp phần củng cố, chấn hưng gia đình hướng tới xây dựng một xã hội ấm no, bình đẳng, dân chủ, hòa bình, một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Chương 2