Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 53)

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du - miền núi Đông bắc Việt Nam. Có diện tích tự nhiên là 3.541,67 km2, có 9 đơn vị hành chính với 7 huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, tổng số 182 xã phường, thị trấn. Phía bắc giáp với Bắc Kạn, phía tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, Thái Nguyên đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng Việt Bắc. Là cửa ngõ vùng Việt Bắc xuống châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi hệ đá vôi Bắc Sơn ở phía đông bắc, Ngân Sơn ở phía bắc, dãy núi Tam Đảo ở phía tây, xưa nay Thái Nguyên được coi là miền đất non xanh, nước biếc với nhiều thắng cảnh nổi tiếng, mảnh đất gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Nhân dân Thái Nguyên đã làm nên nhiều sự tích anh hùng góp phần vun đắp truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Thái Nguyên còn được nhìn nhận là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, có nguồn khoáng sản dồi dào với trữ lượng lớn và phong phú về chủng loại như: than, kẽm, chì, thiếc, mangan, đồng, niken, vàng, thủy ngân, ti tan… Đó là những yếu tố thuận lợi để xây dựng trung tâm công nghiệp đặc thù Gang Thép, và khu cơ khí Sông Công sản xuất sắt, thép, kim loại màu, động cơ diezen, dụng cụ y tế, vòng bi…Vì vậy, công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng luôn là mũi nhọn kinh tế, là nguồn lợi quan trọng của tỉnh. Theo số liệu thống kê tỉnh Thái

Nguyên có 8.186 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó công nghiệp trung ương là 15, địa phương là 12, tập thể là 11 và tư nhân là 37, cá thể là 10.280, hỗn hợp là 21 và có tổng số 4 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 29.756 triệu đồng. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 16.223 tỷ đồng; khu vực ngoài nhà nước đạt 11.397 tỷ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2.136 tỷ đồng. [61, tr.2]

Đây là căn cứ quan trọng để hiện thực hóa lời căn dặn của Bác: “làm cho Thái Nguyên trở nên một trong những tỉnh giàu có, phồn thịnh nhất ở miền bắc nước ta”. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp Thái Nguyên trong những năm qua chủ yếu dựa trên tài nguyên có sẵn, chưa khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, tản mạn mang nặng tính bao cấp sản xuất khép kín, năng lực tài chính thấp, trình độ công nghệ phần lớn còn lạc hậu, thiết bị ít đổi mới. Vì vậy, tính ổn định của đầu ra chưa cao, năng suất, hiệu quả sản xuất còn thấp, sản phẩm mang tính cạnh tranh thấp, 85% giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, công nghiệp huyện nhỏ bé, hầu như chưa có các doanh nghiệp lớn, chủ yếu là hộ cá thể.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp. Với diện tích đất tự nhiên của tỉnh 353.265 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 96.673,57 ha. Năm 2012 Giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản ước tính đạt 2.775,5 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2011; diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 119,07 nghìn ha; sản lượng lương thực đạt 445,5 nghìn tấn; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 21,1%; diện tích chè trồng mới và trồng lại của toàn tỉnh là 1.271 ha bằng 127% so với kế hoạch và tăng 11,4% so với năm 2011; sản lượng chè đạt 93.746 tấn và năng suất đạt từ 30 đến 50 tạ/ha tập trung chủ yếu trên địa bàn 5 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Phổ Yên, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên, đứng thứ hai của cả nước sau Lâm Đồng; đàn gia súc, gia cầm

toàn tỉnh có số lượng 885.669 ngàn con, tăng 3.2% so với năm 2011, trong đó tỷ lệ tăng cao nhất là huyện Phổ Yên với tỷ lệ 134,05%; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 4.784 ha với sản lượng đạt 6,5 nghìn tấn, tăng 6% so với năm 2011, về cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và cung cấp cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang... Toàn tỉnh hiện có 73.383 ha rừng tự nhiên và hơn 40.000 ha rừng trồng, khai thác gỗ đạt 146 nghìn m3 gỗ, tăng 74% so với năm 2011, chủ yếu được khai thác từ gỗ rừng trồng đến hạn khai thác. Đây là nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất ván dăm và là tiềm năng lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hóa có giá trị cao. [61, tr.3]

Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì thường xuyên. Năm 2012 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh ước đạt 13.805 tỷ đồng, tăng 18,92% so với năm 2011. Giá trị nhập khẩu đạt 336 triệu USD, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 132 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu do địa phương quản lý ước đạt 95 triệu USD; xuất khẩu Trung ương quản lý đạt 37 triệu USD, tăng 30,4% cùng kỳ và bằng 108,8% kế hoạch năm. [61, tr.4]

Hoạt động tài chính, ngân hàng những năm qua đã tích cực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, cho vay dài hạn đối với các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31/10/2012 đạt 15.414 tỷ đồng, tăng 20,65% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.730 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2011; trong đó, thu trong cân đối ngân sách ước đạt 3.420 tỷ đồng, bằng 100% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ước đạt 310 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương dự ước 6.265,06 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động thu - chi ngân sách

đạt kết quả khá và đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. [61, tr.6]

Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người đạt 25,7 triệu đồng/năm. Bước sang năm 2013, thành phố đề ra chủ đề: “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, lấy quản lý đô thị, vệ sinh môi trường, cải cách hành chính là khâu đột phá; tăng cường chỉ đạo công tác bồi thường tái định cư để thu hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”. Tỉnh đề ra một số chỉ tiêu phấn đấu: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 34.500 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 159 triệu USD; Thu ngân sách phấn đấu đạt 3.700 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm.

Những điều kiện kinh tế nêu trên cùng với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nhà có liên quan mật thiết và tác động lớn đến đời sống nhân dân, đến chất lượng xây dựng gia đình văn hóa. Kinh tế phát triển làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, giải quyết nhu cầu việc làm cho nhiều lao động, giảm đáng kể các tệ nạn xã hội các gia đình trong tỉnh có điều kiện phấn đấu, phát huy hết tiềm năng của mình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục con cái, tạo cơ hội thuận lợi để chúng phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách, thực hiện mục xây dựng gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc.

Tuy nhiên, Thái Nguyên vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn và thử thách, đó là nền kinh tế rất nhỏ bé, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, mặc dù được coi là trung tâm công nghiệp lớn của cả nước nhưng các cơ sở này chậm đổi mới công nghệ, tụt hậu so với xu thế chung của đất nước, ngoài khu công nghiệp Thái Nguyên bao gồm công ty gang thép Thái Nguyên, công ty luyện kim màu của trung ương và khu công nghiệp Sông Công, các đơn vị sản xuất khác ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên hầu như không có điều kiện đóng góp cho quỹ phúc lợi của tỉnh nhà một cách thích đáng… Điều đó

ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, nhất là đời sống của các gia đình. Sự khó khăn về kinh tế là trở ngại lớn nhất trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở Thái Nguyên.

Bên cạnh những đặc điểm về kinh tế, đặc điểm về văn hóa xã hội cũng góp phần quan trọng nâng vị thế của Thái Nguyên trong nấc thang phát triển của xã hội.

Theo Niên giám thống kê năm 2010, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.131.300 người. Trong đó, tổng dân số đô thị toàn tỉnh là 293.600 người chiếm 25,95% và tổng số dân cư nông thôn là 837.700 người chiếm 74,05%; số người trong độ tuổi lao động toàn tỉnh là 779.261 người, chiếm 69,38% dân số. Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó có 10 dân tộc chủ yếu đông nhất là dân tộc Kinh với 821.083 người, chiếm 73,1%; dân tộc Tày có 123.197 người, chiếm 11%; dân tộc Nùng có 63.816 người, chiếm 5,7%; dân tộc Sán Dìu có 44.134 người, chiếm 3,9%; dân tộc Sán Chay có 32.483 người, chiếm 2,9%; dân tộc Dao có 25.360 người, chiếm 2,3%; dân tộc Hmông có 7.230 người, chiếm 0,6%; dân tộc Hoa có 2.064 người, chiếm 0,18%; dân tộc Mường có 969 người, chiếm 0,09%; dân tộc Ngái có 465 người, chiếm 0,04%... [58, tr.37]. Chính sự đa dạng về thành phần dân tộc nên Thái Nguyên đã hội tụ được nhiều sắc thái văn hóa. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng thể hiện trong việc cưới hỏi, việc tang, thờ cúng tổ tiên, nhưng trên hết, bản sắc văn hóa ấy hòa nhập vào cộng đồng kết hợp với sự giao thoa văn hóa với cộng đồng miền xuôi tạo nên nét văn hóa đặc thù của Thái Nguyên - một tỉnh trung du miền núi phía bắc. Chính điều này, tạo nên sự đặc sắc cho văn hóa gia đình tỉnh Thái Nguyên.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 301 người/km2 nhưng phân bố không đều. Dân cư trên địa bàn tỉnh có xu hướng tập trung chủ yếu ở thành

phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện phía nam của tỉnh như Phú Bình, Phổ Yên. Sự chênh lệch này thể hiện: thành phố Thái Nguyên có mật độ dân số trung bình là 1.260 người/km2, cao gấp hai lần mật độ dân số trung bình của thị xã Sông Công, huyện Phú Bình và Phổ Yên, gấp ba lần huyện Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ, gấp bốn lần huyện Định Hóa và gấp 7 lần huyện Võ Nhai, đây là huyện vùng núi của tỉnh với mật độ dân cư trung bình đạt 72 người/km2 [2, tr.36]. Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do số người trong độ tuổi sinh đẻ cao và đồng bào vùng dân tộc thiểu số không có ý thức về kế hoạch hóa gia đình. Vấn đề này gây sức ép và khó khăn không nhỏ tới quá trình thực hiện xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa.

Là một trong những trung tâm công nghiệp của miền bắc, Thái Nguyên đã thu hút được lực lượng lao động và dân cư từ nhiều miền đất nước về sinh sống và làm việc. Nguồn lao động của tỉnh nhìn chung có kinh nghiệm, năng lực và trình độ cao. Là trung tâm văn hóa giáo dục đứng thứ ba trong cả nước với 8 trường đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học và dạy nghề đã đào tạo ra được nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, Thái Nguyên đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và được công nhận đạt chuẩn từ năm 2002. Năm 2012 tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn 18.000 lao động, trong đó xuất khẩu 1.200 lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm đạt 2,1%. [61, tr.8]

Cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được hoàn thiện, hệ thống đường giao thông được nâng cấp tốt hơn. Cùng với việc nâng cấp quốc lộ 3, dự án đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội đã đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội khu vực phía bắc trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hệ thống bưu chính, viễn thông, thông tin truyền thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, triển khai hệ thống thiết bị kết nối trực tuyến đến các

huyện, thành, từng bước đáp ứng nhu cầu chỉ đạo điều hành ngày càng cao về thông tin của hệ thống chính quyền và nhân dân. Tính đến hết năm 2012, tỉnh Thái Nguyên đã phủ sóng điện thoại di động đến 100% trung tâm các xã, 100% số xã có điện thoại cố định, tổng số thuê bao điện thoại cố định đạt 113.224 thuê bao với mật độ 9,9 máy/100 dân, hạ tầng mạng thông tin di động phát triển theo công nghệ 2G và 3G với 900 trạm được lắp đặt, số người sử dụng điện thoại di động ước đạt 495.500 người; về Internet băng rộng đạt 37.327 thuê bao; hình thành mạng cáp quang truyền số liệu tốc độ cao kết nối được 54 đơn vị trên địa bàn tỉnh, với hơn 700 trang thông tin điện tử hoạt động trên mạng Internet; 182/182 phường xã, thị trấn trong tỉnh đã có bưu điện văn hóa xã hoặc bưu cục. Đặc biệt, công tác phát thanh truyền hình đã phủ sóng ở vùng sâu, vùng xa, diện phủ sóng truyền hình của tỉnh đạt 90% và sóng phát thanh 100% với 33 trạm TVR và 12 trạm phát thanh FM, 2000 tin bài, 27 chuyên mục, chuyên đề trên sóng truyền hình và 20 chuyên mục trên sóng phát thanh không chỉ chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà còn góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của đồng bào, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. [61, tr.10]

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 bệnh viện đa khoa với 780 giường bệnh, 5 bệnh viện chuyên khoa với 480 giường bệnh, 9 bệnh viện cấp huyện, 120 cơ sở làm nhiệm vụ vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, học sinh, sinh viên, công nhân, gần 400 cơ sở hành nghề y - dược tư nhân. Hàng năm, các cấp hội đã tham gia khám chữa bệnh điều trị phục vụ sức khỏe nhân dân với số lượng gần 500.000 lượt người; 100% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã có trạm xá, thực hiện tốt công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tuyên truyền và thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. [61, tr.4]

Phải khẳng định rằng, những thành tựu về kinh tế, xã hội mà Thái Nguyên đã đạt được là khá tốt. Tuy nhiên, tỉnh vẫn tồn tại nhiều yếu kém, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao 7,2% nhưng tính đột phá chưa mạnh. Tiềm năng thế mạnh của tỉnh chưa được phát huy đúng mức, vốn thu hút được cho đầu tư phát triển còn thấp, nhất là huy động nguồn vốn trong dân; kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; dịch vụ nói chung và dịch vụ phát triển kinh tế như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch, xuất nhập khẩu còn ít, cải cách hành chính chậm chưa đáp ứng yêu cầu; một số tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm diễn biến phức tạp; cơ chế chính sách xã hội còn thiếu chưa tạo động lực phát triển mạnh mẽ… nảy sinh không ít khó khăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội và sự phát triển thế hệ

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay – thực trạng và giải pháp (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)