Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 38)

5. Kết cấu chuyên đề

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất

hàng. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất nhằm giúp cho khách hàng nhận thấy khả năng vững mạnh về tài chính, độ an toàn, tin cậy, chuyên nghiệp, uy tín của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình.

3.2.2.1 Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị

Mở rộng các điểm giao dịch, thuê các văn phòng chuyên dụng: thực thế hiện nay, mặt bằng của VPBank còn đang hạn chế, địa điểm đặt ATM còn chưa thuận lợi, khó tìm. Một số phòng giao dịch còn nhỏ, hẹp. Do vậy, VPBank cần thuê thêm các địa điểm có mặt bằng tốt, giao thông thuận tiện, phân bố đồng đều ở các nơi giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các điểm giao dịch. ATM còn cũ, dễ hư hỏng. có nhiều vết xước, nứt vỡ và bị han gỉ, VPBank nên có kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời để tránh gây ấn tượng không tốt đối với khách hàng. Chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc vào môi trường, cảnh quan xung quanh quầy giao dịch, VPBank nên hướng dẫn nhân viên giao dịch sắp xếp quầy giao dịch gọn gàng, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn 5S đã ban hành. Nên bố trí các cây xanh xung quanh điểm giao dịch. Bên trong quầy giao dịch nên để không gian dành cho khách hàng rộng hơn nhằm tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng đến giao dịch.

3.2.2.2 Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống và hiện đại Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống:

Mạng lưới hoạt động là cầu nối giữa khách hàng với ngân hàng. Mạng lưới hoạt động rộng và cơ sở hạ tầng ổn định sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần nhất định. Vì vậy, VPBank cần xây dựng một mạng lưới hoạt động hợp lý. Xây dựng kênh phân phối truyền thống bao gồm sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm tài chính cá nhân hiện đại. Hiện nay, số điểm giao dịch của VPBank còn hạn chế, chưa bao phủ hết được trên các tỉnh thành trong cả nước. Vì vậy, VPBank cần mở rộng các trung tâm, các phòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, khai thác tối đa nhu cầu của mọi khách hàng.

Phát triển mạng lưới kênh phân phối hiện đại.

Hiện nay, các giao dịch trên ATM của VPBank còn chưa được phổ biến, số lượng khách hàng sử dụng còn ít. VPBank cần có chính sách tối đa hóa các vai trò của từng kênh phân phối này như

các hệ thống thanh toán thẻ như Banknet, Smartlink, MasterCard… nhằm cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau với chi phí rẻ hơn.

Tiếp tục triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet Bankjng, Mobie Banking… Việc sử dụng kênh phân phối này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí. Thông qua kênh phân phối này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng ở mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng.

Liên kết với các công ty, dịch vụ thanh toán trực tuyến triển khai sản phẩm ví điện tử của VPBank, gắn kết các tài khoản tiền gửi khách hàng tại ngân hàng.

Bên cạnh việc phát triển mạng lưới, VPBank cần củng cố, sắp xếp và cơ cấu lại mạng lưới các chi nhánh khu vực theo yêu cầu kinh doanh của từng vùng, từng khu kinh tế, lĩnh vực theo hướng tập trung vào địa bàn trọng điểm, nhắm đến khách hàng mục tiêu, có tiềm năng phát triển mạnh, phù hợp với chiến lược của ngân hàng.

Ban hành những quy định, quy chế rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, vị trí nhằm loại bỏ sự chồng chéo, rườm rà trong công việc.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w