Về trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 51)

II. Một số đặc điểm trong tổ chức hoạt động NC&TK trong các doanh nghiệp Việt Nam

1.Về trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp

theo mô hình nào trong các mô hình trên đây thì chúng đều có một số điểm chung như sau:

1. Về trình độ chuyên môn, năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp trong doanh nghiệp

Trừ một số ít doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như dược phẩm, thiết bị y tế hay một số doanh nghiệp trong mạng lưới doanh nghiệp “vệ tinh” cho các doanh nghiệp FDI, ở hầu hết các doanh nghiệp còn lại, trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong nhiều doanh nghiệp không cao, tình trạng làm việc không đúng ngành nghề đào tạo là khá phổ biến. Do thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ nhiều doanh nghiệp đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lành nghề, trong khi chính họ lại dư thừa lao động chưa qua đào tạo. Khả năng kỹ thuật yếu kém trong các doanh nghiệp chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới công nghệ.

Trong cuộc điều tra tiềm lực KH&CN trong các ngành công nghiệp năm 2005 do Tổng cục thống kê thực hiện, nguồn nhân lực KH&CN20

được thống kê chỉ chiếm 7,24% tổng số lao động của các doanh nghiệp. Trong số này 71,9% có trình độ đại học, 26,9 có trình độ cao đẳng, 0,9% là thạc sỹ, trình độ tiến sỹ và tiến sỹ khoa học chiếm khoảng 0,14%. Lực lượng KH&CN trong các doanh nghiệp phân bổ không đều. Các doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 16,2% tổng số doanh nghiệp nhưng chiếm đến 42,1 tổng số lao động khoa học, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tới 58,9% tổng số doanh nghiệp nhưng chỉ chiếm 27,9% nhân lực KH&CN. Tính trung bình một doanh nghiệp nhà nước có 64 lao động KH&CN, cao gấp 5,5 lần doanh nghiệp ngoài nhà nước và cao gấp 2,1 lần doanh nghiệp FDI.

Trong nhiều hội thảo về hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng gần đây các giải pháp trợ giúp cho doanh nghiệp được đề xuất là chia thành 2 nhóm: nhóm 1 là các trợ giúp về tài chính với các biện pháp như bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu, bảo lãnh nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật; nhóm 2 là nhóm trợ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đó các giải pháp được đưa lên hàng đầu là trợ giúp về công nghệ, trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo nhân lực tiếp thu, vận hành các kỹ thuật của nền sản xuất hiện đại.

2. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

Tình hình chung là các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết phục vụ nghiên cứu cũng như chưa chú trọng đến sự phát triển đồng bộ cả về con người, về thông tin và tổ chức vận hành, khai thác những thiết bị phục vụ nhu cầu nghiên cứu trong doanh nghiệp. Về nội dung này có thể tham khảo nhận xét của PGS. Vũ Cao Đàm trong cuộc khảo

20

Khái niệm nhân lực KH&CN được hiểu là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, nhiệm vụ được đào tạo từ bậc cao đẳng trở lên.

sát về tình hình sản xuất công nghiệp ở gần 30 xí nghiệp công nghiệp có quy mô khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp21

“Hoạt động nghiên cứu còn xa mới đạt được yêu cầu của các xí nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường: Thiếu rất nhiều loại labo phân tích các thông số kỹ thuật của sản xuất và sản phẩm; hầu như không xí nghiệp nào có xưởng pilot; càng không có các bộ phận NC&TK để nghiên cứu đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm”.

Nếu lấy tiêu chí đơn giản nhất để đánh giá mức độ quan tâm tới hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp là xem xét tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ công nhân của doanh nghiệp thì có thể thấy rằng tỷ lệ số doanh nghiệp được trang bị máy tính đặc biệt tỷ lệ máy tính được nối mạng INTERNET là rất thấp. Việc doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống máy tính nối mạng, có các thiết bị phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, hay các tạp chí chuyên ngành tham khảo là cái gì hết sức sa xỉ đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam.

Cuộc điều tra năm 2005 của Tổng cục Thống kê đối với 7.580 doanh nghiệp ở 29 nhóm ngành công nghiệp cho thấy trình độ công nghệ thông tin của các doanh nghiệp còn rất khiêm tốn, bình quân một doanh nghiệp được trang bị 15 máy tính, 42% có mạng nội bộ, 66% có kết nối Internet, tỷ lệ Website đạt 12,5% và 2,5% thực hiện giao dịch điện tử với giá trị bình quân 164 triệu đồng /doanh nghiệp. Theo loại hình doanh nghiệp, trình độ công nghệ thông tin cao nhất thuộc về những doanh nghiệp FDI với bình quân 27 máy tính/doanh nghiệp, 63,6% có mạng nội bộ, 89,7% kết nối Internet và 3,38% thực hiện giao dịch thương mại điện tử.

21

Vũ Cao Đàm, “Luật Khoa học và Công nghệ cần quan tâm đến hoạt động KH&CN trong sản xuất”, Tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 6/2008

Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý giữa trình độ về kỹ thuật công nghệ thấp và nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp: chỉ 5,65% doanh nghiệp được điều tra có nhu cầu về đào tạo công nghệ.

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 51)