Chính sách khuyến khích hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp thiếu rõ ràng, minh bạch và thực sự không khuyến khích doanh

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 78)

II. Một số nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK ở doanh nghiệp

3.Chính sách khuyến khích hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp thiếu rõ ràng, minh bạch và thực sự không khuyến khích doanh

nghiệp thiếu rõ ràng, minh bạch và thực sự không khuyến khích doanh nghiệp

Có thể nói các ưu đãi về thuế dành cho đối tượng doanh nghiệp phát triển KH&CN nói chung và NC&TK nói riêng là loại chính sách được chú ý nhều nhất trong hệ thống các chính sách khuyến khích. Đây cũng là vấn đề được nhiều văn bản quy phạm pháp luật tập trung điều chỉnh trong suốt thời gian qua. Để thúc đẩy NC&TK, đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ cao. Nhà nước đã áp dụng các mức ưu đãi tương đối cao đối với hoạt động KH&CN với 6 sắc thuế bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập

27

Hội thảo “Phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 26/09/2007.

cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế đất. Đối tượng được hưởng ưu đãi tương đối rộng, bao gồm: nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu phục vụ cho hoạt động NC&TK và đổi mới công nghệ (ưu đãi thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng), các hoạt động NC&TK và các hoạt động dịch vụ KH&CN (ưu đãi thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế đất). Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép doanh nghiệp hạch toán vốn đầu tư phát triển KH&CN vào giá thành sản phẩm, được lập quỹ phát triển KH&CN trích từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Gần đây, theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển KH&CN đã có một bước tiến dài. Từ chỗ chi phí cho hoạt động KH&CN được coi là chi phí hợp lý đến việc cho phép doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế cho phát triển KH&CN.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhất là DNNVV ngoài quốc doanh chưa nắm được đầy đủ thông tin về chính sách, công cụ khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước; những thủ tục để doanh nghiệp hưởng ưu đãi còn phức tạp, rườm rà không phát huy được tác dụng. Đối tượng miễn giảm thuế tương đối nhiều trong khi chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cách thức để xác định các đối tượng đó dẫn đến tình trạng các cơ quan thuế gây khó khăn cho các đối tượng được ưu đãi. Thêm nữa sự chậm trễ trong ban hành các văn bản hướng dẫn và thi hành cũng tạo ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đơn cử Nghị định 119/CP28 về khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ được ban hành năm 1999 nhưng cho đến năm 2002 mới có thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 78)