Từ những nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK trong các doanh nghiệp mà chủ yếu là các nhân tố liên quan

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 83)

II. Một số nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK ở doanh nghiệp

3.Từ những nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK trong các doanh nghiệp mà chủ yếu là các nhân tố liên quan

chức NC&TK trong các doanh nghiệp mà chủ yếu là các nhân tố liên quan đến việc tạo lập một môi trường hoạt động mang tính cạnh tranh, bình đẳng cho doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp đã gợi suy cho các nhà quản lý về chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này. Cần có những thay đổi một cách cơ bản so với cách hỗ trợ truyền thống và không hiệu quả mà từ trước tới nay chúng ta vẫn thực hiện.

Bên cạnh đó, cũng dễ thấy một điều là chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước hiện chưa tạo động lực phát triển hoạt động KH&CN, nhất là hoạt

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊI. Kết luận I. Kết luận

Kết luận thứ nhất, tổ chức và hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp gắn với đổi mới công nghệ, cải tiến kết cấu, chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường là nhu cầu của mọi loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu hay quy mô hoạt động là lớn, nhỏ hay vừa. Trong thực tiễn hoạt động, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất coi trọng hoạt động NC&TK nhằm tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Kết luận thứ hai, hoạt động NC&TK hiện diện trong mọi loại hình doanh nghiệp không phân biệt quy mô hoạt động của doanh nghiệp là lớn, nhỏ hay vừa. Sự khác biệt giữa hoạt động NC&TK trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau là nội dung hoạt động NC&TK và hình thức tổ chức hoạt động này sao cho đảm bảo phát huy hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam có thể khẳng định chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động NC&TK như những tập đoàn sản xuất hay doanh nghiệp lớn trên thế giới. Với đa số doanh nghiệp, các hoạt động NC&TK sau đây mang tính phổ biến hơn cả: hoạt động nghiên cứu đổi mới công nghệ, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoạt động nghiên cứu nhằm cải tiến về kết cấu, chất lượng và mẫu mã của sản phẩm cũng như hoạt động nghiên cứu làm chủ, cải tiến và phát triển công nghệ trong sản xuất.

Kết luận thứ ba, nghiên cứu hiện trạng về tổ chức hoạt động NC&TK

trong doanh nghiệp có thể thấy rằng đây là một quá trình “động”, đó là cùng với sự phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp, 4 mô hình tổ chức hoạt động NC&TK sẽ vận động, biến đổi không ngừng và

thay thế cho nhau. Có thể ban đầu hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp chỉ do một hoặc một nhóm cán bộ kỹ thuật phụ trách sau đó do nhu cầu phát triển doanh nghiệp, họ đã xây dựng một tổ chức chuyên trách với tên gọi phòng NC&TK trong doanh nghiệp. Vậy ở đây cũng không loại trừ tình huống ngược lại là có những doanh nghiệp có phòng NC&TK trong cơ cấu của mình ngay từ những ngày đầu thành lập doanh nghiệp nhưng bởi vai trò và sự đóng góp mờ nhạt của phòng này cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp nên sau đó phòng này đã bị giải thể.

Kết luận thứ tư, trước đây khi đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến tổ

chức và hoạt động NC&TK của doanh nghiệp, yếu tố luôn được nhắc đến là các yếu tố bên trong doanh nghiệp và quy mô hoạt động của doanh nghiệp được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất tới tổ chức và hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nghiên cứu này có thể khẳng định trong số các yếu tố bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của DNNVV thì việc thiếu một chiến lược phát triển doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới tổ chức và hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng nhiều nhất đến tổ chức và hoạt động NC&TK của doanh nghiệp qua nghiên cứu khẳng định là các yếu tố đến từ thể chế kinh tế, từ môi trường cho doanh nghiệp hoạt động chứ không chỉ là các chính sách khuyến khích tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN (trong đó có hoạt động NC&TK) ở doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 83)