Phòng chuyên trách về NC&TK

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 45)

I. Một số mô hình tổ chức NC&TK trong doanh nghiệp ở Việt Nam

1. Phòng chuyên trách về NC&TK

Các phòng chuyên trách này có thể mang các tên gọi khác nhau như phòng NC&TK, phòng kỹ thuật, phòng quản lý khoa học, phòng thử nghiệm hay phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), … (sau đây gọi chung là phòng NC&TK). Về vị trí, một mặt phòng NC&TK mang tính tổ chức độc lập tương đối, mặt khác phòng NC&TK này có mối liên kết chặt chẽ với các bộ phận còn lại trong doanh nghiệp.

Kết quả điều tra cho thấy mô hình tổ chức hoạt động nghiên cứu mang tính chất tập trung dưới hình thức phòng NC&TK này xuất hiện chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phục vụ xuất khẩu và trong một số DNNVV sản xuất, kinh doanh ở những lĩnh vực đặc thù như dược phẩm hay thiết bị y tế. Ưu điểm của mô hình tổ chức hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp dưới hình thức tổ

DNNVV trong việc xây dựng văn hoá sáng tạo và đổi mới nói chung hay tạo ra một phòng nghiên cứu hiệu quả nói riêng là vốn và con người”.

19Đề ánđánh giátiềm lực KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2004-2008, do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN chủ trì thực hiện trong năm 2008 đã tiến hành điều tra hiện trạng và đánh giá tiềm lực KH&CN của KH&CN chủ trì thực hiện trong năm 2008 đã tiến hành điều tra hiện trạng và đánh giá tiềm lực KH&CN của Tỉnh theo 4 mặt cắt: nguồn nhân lực KH&CN, nguồn tài lực KH&CN, nguồn vật lực KH&CN và nguồn tin lực KH&CN. Việc đánh giá tiềm lực được thực hiện ở các khối cơ quan là các cơ quan quản lý KH&CN, các tổ chức KH&CN (viện nghiên cứu, trường đại học/cao đẳng) và khu vực doanh nghiệp. Mẫu phiếu điều tra tiềm lực KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc (mẫu dùng cho doanh nghiệp) xin được xem chi tiết tại phần Phụ lục ở cuối Luận văn)

Mẫu phiếu điều tra khối doanh nghiệp được thiết kế nhằm đánh giá năng lực sử dụng các hoạt động NC&TK và đổi mới công nghệ như một trong những công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong bối cảnh hội nhập. Ngoài các thông tin chung về doanh nghiệp thì thông qua các thống kê về số lượng cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật viên làm việc trong doanh nghiệp, tỷ lệ nhóm này trên tổng số lao động của doanh nghiệp, về trình độ đào tạo của lực lượng lao động ở doanh nghiệp, trong đó đặc biệt coi trọng thống kê về trình độ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư thuộc phòng kỹ thuật trong doanh nghiệp (nếu có). Thống kê các hoạt động NC&TK và đổi mới mà doanh nghiệp đã thực hiện từ năm 2004 đến nay là một nguồn thông tin quan trọng khác trong mẫu phiếu này.

chức phòng NC&TK này là: doanh nghiệp chủ động và định hướng được các hoạt động nghiên cứu vào phục vụ cho chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Với mô hình tổ chức chuyên trách doanh nghiệp sẽ tập hợp được đội ngũ cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ nhất trong doanh nghiệp tham gia vào hoạt động NC&TK và hoạt động nghiên cứu đã trở thành một trong những hoạt động mang tính thường xuyên, chủ động của doanh nghiệp. Ở một số doanh nghiệp loại này, chúng ta thấy có chức danh phó giám đốc doanh nghiệp phụ trách kỹ thuật, thườngđồng thời là người phụ trách phòng NC&TK của doanh nghiệp.

Ở một vài doanh nghiệp, qua điều tra cho thấy, không phải ngay khi hình thành doanh nghiệp đã có phòng NC&TK trong cơ cấu của doanh nghiệp, mà phải trải qua một quá trình hoạt động của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, từ sức ép của cạnh tranh và từ nhận thức của giám đốc doanh nghiệp về vai trò của KH&CN trong sản xuất nên sau đó phòng này mới được thành lập. Vì vậy, về mặt lịch sử thì phòng NC&TK trong các doanh nghiệp thường là một trong những tổ chức trẻ nhất so với các tổ chức còn lại. Với những ưu thế về việc tập trung nguồn lực chất lượng cao cũng như trong việc đầu tư từ doanh nghiệp, mô hình phòng NC&TK chuyên trách thường mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Từ kết quả điều tra cũng cho thấy có sự liên hệ giữa hình thức tổ chức hoạt động NC&TK với loại hình hoạt động NC&TK và đổi mới công nghệ mà các doanh nghiệp thường thực hiện. Nghiên cứu thống kê 5 loại hình hoạt động NC&TK và đổi mới mà doanh nghiệp thực hiện từ 2004 đến nay (NC&TK; Thiết kế sản phẩm mới; Cải tiến sản phẩm đang có; Thiết kế/áp

dụng quy trình công nghệ mới; Cải tiến quy trình công nghệ đang có) cho thấy số các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ 5 hoạt động nghiên cứu nêu trên thì cũng đồng thời là các doanh nghiệp đã xây dựng tổ chức NC&TK chuyên trách trong cơ cấu của doanh nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)