II. Một số nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK ở doanh nghiệp
2. Môi trường cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền và các
nước lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền và các DNNVV.
Trong xu thế toàn cầu hoá, cần phải tôn trọng sự bình đẳng về cơ hội. Sự bất bình đẳng về phân bổ nguồn lực là một vật cản khiến các DNNVV, các doanh nghiệp tư nhân khó có cơ hội phát triển. Trong khi đó đây là khu vực hiện tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cũng như tạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội.
Ở Việt Nam, hàng chục năm qua, nguồn lực quốc gia đã được tập trung tối đa cho các Tổng công ty Nhà nước, cùng với đó là những ngành nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Mặc dù không có thay đổi nhiều về chất nhưng hàng chục Tổng công ty 90/91 đã được đôn lên thành những tập đoàn kinh tế. Theo thống kê của Ban đổi mới doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước đang chiếm giữ tới 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước, 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 40% GDP, chưa kể trong 40% GDP ấy phần lớn có được nhờ đặc quyền khai thác các tài nguyên quốc gia27
. Trong môi trường cạnh tranh bất bình đẳng này, các doanh nghiệp chủ yếu tìm cách khai thác các chính sách của nhà nước nhằm trục lợi cho doanh nghiệp hơn là đầu tư dài hơi vào hoạt động NC&TK từ đó đổi mới công nghệ sản xuất giúp doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phải chăng đây cũng chính là một trong những tác nhân làm giảm hiệu lực của các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển bằng KH&CN và NC&TK mà Nhà nước đã ban hành trong thời gian qua.