Trong 6 năm thực hiện thí điểm Nghị định 119, Bộ KH&CN đã nhận được đề xuất của gần 500 doanh nghiệp xin hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đổi mới công nghệ Trong đó có 111 doanh nghiệp được phê duyệt vớ

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 79)

II. Một số nhân tố khách quan gây trở ngại trong việc hình thành tổ chức NC&TK ở doanh nghiệp

28Trong 6 năm thực hiện thí điểm Nghị định 119, Bộ KH&CN đã nhận được đề xuất của gần 500 doanh nghiệp xin hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đổi mới công nghệ Trong đó có 111 doanh nghiệp được phê duyệt vớ

nghiệp xin hỗ trợ kinh phí nghiên cứu đổi mới công nghệ. Trong đó có 111 doanh nghiệp được phê duyệt với tổng kinh phí hỗ trợ 105,819 tỷ đồng (chiếm 13% tổng kinh phí).

Vấn đề trung thực trong kê khai tài chính, kết quả kinh doanh chỉ có một phần ảnh hưởng tới chính sách. Nhưng trong thực tế, đây lại là vấn đề nổi cộm của cộng đồng doanh nghiệp. Xu hướng né tránh các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cố tình khai tăng tổng mức đầu tư, tranh thủ chiếm dụng vốn ngân sách vẫn chiếm đa số trong cộng đồng doanh nghiệp. Hệ quả là các ưu đãi về thuế bị giảm tác dụng, không khuyến khích được doanh nghiệp phát triển.

Riêng về vấn đề ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, đây là vấn đề khá “nóng” đối với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Sự bảo hộ của Nhà nước đôi khi lại là công cụ điều chỉnh thị trường trong tay các tổng công ty lớn của Nhà nước, điều này khiến tính rủi ro khi đầu tư phát triển KH&CN của doanh nghiệp tăng cao và trở nên khó lường. Bên cạnh đó, tâm lý len lỏi, luồn lách qua các khe hở pháp luật về thuế nhằm đạt lợi nhuận tối đa cho từng thương vụ vẫn phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với sức ép mạnh mẽ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ưu đãi này đôi khi lại trở thành áp lực khiến khả năng đầu tư cho hoạt động NC&TK của cộng đồng doanh nghiệp bị chuyển đổi mục đích sang các khoản chi phí cơ hội nhằm đối phó với thị trường.

Một vấn đề mang tính thời sự là xu thế toàn cầu hoá và tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam đang đặt cộng đồng doanh nghiệp trước thách thức lớn. Việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và cân bằng ưu đãi giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã mang lại lợi thế cho các tập đoàn lớn của nước ngoài trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam, kéo theo hàng loạt các công ty vệ tinh từ nước ngoài vốn sẵn có các quan hệ làm ăn với tập đoàn. Thị trường ngày càng eo hẹp trong khi không có lợi thế về KH&CN cũng như cơ sở hạ tầng sẽ dễ làm nản lòng các doanh nghiệp khi muốn mạo hiểm đầu tư đổi mới công nghệ và càng vô vọng trong việc bỏ chi phí chi cho NC&TK.

Tư tưởng mặc cảm tự ti là tồn tại khó xoá bỏ trong cộng đồng doanh nghiệp và sự thiếu vững chãi của hệ thống chính sách hỗ trợ đang góp phần thủ tiêu khả năng cạnh tranh bằng kết quả KH&CN.

Hỗ trợ tài chính, đất đai và các dịch vụ công: Đây cũng là vấn đề thường được đề cập song song với ưu đãi thuế trong các chính sách phát triển KHC&N và vấn đề này cũng thường gặp những khúc mắc tương tự như ưu đãi thuế, ngoài ra do tính chất đặc thù của từng địa phương nên cũng phát sinh nhiều vướng mắc được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Nhà nước có chính sách ưu đãi tín dụng và hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư cho các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và các tổ chức NC&TK, tập trung qua 4 kênh là ngân hàng, Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ phát triển KH&CN. Đầu tư chung cho NC&TK chiếm khoảng 0,4% so với GDP năm 2001. Trong thời gian qua Nhà nước đã dành nguồn vốn đầu tư đáng kể nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua việc bỏ vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm trọng điểm phục vụ nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm của các cơ quan KH&CN.

Các chính sách ưu đãi tín dụng mới chỉ được quy định trên giấy tờ, trên thực tế các nhà khoa học và các doanh nghiệp hầu như chưa được tiếp cận với các nguồn ưu đãi, một phần vì các nguồn này tập trung vào các dự án đầu tư đổi mới công nghệ lớn, trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tiềm lực có hạn chỉ có thể đầu tư từng phần và dần dần trong tổng thể dự án đầu tư lớn. Thực tế cho thấy vẫn còn thiếu chính sách cho việc phát triển vốn đầu tư mạo hiểm và đầu tư mạo hiểm.

Theo các văn bản hiện hành về hỗ trợ tài chính, Nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu những ngành nghề

thuộc diện được Nhà nước ưu tiên khuyến khích do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức KH&CN thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng đề tài, dự án của DNNVV được hỗ trợ theo chương trình trên là rất khiêm tốn. Điều này xuất phát từ tư tưởng phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp lớn và các DNNVV, nhất là khi các DNNVV này là ở khu vực ngoài quốc doanh. Không chỉ có vậy, những phiền hà, khắt khe trong thủ tục hành chính như khả năng tài chính, vốn đối ứng, bảo toàn vốn cùng với hồ sơ giấy tờ đã tạo ra một rào cản khá lớn cho các DNNVV đã vốn rất yếu về những mặt này. Các quy định này tuy chính đáng nhưng đã gạt bỏ cộng đồng DNNVV ra khỏi đối tượng thụ hưởng của mình.

III. Kết luận của chương 3

Một phần của tài liệu Những trở ngại trong việc hình thành tổ chức nghiên cứu và triển khai trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 79)