Chưa phân biệt rõ mối quan hệ giữa lợi nhuận theo mục tiêu tài chính và

Một phần của tài liệu phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp (Trang 37)

theo mục tiêu thuế. Điều này dẫn đến cách hiểu sai lệch của những người chịu trách nhiệm trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, cũng như các đối tượng sử dụng thông tin kế toán bên ngoài doanh nghiệp.

- Một số hạn chế về doanh thu và chi phí khi xác định thuế TNDN:

+ Sự khác biệt về doanh thu dẫn đến sự chênh lệch về lợi nhuận kế toán và TNCT. Doanh thu nhận trước hoặc doanh thu đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng được ghi nhận là doanh thu tính thuế, nhưng sẽ được hạch toán là doanh thu kế toán ở các niên độ. Khoản chênh lệch doanh thu này tạo ra tài sản thuế hoãn lại trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Sự khác biệt về chi phí dẫn đến sự chênh lệch về lợi nhuận kế toán và TNCT. Doanh nghiệp không được thuế chấp nhận một số chi phí trích trước theo nguyên tắc phù hợp của kế toán. Thuế chỉ chấp nhận chi phí khi chi phí đó đã thực chi. Sự khác biệt về chi phí còn do các chi phí dự phòng vượt mức khống chế cho phép chưa được phép chấp nhận hoặc thiếu căn cứ thuyết phục. Khi chi phí theo thuế tăng sẽ làm cho TNCT giảm hơn so với thu nhập kế toán. Khoản chênh lệch chi phí này tạo ra một khoản Nợ thuế hoãn lại.

- Hệ thống chứng từ kế toán được thiết kế như hiện nay chưa thực sự giải quyết được mối quan hệ: vừa phải tuân thủ theo những quy định thống nhất của Nhà nước, nhưng lại phải phù hợp với đặc điểm về hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Chính vì lý do này nên hệ thống chứng từ kế toán hiện nay chưa thực sự đáp ứng yêu cầu hạch toán của doanh nghiệp, đồng thời cũng chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý và hành thu thuế.

- Các mẫu biểu quyết toán thuế TNDN phức tạp, không linh hoạt và thường xuyên thay đổi gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong cách hiểu cũng như áp dụng.

- Có nhiều chủ doanh nghiệp không hiểu nhiều về kế toán nên chưa xác định được tầm quan trọng của người làm công tác kế toán, vì thế họ không nắm được kế toán Việt Nam hiện đang có sự biến đổi rất nhiều. Do đó,các chủ doanh nghiệp không có chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ kế toán, khiến phần lớn các nhân viên kế toán tại doanh nghiệp đều không có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận với các văn bản pháp quy mới về tài chính kế toán nên thường hiểu sau hay không áp dụng các quy định mới về kế toán, thuế.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP ĐỊNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Một là, hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17

Như đã nói ở trên, việc thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhận diện, ghi nhận và hạch toán các khoản chênh lệch. Do vậy cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện nội dung của chuẩn mực kế toán số 17, chỉnh sửa những điểm còn chưa thống nhất giữa chuẩn mực kế toán với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm tạo sự thống nhất về cùng một vấn đề, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng cũng như cơ quan quản lý trong quá trình kiểm tra.

Hai là, hoàn thiện nội dung Luật thuế TNDN

Việc ban hành và thực thi Luật thuế TNDN cần phải có sự tôn trọng các nguyên tắc và các chuẩn mực kế toán để đảm bảo cho việc thực hành kế toán nằm trong một hành lang pháp lý mà ở đó trách nhiệm và quyền lợi của người làm kế toán và của doanh nghiệp được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, minh bạch và có tính công bằng. Đặc biệt là về xác định các khoản chi phí hợp lý để

tính TNCT, bởi đây là nội dung quan trọng nhất trong việc xác định TNCT, qua đó xác định chính xác thuế TNDN phải nộp và có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường các biện pháp quản lý nhằm hạ thấp chi phí thực tế phát sinh, thực hiện tiết kiệm và hạ thấp giá thành sản phẩm.

Ba là, chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp nhằm đưa chuẩn mực số 17 nói riêng cũng như những chính sách kế toán mới nói chung áp dụng vào thực tiễn một cách nhanh chóng, kịp thời. Đây là vấn đề cốt lõi vì con người là nhân tố quan trọng nhất của bất kỳ quá trình đổi mới nào.

Bốn là, cần có các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục quốc gia phải có trách nhiệm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm về thuế theo quy định của pháp luật. Tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời lên án mạnh mẽ và kiên quyết các hành vi gian lận thuế.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh hoạt động tư vấn, cung cấp dịch vụ về thuế, về kế toán giúp cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế hiểu rõ quy định của các luật thuế, làm tốt công tác kế toán để thực hiện được nghĩa vụ về trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu phương pháp xác định và hạch toán thuế thu nhập trong doanh nghiệp (Trang 37)