Nét văn hóa trong tính cch con người Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 131)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.3.3 Nét văn hóa trong tính cch con người Việt Nam

Tính cách là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của người đó trong những hoàn cảnh điển hình. Bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Do đó, con người là một thực thể tồn tại trong xã hội linh hoạt và phức tạp nhất. Con người sáng tạo ra ngôn ngữ để phục vụ cho đời sống và cũng chỉ có ngôn ngữ mới có thể thỏa mãn được nhu cầu truyền tải những thông điệp, tư tưởng, tình cảm của con người. Thông qua ngôn ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nói riêng cũng giúp cho chúng ta phần nào hình dung được những đặc điểm về tính cách của người Việt Nam.

Có một điều dễ nhận thấy về đặc điểm tính cách của người Việt Nam được nói đến trong thành ngữ là tồn tại cả những tính cách tốt, tích cực và những tính cách xấu, tiêu cực. Trong đó, nét tính cách xấu được nói đến nhiều hơn. Lí giải về điều này, có nhiều cơ sở khác nhau. Trong đó, có thể kể đến

126

việc dân tộc Việt Nam là một cộng đồng người coi trọng sự giáo dục, ghét cái xấu, cái ác nên thường đề cập đến cái xấu, cái ác một cách thẳng thắn, không che giấu và xem đó như một cách để tự răn mình và dạy người.

Nét tính cách xấu, tiêu cực trong một bộ phận người Việt Nam có thể kể đến là sự lật lọng tráo trở như mặt tam mặt tứ, trở mặt như trở bàn tay, miệng nam mô bụng bồ dao găm, ...; sự nham hiểm, thâm độc trong cách xử thế như đâm dao sau lưng, gắp lửa bỏ tay người, độc có lông trong bụng, ném đ giấu tay, ngậm m u phun người, ...; sự toan tính, cầu lợi cho riêng mình như ngậm miệng ăn tiền; sự hung hăng, lì lợm như đầu trâu mặt ngựa, mặt trơ tr n bóng, mày chai mặt đ , ...; sự lấn lướt người khác đến mức không còn nể nang như được đằng chân lân đằng đầu, xỏ chân lỗ mũi, ...; sự hèn kém kiểu anh hùng rơm như miệng hùm gan sứa, đ nh giặc mồm, ...; sự lười nhác cũng được nói đến qua các thành ngữ như vụng miệng biếng chân, mồm miệng đỡ chân tay, há miệng chờ sung, ... Tính cách bợ đỡ, xu nịnh cũng là một tật xấu như ôm châm liếm gót, quỳ gối khom lưng, ...; tính cách tham lam đến mức tối mắt tối mũi trước của cải vật chất mà quên đi tình nghĩa. Nhiều trường hợp là sự dại dột đến mức tự chuốc vạ vào bản thân như

đâm đầu vào tròng, húc đầu vào đ , lấy dây buộc mình, ...

Những thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN cũng giúp cho chúng ta thấy được nhiều nét đẹp trong tâm hồn và tính cách của người Việt Nam. Ở phạm vi rộng của những mối quan hệ xã hội, người Việt luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong mọi hoàn cảnh. Họ đã chung lưng đấu cật, kề vai sát cánh, chung sức chung lòng, ... khi lao động sản xuất hay trong việc chống lại sự tàn phá địch họa, thiên tai. Trở về với đời sống thường ngày, người Việt Nam là những con người bình dị, chất phác. Bản chất hiền lành, lương thiện cùng với một tình yêu lao động thiết tha. Họ là những người chân chỉ hạt bột, miệng nói tay làm, ... Sự chân thật, thủy chung được thể hiện qua

127

các thành ngữ lòng ngay dạ thẳng, một lòng một dạ, dạ ngọc gan vàng, lòng son dạ sắt, ... Ông cha ta còn răn dạy con cháu rằng: “Ơn ai một chút chớ quên, oán ai một chút đ bên dạ này”. Đây là một thái độ vừa phân minh rạch ròi giữa ân và oán, lại vừa hàm chứa những ý nghĩa nhân văn của sự vị tha. Lời dạy đó là một lời khuyên thật chí lí, chí tình. Khi chịu ơn thì hãy ghi nhớ để trả ơn. Chuyện oán thù thì dù cho không quên được cũng chỉ nên “đ bên dạ này”, nghĩa là “cất giấu” mà không hành động, không gây thêm thù, chuốc thêm oán để tránh đi cái vòng luẩn quẩn của thế sự nhiễu nhương. Những thành ngữ như ghi lòng tạc dạ, ghi xương tạc tủy, ghi tâm khắc cốt, ... là những ví dụ để giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó. Khi giúp đỡ người khác, người Việt chúng ta có thái độ hết lòng hết dạ. Sự nhiệt tình đến mức nhiều khi lại mang đến cả sự rắc rối, thiệt thòi khiến cho chính người giúp đỡ cũng phải than phiền là đã làm một việc ôm rơm rặm bụng. Tuy nhiên không phải vì thế mà họ nhắm mắt làm ngơ trước những hoàn cảnh bất hạnh, ngang trái ở đời.

Trong mối quan hệ gia đình, người Việt chúng ta bộc lộ rất nhiều nét tính cách tốt như sự thủy chung của vợ chồng, sống gắn bó yêu thương, đầy trách nhiệm với nhau đến đầu bạc răng long. Tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng, thắm thiết đầu gối tay ấp, đầu gối má kề, ... Mối quan hệ anh em trong một gia đình đã được thành ngữ lựa chọn những hình ảnh không thể tách rời nhau để biểu hiện như máu chảy ruột mềm, như chân với tay, môi hở răng lạnh, ...

Một nét đẹp nữa không thể không nhắc tới trong tính cách Việt Nam là sự cần kiệm trong sinh hoạt. Cần kiệm là một nét đẹp của tính cách, nó khác hẳn với sự keo kiệt, bủn xỉn. Thành ngữ thắt lưng buộc bụng, nhịn miệng đãi khách đã cho chúng ta thấy một cách hành xử đẹp của người Việt trong những lúc khó khăn thiếu thốn. Họ sẵn sàng chịu nhận phần thiệt thòi về bản thân mình mà không oán thán kêu ca. Cha mẹ thắt lưng buộc bụng để nuôi con cái ăn học nên người. Hậu phương thắt lưng buộc bụng nhằm tăng cường sức

128

mạnh về vật lực cho tiền tuyến để giành chiến thắng. Đó chẳng phải là những biểu hiện sinh động cho đức hi sinh cao cả đó sao? Phải là một dân tộc giàu nghị lực sống, chiến đấu và xây dựng thì chúng ta mới có thể đương đầu và giành chiến thắng trước những thế lực quân thù hung hãn cũng như luôn bền bỉ, kiên trì, sáng tạo trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên từ một xuất phát điểm rất khó khăn. Những thành ngữ phản ánh và ngợi ca những tính cách quý báu đó là chân cứng đ mềm, tay trắng làm nên, có gan làm giàu, ...

Ý thức trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước luôn là mạch nước ngầm thao thiết chảy trong tâm thức của mỗi người Việt Nam. Các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN cũng góp phần phản ánh đặc điểm này. Tự thẳm sâu trong tâm hồn mỗi người dân đất việt, họ luôn coi quê hương là nơi

chôn nhau cắt rốn, là mảnh đất thiêng liêng, là cội rễ chở che và nâng bước cho mỗi con người trên dòng đời bôn ba trăm ngả.

129

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong chương 3 của luận văn, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ở bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ dụng.

1. Ở bình diện ngữ nghĩa: thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN được tìm hiểu dựa trên lí thuyết về ý nghĩa miêu tả và ý nghĩa biểu trưng. Với ý nghĩa miêu tả, khi thành ngữ được chia theo chức năng các bộ phận, chúng ta thấy có chức năng chỉ đặc điểm, chức năng chỉ hoạt động và chức năng chỉ tính chất. Khi thành ngữ được chia theo các phần trên cơ thể, chúng ta thu được nghĩa của thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận bên ngoài cơ thể và nghĩa của thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận bên trong cơ thể. Với ý nghĩa biểu trưng, chúng tôi nhận thấy, thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN có hai đặc điểm nổi bật là một bộ phận cơ thể có thể có nhiều ý nghĩa biểu trưng và một ý nghĩa biểu trưng được biểu hiện bằng nhiều bộ phận.

2. Ở bình diện ngữ dụng: thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN được tìm hiểu dựa trên góc nhìn của lập luận và góc nhìn của hội thoại. Theo đó, các thành ngữ tham gia vào lập luận có thể làm luận cứ hoặc kết luận. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ trong ca dao và Truyện Kiều. Dưới góc nhìn của lí thuyết hội thoại, các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đã thể hiện vấn đề lịch sự cũng như các tín hiệu phi lời trong giao tiếp.

3. Nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đã phác họa một phần bức tranh văn hóa Việt với các nét văn hóa của đời sống nông nghiệp đặc thù, nét văn hóa trong giao tiếp và những đặc trưng trong tính cách người Việt Nam. Một góc bức tranh văn hóa cũng giúp cho chúng ta nhận thấy những ưu điểm và cả những hạn chế trong tính cách của con người Việt Nam mà ông cha ta đã gửi vào trong thành ngữ. Thiết nghĩ khi có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện sẽ giúp cho dân tộc chúng ta có những thuận lợi nhất định trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng cùng với khu vực và quốc tế.

130

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)