Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của hội thoại

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 123)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN từ góc nhìn của hội thoại

Trong đối thoại, ngoài những yếu tố thuộc về ngôn ngữ (ngôn ngữ được hiểu là các đơn vị từ vựng và các đơn vị cú pháp), chúng ta còn sử dụng cả các yếu tố kèm lời và các yếu tố phi lời.

3.2.2.1.Yếu tố phi lời trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Yếu tố phi lời (non verbal) là những yếu tố không phải là những yếu tố kèm lời (paraverbal) được dùng trong đối thoại mặt đối mặt. Thuộc về yếu tố phi lời là: cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể. Vẻ mặt, ánh mắt cũng được tính là những tín hiệu phi lời. Những tín hiệu âm thanh như tiếng gõ, tiếng kéo bàn, xô ghế, huýt sáo, tiếng còi, ... đôi khi là trang phục, cách bài trí thoại trường. Tức những tín hiệu âm thanh không nằm trong hệ thống ngữ âm - âm vị học của một ngôn ngữ [3; 220].

Trong giao tiếp, chúng ta thường cảm nhận những yếu tố phi lời bằng thị giác. Những yếu tố tĩnh được biểu hiện qua khuôn mặt sẽ cung cấp những thông tin về giới tính, tuổi tác, dân tộc, thành phần xã hội và qua đó có thể khái quát thành tính cách của người đối thoại. Những thông tin này bước đầu tạo ra thiện cảm hấp dẫn người khác hoặc gây ra phản ứng chối bỏ cuộc hội thoại. những tín hiệu phi lời tuy là thứ yếu nhưng lại rất quan trọng, thiếu chúng cuộc trò chuyện sẽ tẻ nhạt, thậm chí phải chấm dứt.

Không phải tất cả các thành ngữ có chứa từ chỉ BPCT người đều thể hiện yếu tố phi lời trong giao tiếp. Điều này bị chi phối bởi chính những bộ phận xuất hiện trong các thành ngữ đó. Chỉ có những bộ phận trên cơ thể biểu hiện thái độ trong giao tiếp. Đặc biệt là thái độ được biểu hiện ra bên ngoài mà người đối thoại có thể dễ dàng nhận biết được bằng thị giác mới được xếp vào các tín hiệu phi lời. Chẳng hạn các bộ phận như mặt, đầu, tay, chân, ...

Trong những bộ phận nêu trên lại được chia thành hai loại là bộ phận tĩnh và bộ phận động. Trong giao tiếp, nếu các nhân vật giao tiếp có những

118

biểu hiện thông qua khuôn mặt như mặt ủ mày chau, mặt nặng như ch , mặt nặng như đ đeo, mặt như đưa đ m, ... thì đó được xem như những tín hiệu phi lời để giúp cho chúng ta nhận ra thái độ của người đối thoại đang buồn bã, bực dọc, tức giận hay u sầu, ... khi nhận biết được điều này, chúng ta sẽ có những “chiến lược” phù hợp trong giao tiếp. Ví dụ:

(100). Nàng càng mặt ủ mày chau

Càng nghe mụ nói càng đau như dần [56;157].

Nhiều khi nhân vật giao tiếp có thái độ sợ hãi, biểu thị một tâm lí yếu đuối thông qua vẻ mặt, cử chỉ hành động lúng túng hoặc không biết phản ứng như thế nào trong các thành ngữ sau: mặt ngây như c n tàn, mặt ngây như ngỗng ỉa, mặt như chàm đổ, mặt xanh như đít nh i, ...

(101). Giữa cái phòng họp s ng trưng, đang ngùn ngụt ý kiến về chiến tranh và hòa b nh th đã thấy giải vào một thằng tù binh Mĩ mặt như chàm đổ [16;395].

Cũng không ít những trường hợp, nhân vật tham gia giao tiếp sử dụng các yếu tố phi lời thông qua điệu bộ, cử chỉ trong giao tiếp. Đặc biệt, những trường hợp mà nhân vật giao tiếp muốn khoa trương thanh thế, thể hiện một sự hăng say, vui thú hoặc bực tức quá độ. Chẳng hạn như thành ngữ khoa chân múa tay trong ví dụ sau:

(102). Vòng ngoài có hơn vài chục “tham mưu con” “cò mồi” khoa chân múa tay cãi đến sùi bọt mép, tháo mồ hôi hột ra [53].

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)