Chức năng ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 64)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3. Chức năng ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Từ và ngữ là những yếu tố cơ bản để tạo thành một câu hoàn chỉnh (chúng tôi quan niệm rằng từ và ngữ trong trường hợp này được sử dụng đúng theo quy tắc ngữ pháp và ngữ nghĩa). Thành ngữ là những ngữ cố định nhưng có chức năng hoạt động như từ. Vì vậy, trong hoạt động hành chức, thành ngữ cũng được sử dụng để tạo nên những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn mà gần gũi và phổ biến nhất là đơn vị câu. Qua việc khảo sát ngữ liệu từ thực tiễn sinh hoạt, báo chí và các tác phẩm văn học, chúng tôi nhận thấy chức năng ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN biểu hiện trong câu như sau:

59

2.3.1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần nòng cốt của câu

“Thành phần nòng cốt của câu là thành phần đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và thực hiện được chức năng giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với văn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng. rong trường hợp b nh thường, câu có hai thành phần nòng cốt là chủ ngữ và vị ngữ.” [17;26]. 2.3.1.1. Làm chủ ngữ

“Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ.” [17;26]. Chủ ngữ trong phần lớn các trường hợp mang ý nghĩa chỉ người và sự vật. Tuy nhiên, nó cũng có thể mang những ý nghĩa khác. Chủ ngữ được tạo nên bởi danh từ, cụm danh từ, đại từ, tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ, ...

Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN hoàn toàn có thể giữ chức năng ngữ pháp là chủ ngữ trong câu. Ví dụ:

(13).Chỉ tay năm ngón / là thói thường của những kẻ có quyền lực [17;29].

CN VN

(14). Mắt bồ câu/ là đôi mắt đẹp [54]. CN VN

(15). Mặt vàng như nghệ/ là sợ hãi rồi còn gì [54]. CN VN

(16). Hây hây / mày liễu mặt hoa

VN CN

Này người đi trước đâu mà đến đây [16;393].

Kết quả khảo sát cho thấy, Trong hai thành phần nòng cốt câu thì thành ngữ làm chủ ngữ có tỉ lệ thấp hơn khi chúng làm vị ngữ. Chủ ngữ do các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đảm nhận có thể là thành ngữ đối (mày liễu mặt hoa), thành ngữ so sánh (mặt vàng như nghệ) và thành ngữ thường (chỉ

60

tay năm ngón, mắt bồ câu). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, trong số các thành ngữ có thể giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu, dường như không có sự xuất hiện của tiểu nhóm thành ngữ so sánh theo kiểu [nhƣ B] (như đấm vào tai, như mở cờ trong bụng, như kiến đốt đít, ...). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do chức năng cơ bản của chủ ngữ là nêu đối tượng. Trong khi đó, những thành ngữ so sánh có cấu tạo theo kiểu [nhƣ B] lại không đáp ứng được yêu cầu này. Các trường hợp thành ngữ được cấu tạo theo kiểu cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ lại có thể làm chủ ngữ một cách khá dễ dàng, đặc biệt là đối với cụm danh từ.

Chủ ngữ có cấu tạo đa dạng. Chúng tôi sẽ tiến hành phân tích một số ví dụ mà chủ ngữ được cấu tạo từ thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN như sau:

Mắt bồ câu là đôi mắt đẹp DTTT PPS

CN VN

- Thành ngữ mắt bồ câu làm chủ ngữ trong ví dụ trên là một cụm danh từ.

Chỉ tay năm ngón / là thói thường của những kẻ có quyền lực. ĐT PPS

CN VN

- Thành ngữ chỉ tay năm ngón là chủ ngữ trong câu trên là một cụm động từ.

Mặt vàng như nghệ/ là sợ hãi rồi còn gì.

Cn1 Vn1

CN VN

- Thành ngữ mặt vàng như nghệ làm chủ ngữ trong ví dụ nêu trên là một cụm chủ - vị.

Hây hây / mày liễu mặt hoa.

61

VN CN

- Trong ví dụ (16), thành ngữ mày liễu mặt hoa làm chủ ngữ có cấu tạo từ một cụm từ đẳng lập.

2.3.1.2. Làm vị ngữ

“Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại với thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ mà thành phần chủ ngữ bi u thị.” [27;30]. Vị ngữ biểu hiện sự hoạt động, tính chất, trạng thái của con người, hiện tượng, sự vật và được xem là trung tâm của tổ chức câu. Cấu tạo của vị ngữ rất đa dạng. Có thể là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ hoặc cụm chủ - vị, ...

Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN có khả năng làm vị ngữ trong câu. Xét các ví dụ sau:

(17). Vợ chồng/ đầu gối má kề

CN VN

Lòng nào mà bỏ mà về cho đang [1;173].

(18). Thế gian/ khẩu thiệt vô bằng

CN VN

Không mà nói có mần răng đặng chừ [1;245].

(19). Vợ tôi / vẫn tay hòm chìa khóa. Cô ấy lo toan mọi việc trong gia đ nh [54]. CN VN

(20). Cô kia /má phấn môi son

CN VN

Nắng dầu mưa dãi, càng giòn càng ưa [1;270].

(21). Phạm Công/ ruột xót như bào.

CN VN

62

Ba loại thành ngữ như chúng tôi đã phân chia đều có thể làm vị ngữ trong câu. Từ các ví dụ đã dẫn ra, chúng ta thấy, thành ngữ đối làm vị ngữ

(má phấn môi son, đầu gối má kề); thành ngữ so sánh làm vị ngữ (ruột xót như bào); thành ngữ thường làm vị ngữ (tay hòm chìa khóa). Thông qua việc khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy, thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nói riêng có khả năng làm vị ngữ có tỉ lệ cao hơn nhiều so với việc thành ngữ làm chủ ngữ. Nguyên nhân có thể do chức năng chủ yếu của vị ngữ là nêu đặc điểm, hoạt động, tính chất, trạng thái của người hay sự vật. Trong khi đó đây lại có thể xem là một thế mạnh của thành ngữ.

Vị ngữ trong tiếng Việt bao gồm nhiều tiểu loại khác nhau. Khảo sát sự xuất hiện của thành ngữ với chức năng vị ngữ, chúng tôi nhận thấy một số tiểu loại sau đây:

- Vị ngữ là cụm danh từ. Ví dụ:

(22).Cô chị mặt trái xoan còn cô em mặt chuột kẹp [55]. DT PPS DT PPS

Cn1 Vn1 Cn2 Vn2 - Vị ngữ là cụm động từ. Ví dụ:

(23). nói như đấm vào tai ấy [53].

ĐT PPS CN VN

(24). Có lẽ tôi suy bụng ta ra bụng người [16;565].

ĐT PPS CN VN - Vị ngữ là cụm tính từ. Ví dụ: (25). Thằng giặc béo híp mắt [54]. TT PPS CN VN

63

(26). Bác cả Xuân to đầu mà dại [53].

TT PPS CN VN

- Vị ngữ là cụm chủ - vị. Ví dụ:

(27). Ông cụ/ mặt vuông chữ điền [55].

Cn1 Vn1 CN VN

(28).Vợ hắn / mắt sắc như dao cau nhỉ?[53].

Cn1 Vn1

CN VN

2.3.2. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần phụ của câu

Trong câu tiếng Việt, ngoài thành phần chính (thành phần nòng cốt) còn có thành phần phụ. “ hành phần phụ của câu là thành phần nằm ngoài nòng cốt câu. Sự có mặt của chúng, nh n chung, không đóng vai trò quyết định đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự lập về ngữ pháp của câu.” [17;34]. Các thành phần phụ của câu có thể kể đến gồm: vị ngữ phụ, trạng ngữ, khởi ngữ (đề ngữ), ...

2.3.2.1. Làm vị ngữ phụ

“Vị ngữ phụ là thành phần phụ của câu, luôn đứng trước chủ ngữ, được tạo nên bởi vị từ, cụm vị từ nhằm bổ sung thêm đặc trưng về hành động, trạng th i, tư thế, tính chất, quan hệ cho đối tượng được bi u thị ở chủ ngữ.” [17;35]. Cấu tạo của vị ngữ phụ thường là động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ, ...

Nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN mà chúng tôi khảo sát trong luận văn cũng có thể làm vị ngữ phụ cho câu. Chẳng hạn:

(29). Mặt tái như gà cắt tiết, lý trưởng vội vàng một tay giằng sấp cái Tỉu

64

trên tay chị Dậu, một tay túm đầu thằng Dần đưa xuống thềm đ nh, rồi đem tít ra ngoài cổng đ nh [16;396].

(30). Thâm gan tím ruột, lão ấy thù ông cụ mà cũng không làm g được [55]. Vị ngữ phụ CN VN

(31). Nói rát cổ bỏng họng, tôi mới thuyết phục được họ ra làm chứng đấy [53].

Vị ngữ phụ cũng được tạo nên từ cả ba loại thành ngữ. Trong ví dụ (29), vị ngữ phụ (mặt t i như gà cắt tiết) là thành ngữ so sánh. Ví dụ (30), vị ngữ phụ (thâm gan tím ruột) là thành ngữ đối còn ở ví dụ (31) vị ngữ phụ (nói rát cổ bỏng họng) là thành ngữ thường.

Kết quả khảo sát ngữ liệu cho thấy, các vị ngữ phụ do các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đảm nhận cũng có cấu tạo khá đa dạng. Chúng ta có thể phân tích một số ví dụ sau đây:

Vị ngữ phụ = thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ:

Nói rát cổ bỏng họng, tôi mới thuyết phục được họ ra làm chứng đấy.

ĐT PPS

Vị ngữ phụ Vị ngữ phụ = thành ngữ có cấu tạo là cụm tính từ:

(32).Bở hơi tai, tôi mới làm xong việc của ngày hôm nay [55]. TT PPS

Vị ngữ phụ Vị ngữ phụ = thành ngữ có cấu tạo là cụm chủ - vị:

(33). Mặt như chàm đổ, thằng giặc lái đưa tay cho du kích trói gô lại [53]. Cn1 Vn1

Vị ngữ phụ

2.3.2.2. Làm khởi ngữ (đề ngữ)

Khởi ngữ là thành phần phụ của câu, đứng trước nòng cốt câu, được dùng để nêu lên một đối tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói.

65

Vì thế mà khởi ngữ còn có một tên gọi khác là đề ngữ. Khởi ngữ được chia làm hai loại là khởi ngữ nhấn mạnh cho toàn nòng cốt câu và khởi ngữ nhấn mạnh cho một thành phần câu (chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, ...).

Nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN có thể cấu tạo nên các khởi ngữ của câu. Ví dụ:

(34). Mồm năm miệng mười, lão ấy đứng đầu cái hợp tác xã này; ngậm miệng ăn tiền lão ta cũng chẳng kém ai đâu [53].

Khởi ngữcó cấu tạo từ các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nhìn chung ít xuất hiện. Trong ví dụ nêu trên, chúng tôi nhận thấy khởi ngữ được cấu tạo từ thành ngữ đối (mồm năm miệng mười) và thành ngữ thường (ngậm miệng ăn tiền). Phân tích cụ thể hơn, trong ví dụ (34), chúng ta thấy thành ngữ mồm năm miệng mười ngậm miệng ăn tiền là hai thành ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh cho toàn nòng cốt câu.

2.3.2.3. Làm định ngữ

Định ngữ là thành phần có chức năng bổ sung trực tiếp ý nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ - vị.

Nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN có chức năng là các định ngữ trong cụm danh từ của câu. Ví dụ:

(35). Hàng ngày, người đàn ông da mồi tóc sương ấy vẫn chở chuối từ Phúc Thọ xuống bán ở chợ Cầu Diễn [53].

(36). Sung sướng thay! Không phải là những vị thiên thần ba đầu sáu tay nào đứng ra làm việc ấy. Họ là những người cày ruộng gặt lúa đó thôi [16;73].

(37). Đế quốc đổi s ch lược, chọn một tên quan mặt sắt đen sì làm toàn quyền [16;396].

(38). Bị thẩm phán kết tội, thằng Tuẫn mặt nhưchàm đổ không nói được một lời nào [55].

66

Kết quả khảo sát ngữ liệu cho chúng tôi thấy, thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN khi làm định ngữ trong các cụm danh từ được cấu tạo bởi ba loại thành ngữ như chúng tôi đã phân chia. Trong các ví dụ nêu trên, định ngữ là thành ngữ đối (da mồi tóc sương, ba đầu sáu tay), định ngữ là thành ngữ thường (mặt sắt đen s ), định ngữ là thành ngữ so sánh (mặt như chàm đổ). Phân tích các ví dụ trên bằng mô hình, chúng ta thấy các thành ngữ

da mồi tóc sươngba đầu sáu tay là các định ngữ, chúng có chức năng bổ sung ý nghĩa cho các danh từ đứng trước, cụ thể như sau:

người đàn ông da mồi tóc sương

Cụm danh từ Thành ngữ

những vị thiên thần ba đầu sáu tay

Cụm danh từ Thành ngữ

Chúng tôi nhận thấy, khi các định ngữ là thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước nó thì nó thường là phần phụ sau của cụm danh từ. Ví dụ (35) và (36) mà chúng tôi vừa phân tích là một minh chứng.

2.3.2.4. Làm bổ ngữ

Bổ ngữ là thành phần có chức năng bổ nghĩa cho động từ, tính từ. Về vị trí, bổ ngữ thường đứng ngay sau động từ hoặc tính từ.

Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN có chức năng làm bổ ngữ cho câu. Ví dụ:

(39). Tết năm nay, cả nhà cũng không ai được ăn. on bị giam, bố mẹ lo héo ruột héo gan [23;367].

(40). Biết tin con thi đỗ cả hai trường đại học, chị Thùy vui nhưmở cờ trong bụng [54].

67

Phân tích ví dụ (39), (40), chúng ta thấy, thành ngữ héo ruột héo gan

bổ sung ý nghĩa cho động từ lo, thành ngữ mở cờ trong bụng bổ sung ý nghĩa cho tính từ vui.

lo héo ruột héo gan

ĐT Thành ngữ

vui như mở cờ trong bụng

TT Thành ngữ

Như vậy, về chức năng ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trong hoạt động hành chức, chúng đảm nhận những chức năng ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, vị ngữ phụ, đề ngữ trong câu. Ngoài ra, thành ngữ còn có thể làm định ngữ cho cụm danh từ, làm bổ ngữ cho cụm động từ trong câu.

2.3.3. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN làm thành phần biệt lập của câu

Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu nhưng có quan hệ về mặt ý nghĩa đối với câu đó.

2.3.3.1. Làm phụ chú ngữ

“ hụ chú ngữ (giải ngữ) là bộ phận chêm xen, nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu, dùng đ chú giải thêm một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự t nh nêu trong câu, giúp người nghe, người đọc hi u rõ hơn về nội dung của câu hay dụng ý của người chú giải.” [17;72]. Cấu tạo của phụ chú ngữ khá đa dạng, có thể là một từ, một tổ hợp từ hoặc một kết cấu tương đương với một câu, một chuỗi câu. Chúng tôi khảo sát ngữ liệu và thu được các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trong hoạt động hành chức có chức năng làm phụ chú ngữ. Ví dụ:

(41). Đến nhà người ta chơi mà quan s t xoi mói khắp nơi - mắt lăng mày vược, thật đúng là thiếu lễ độ [16;387].

68

Trong ví dụ (41), thành ngữ mắt lăng mắt vược là phần phụ chú. Chức năng của phần phụ chú này là bổ sung thêm ý nghĩa cho cụm động từ đứng trước là (quan sát xoi mói khắp nơi).

(42). Cô Nguyệt ở xóm Giếng vừa lẳng lơ vừa ghê gớm - gái đĩ già mồm [55].

Ở ví dụ (42), thành ngữ g i đĩ già mồm là phần phụ chú, bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu đứng trước là (Cô Nguyệt ở xóm Giếng vừa lẳng lơ vừa ghê gớm).

2.3.3.2. Làm câu đơn đặc biệt

Câu đơn đặc biệt là kiểu câu chỉ có một trung tâm cú pháp chính, không xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ của câu. Câu đơn đặc biệt có thể được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ.

Chúng tôi khảo sát ngữ liệu nhận thấy thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trong một số trường hợp có chức năng ngữ pháp là các câu đơn đặc biệt. Ví dụ:

(43). Phân xanh nhà ta dẻo và mịn như bột lá gai ấy. Tốt cứ là có ngời ra thế này thì loại A đứt đuôi đi. Thật là mát lòng mát dạ [16;383].

(44). Cô hạt mít cười ph lên, răng trắng nõn: - Vậy là hai cu cậu thú tội cả rồi nhá!

Cô dỏng cao mỉm cười:

- Thế dễ mày không nhỉ? Lòng vả cũng như lòng sung thôi! [16;370].

(45). Tao lại không tống cổ được mày à? ao tưởng mày tử tế, lấy mày về, ai ngờ… Hừ! Là rước voi về rày mả tổ. Được đằng chân lân đằng đầu! [23;264]

Các thành ngữ mát lòng mát dạ, lòng vả cũng như lòng sung, được đằng chân lân đằng đầu ở các ví dụ nêu trên có chức năng ngữ pháp là các câu đặc biệt. Chúng tôi cũng nhận thấy, cả ba loại thành ngữ là thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường đều có thể là các câu đặc biệt. Tuy nhiên, thành ngữ đứng độc lập để tạo thành câu đặc biệt là không nhiều.

69

2.4. Vị trí của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trong câu

Vị trí của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trong câu bị chi phối bởi chức năng ngữ pháp của chính nó. Ví dụ khi làm chủ ngữ, thành ngữ thường đứng trước vị ngữ và thường đứng ở đầu câu còn khi làm vị ngữ thì vị trí thường thấy nhất của thành ngữ là đứng ở cuối câu, ... Khảo sát vị trí xuất hiện của thành ngữ trong hoạt động hành chức, chúng tôi nhận thấy có 3 vị trí phổ biến là thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đứng đầu câu, đứng giữa câu và đứng cuối câu.

2.4.1. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN đứng đầu câu

Đối với câu chỉ có hai thành phần là chủ ngữ và vị ngữ thì vị trí thông thường của chủ ngữ là đứng đầu câu và thường đứng trước vị ngữ. Khi thành

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)