Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 51)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2. Cấu trúc ngữ pháp của thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN

Ở chương 1, chúng tôi đã lựa chọn cách phân loại thành ngữ tiếng Việt thành ba loại là thành ngữ thường, thành ngữ đối và thành ngữ so sánh. Nhóm thành ngữ chúng tôi tìm hiểu cũng được chia làm ba loại như cách phân chia thành ngữ nói chung. Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp, phân loại và thu được kết quả như sau:

Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN Tổng số: 628

Thành ngữ đối Thành ngữ so sánh Thành ngữ thường Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

333 53.03 69 10.98 226 35.99

Với thành ngữ đối: đặc điểm nổi bật là tính chất đối ứng giữa các bộ phận, các yếu tố tạo nên thành ngữ (đối lời) và nhờ quan hệ đối ứng này mà ta xác định được quan hệ đối ứng về ý của thành ngữ để từ đó mà suy ra được ý

46

của toàn bộ thành ngữ. Có hai kiểu cấu trúc tổng quát của quan hệ đối ứng được các tác giả đưa ra là:

(i). Ax + Ay: Bóp hầu bóp cổ, bằng xương bằng thịt, cắm đầu cắm cổ.

(ii). Ax + By: Bụng làm dạ chịu, đầu tắt mặt tối, da mồi tóc xương.

Cấu trúc tổng quát này cũng có thể áp dụng với các thành ngữ đối có 6, 8, 10 âm tiết: con trước mặt, con sau lưng; mắt ốc nhồi, môi chuối mắn; mưa không đến mặt, nắng không đến đầu.

Với thành ngữ so sánh: tiếp thu quan điểm của Trương Đông San, các tác giả của cuốn sách “K chuyện thành ngữ, tục ngữ” do Hoàng Văn Hành chủ biên cũng đồng tình với mẫu cấu trúc tổng quát của phép so sánh là A nhƣ B và cấu trúc của thành ngữ so sánh đa dạng hơn cấu trúc của cụm từ tự do. Điều này được thể hiện ở 4 dạng cơ bản sau đây:

a. A như B: mặt méo như bị, mặt nặng như đ đeo.

b. (A) như B: (đen) như cột nhà cháy, (béo) như bồ sứt cạp.

c. Như B: như môi với răng, như mở cờ trong bụng.

d. AB: dẻo kẹo, đen thui.

Mẫu cấu trúc tổng quát của thành ngữ so sánh được các tác giả đưa ra là:

Theo các tác giả này lí giải thì mẫu cấu trúc tổng quát trên có thể áp dụng cho bất kì trường hợp nào. Khi đó từ mô hình tổng quát có thể tạo ra At1

như Bt2. Trong đó:

t1 là thuộc tính của A t2 là thuộc tính của B

Trong cấu trúc ngôn ngữ của phép so sánh thì t2 không bao giờ xuất hiện ở dạng hiển ngôn. Mặt khác, thực chất mô hình {t} như B là hiện tượng chuyển tiếp giữa kiểu “A như B” với kiểu {như B}.

47

Dấu {...} được nhóm biên soạn cuốn “K chuyện thành ngữ tục ngữ”

sử dụng trong mô hình tổng quát biểu thị ba khả năng sau:

a. – Có t.

b. – Không có t.

c. – Có thể có t mà cũng có thể không có t.

Với thành ngữ thƣờng:là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, cấu trúc bề mặt của thành ngữ. Loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng. Cấu trúc đó, có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, “cấp một” nào đó, rồi trên nền tảng của “nghĩa cấp một” này người ta mới rút ra, nhận ra ý nghĩa đích thực của thành ngữ. Ví dụ thành ngữ vải thưa che mắt thánh có ý nghĩa sơ khởi là dùng vật giản đơn, tạm bợ (vải thưa) để che giấu sự việc trước người tinh tường (mắt thánh). Đó là cơ sở giúp ta suy ra ý nghĩa đích thực của thành ngữ này là: dùng những phương tiện và biện pháp thô thi n, giản đơn đ giấu giếm, che đậy những ý nghĩ, ý đồ hành động trước những người tinh tường.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)