B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.2.2. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp th hiện qua thành ngữ chứa từ chỉ
Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là h nh thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [3;201].
Khi tìm hiểu về hội thoại, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra các quy tắc hội thoại. Các quy tắc đó gồm có quy tắc điều hành luân phiên lượt lời; quy tắc
119
điều hành nội dung của hội thoại; quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân - phép lịch sự. Ở đây, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu phép lịch sự trong giao tiếp.
Có nhiều lí thuyết về lịch sự, như lí thuyết về lịch sự của R. Lakoff; G. N. Leech; của P. Brown và S. Levinson. Lịch sự gồm rất nhiều phương diện, nhân tố, phương thức, phương tiện. Có thể nói, phép lịch sự là hệ thống những phương thức mà người nói đưa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác của mình [3;280].
Lịch sự là hiện tượng có tính phổ quát đối với mọi xã hội trong mọi lĩnh vực tương tác. Tuy nhiên, không có một công thức chung về lịch sự cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Lịch sự là vấn đề của văn hóa, mang tính đặc thù của từng nền văn hóa. Xã hội nào cũng phải có lịch sự. Vấn đề là cái gì được coi là lịch sự, lịch sự được biểu hiện như thế nào và lịch sự đến mức độ nào thì lại bị quy định bởi từng nền văn hóa khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nếu không có lịch sự thì dường như cuộc sống này không thể chịu đựng nổi. Đối với người Việt Nam, việc ý tứ nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, thái độ khiêm nhường, tôn trọng thể diện người giao tiếp với mình rất được xem trọng, nó cũng đồng thời là những biểu hiện của lịch sự. Các các tục ngữ, thành ngữ như một điều nhịn là chín điều lành hay lời nói gói vàng là sự ý thức sâu sắc của dân tộc ta về vai trò của giao tiếp, nhất là giao tiếp lịch sự, giao tiếp có văn hóa nói chung. Có lẽ vì luôn quan tâm đến vấn đề này mà trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ nói về thái độ “mất lịch sự” trong giao tiếp. Phê phán những tật xấu bằng thành ngữ cũng là một cách để ông cha ta răn dạy và giáo dục con cháu nhằm hướng đến những chuẩn mực trong giao tiếp văn hóa.
Trong giao tiếp, yếu tố chân thành được xem như một yêu cầu quan trọng được đặt ra đối với các nhân vật tham gia giao tiếp. Câu tục ngữ “Nói gần nói xa chẳng qua nói thật” là một cách ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự
120
chân thành trong lúc nói năng. Vì thế mà những biểu hiện của sự thiếu chân thành hay không chân thành đều bị phê phán như các thành ngữ: miệng nam mô, bụng bồ dao găm; bụng gian miệng thẳng; miệng mật lòng dao; miệng thơn thớt, dạ ớt ngâm; mặt tam mặt tứ; bằng mặt chẳng bằng lòng, ...
Cùng với yếu tố chân thành, lịch sự trong giao tiếp còn thể hiện qua thái độ và ngôn ngữ trong lúc nói năng. Đó là thái độ nhã nhặn cùng với lời nói thể hiện sự tôn trọng người đang giao tiếp với mình. Những cách nói năng như: mắng như t t nước vào mặt; nói như đấm vào tai; nói như móc họng; nói như đổ mẻ vào mặt, ... đều bị phê phán mạnh mẽ. Ví dụ:
(103). Mình ngồi nhà cứ tưởng vợ con sung sướng lắm; có biết đâu vợ hơi bước chân ra đến chợ, người ta đã xúm vào nói như đổ mẻ vào mặt [16;490].
Lịch sự trong giao tiếp còn thể hiện bằng thái độ niềm nở, thân mật, ân cần. Vì vậy, mà những thái độ lạnh lung kiểu như ngậm miệng ăn tiền, mặt nặng như ch , mặt nặng mày nhẹ, mặt nặng như đ đeo, ... đều bị coi là không lịch sự. Chẳng hạn:
(104). Ấy thế mà mỗi khi về muộn, ông ấy mặt nặng mày nhẹ, nói bóng nói gió tôi đi với người nọ người kia [23;443].
Bên cạnh đó, những thái độ chai lì, trơ trẽn trong thành ngữ mặt trơ trán bóng, mặt chai mày đ , mặt trơ như khẳng võng, ... cũng bị coi là khiếm nhã và bất lịch sự. Ngược lại, những thái độ niềm nở, thân tình, hiểu biết trong khi giao tiếp lại rất được coi trọng và được đánh giá cao như thơm tay hay miệng, tay bắt mặt mừng, mau mồm mau miệng, xuất khẩu thành thi, ...