B. PHẦN NỘI DUNG
3.2.3.1 Nét văn hóa của đời sống nông nghiệp đặc thù
Văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trên cơ sở văn hóa bản địa là nền văn minh sông Hồng. Nằm trong một khu vực rộng hơn là nền văn minh của những cư dân trồng lúa nước ở khu vực Đông Nam Á. Nhà nghiên cứu G. Cosde đã cho rằng: “Về phương diện vật chất: Người Việt cổ làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền.” [20;69]. Trần Ngọc Thêm đã bổ sung bằng một đánh giá xác đáng “Việc trồng lúa và các loại cây như khoai, bầu, bí, trầu, cau; việc thuần dưỡng một số gia súc như trâu, lợn, gà; việc làm nhà ở; việc dùng cây thuốc chữa bệnh.”
[20;85]. Tất cả những điều này đã phản ánh một đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là văn hóa nông nghiệp. Mọi mặt của đời sống vật chất và đời sống tinh thần đều mang dấu ấn đời sống nông nghiệp rõ rệt.
Sản xuất nông nghiệp và nhất là sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phương thức canh tác lạc hậu thì con người sẽ rất vất vả trong lao động sản xuất. Các thành ngữ như chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, b n lưng cho trời, cổ cày vai bừa, đầu tắt mặt tối, đầu tro mặt muội, đầu đội vai mang, vắt mũi chẳng đủ đút miệng, ... đã phản ánh một chân thực sự vất vả nhọc nhằn và cả sự thiếu thốn của người nông dân.
122
Khi miêu tả ngoại hình của con người, nhiều hình ảnh quen thuộc và gần gũi trong sản xuất nông nghiệp cũng được đem ra để so sánh như mặt ngây như cán thuổng, lưng dài như chó liếm cối, mặt méo như bị, dùi đục
cẳng tay, ...
Các con vật, động vật gần gũi với đời sống nông nghiệp cũng đi vào các thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN. Chẳng hạn lúng túng như gà mắc tóc, mắt lợn luộc, nhờn chó chó liếm mặt, đầu trâu mặt ngựa, đầu bò đầu bướu, dạ cá lòng chim, mặt đỏ như mặt gà chọi, mặt xanh như đít nhái, mặt rỗ như tổ ong bầu, mắt bồ câu, mắt cá chày, cổ ngẳng như cổ cò, lông mày sâu róm, giương mắt ếch, mắt ốc nhồi môi chuối mắn, mồm cá ngão, ...
Các loại thực vật của miền nhiệt đới gần gũi với những cư dân sản xuất nông nghiệp cũng xuất hiện trong các thành ngữ có từ chỉ BPCTN như: răng
chuối tiêu lưỡi núc nác, mắt ốc nhồi môi chuối mắn, tóc cứng như rễ tre, mắt rau răm, mũi dọc dừa, mặt trái xoan, có gan ăn muống có gan lội hồ, ôm rơm rặm bụng, úp mo vào mặt, đầu óc bã đậu, vú thõng dưa gang, tóc đuôi gà mày l liễu, há miệng chờ sung, chân như ống sậy, ...
Trong các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN còn mang dấu ấn của tôn giáo như nho giáo, phật giáo. Ví dụ: khẩu phật tâm xà, trơ như đít bụt, bẻ tay bụt ngày rằm, miệng bồ tát dạ ớt ngâm, tay dài như la hán, mũ ni che tai, ăn xôi
chùa ngọng miệng, lưng chữ cụ vú chữ tâm, mặt vuông chữ điền, ...
Một điều đặc biệt là cây lúa đã trở thành hình ảnh thực vật gần gũi nhất, quen thuộc nhất và cũng quan trọng nhất với người Việt chúng ta. Trong thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN nói riêng thì hình ảnh cây lúa có tần số xuất hiện nhiều và có tính phổ quát rộng nhất. Người Việt chúng ta đã có cách tri nhận rất sâu sắc và tỉ mỉ về cây lúa thông qua các từ thuộc trường nghĩa chỉ lúa trong thành ngữ như: mỏng như l lúa, câm như thóc, chuyện nở như gạo rang, dở hơi như cám hấp, chữ như trấu trát, lằng nhằng như cưa rơm,
123
chết như ngả rạ, cơm tẻ là mẹ ruột, ng n như cơm nếp nát, méo miệng đòi ăn
xôi vò, tháo dạ đổ vạ cho chè, má bánh đúc, vú bánh giầy, ...
Hạt gạo được làm ra phải trải qua một quá trình lao động một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng. Hạt thóc vàng và hạt gạo trắng chất chứa trong đó là biết bao mồ hôi công sức. Sự vất vả của người nông dân thường được nhắc đến qua thành ngữ chân lấm tay bùn. Cơm gạo là thức ăn chính nuôi sống con người. Cho nên người Việt Nam đã coi hạt gạo trắng như hạt ngọc quý trời ban cho vậy. Tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ cơm tẻ là mẹ ruột giúp cho chúng ta thấy được thái độ trân trọng của người Việt Nam đối với hạt gạo, bát cơm. Họ đã chọn ra một hình ảnh thân thương và cao cả là mẹ hiền trong mối quan hệ với con để so sánh làm nổi bật nên vai trò quan trọng của cơm tẻ đối với sự sống của con người. Phép so sánh đó quả là thần tình và sâu sắc. Với thành ngữ cơm nhà m vợ cũng vậy, ngoài ý nghĩa chỉ lối sống thu vén, chí thú với vợ con thì hai hình ảnh “cơm nhà” và “má vợ” giúp cho chúng ta thấy được những thứ cho dù đã quá đỗi quen thuộc mà lại không thể thiếu được, hoặc có thiếu thì dù chỉ một ngày cũng cảm thấy bâng khuâng. Đó là thái độ trân trọng những giá trị gần gũi, cơ bản và bền chặt trong một cách quan niệm đầy nhân văn về mái ấm và hạnh phúc gia đình của ông cha ta.
Đất nước có nguồn gốc nông nghiệp như Việt Nam chúng ta lại có “cơ duyên” để tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng lớn của Á Đông thời cổ đại. Đó là hệ tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” với sự hiện hữu cùng lúc những ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Những dấu ấn về sự ảnh hưởng của các tư tưởng này vẫn còn để lại trong nhóm thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN như khẩu phật tâm xà, trơ như đít bụt, bẻ tay bụt ngày rằm, miệng
bồ tát dạ ớt ngâm, tay dài như tay la hán, mũ ni che tai, ăn xôi chùa ngọng miệng, lưng chữ cụ vú chữ tâm, mặt vuông chữ điền, ...
124