Phân biệt thành ngữ với từ láy

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 38)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.2.4.4. Phân biệt thành ngữ với từ láy

Tiêu chí Phƣơng diện Thành ngữ Từ láy

Tƣơng đồng

1. Cấu trúc - Đều là những đơn vị ngôn ngữ tồn tại dưới dạng có sẵn.

2. Chức năng - Đều mang giá trị biểu cảm sâu sắc.

Khác

biệt Cấu tạo

- Khó xác định được đâu là hình vị gốc, hình vị cơ sở. Ví dụ: chân cứng đ mềm, không thể xác định được chính xác đâu là hình vị gốc, hình vị cơ sở. - Dễ dàng xác định được đâu là hình vị gốc, hình vị cơ sở. Ví dụ: trăng trắng, hình vị gốc là trắng. liêu xiêu, hình vị gốc là xiêu. 1.2.5. Phân loại thành ngữ

Việc phân loại thành ngữ là một vấn đề được các nhà nghiên cứu đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, do số lượng thành ngữ lớn; lại phong phú, đa dạng về ý nghĩa cho nên để tìm ra một cách phân loại thống nhất là điều không đơn giản. Mỗi nhà nghiên cứu dựa trên một điểm nhìn khác nhau về thành ngữ lại có những cách phân loại khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại thành ngữ tiêu biểu:

Nguyễn Thiện Giáp dựa vào cơ chế cấu tạo nên thành ngữ, ông đã chia thành ngữ thành hai loại là thành ngữ hòa kết và thành ngữ hợp kết.

Thành ngữ hòa kết có cơ chế cấu tạo tương tự cơ chế cấu tạo của ngữ định danh hòa kết, được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ. Chẳng hạn ta có thành ngữ bỏ ngoài tai có ý nghĩa chung là bi u thị sự không quan tâm, mặc kệ dư luận. Ý nghĩa này được thể hiện thông qua một quá trình chuyển hóa thành đơn vị hậu nghĩa khác. Đơn vị hậu nghĩa này được biểu

33

hiện trong các đơn vị ngữ âm cụ thể. Do đó mà các ý nghĩa của các từ (bỏ, ngoài, tai) chỉ có tác dụng trực tiếp cấu thành đơn vị hậu ngữ nghĩa chứ không trực tiếp phản ánh những thuộc tính của khái niệm “không quan tâm, mặc kệ dư luận” (đối tượng đang cần được diễn đạt). Như vậy, ý nghĩa của chúng đã hòa vào nhau để biểu thị một khái niệm mới và do đó mà chúng ta cũng không thể tách thành ngữ ra thành các phần riêng lẻ khi tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Một số ví dụ về thành ngữ hợp kết như: ăn thịt người không tanh, bở hơi tai, chết rũ xương,…

Thành ngữ hợp kết có cơ chế cấu tạo tương tự với cơ chế cấu tạo của ngữ định danh hợp kết, được hình thành do sự kết hợp của một số thành tố biểu thị thuộc tính chung của đối tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng của đối tượng hoặc nó có thể “được hình thành nhờ sự kết hợp của hai thành tố nghĩa bi u thị những mặt riêng của một đối tượng chung hơn cần diễn đạt.” [7;78]. Ví dụ: chân lấm tay bùn, vụng miệng biếng chân, trăm tai nghìn mắt,…

Nguyễn Công Đức khi căn cứ vào cấu trúc hình thái ngữ nghĩa đã chia thành ngữ tiếng Việt thành ba loại là thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường. Quan điểm này được Hoàng Văn Hành ủng hộ, ông cho rằng “Nếu tạm gác lại tính logic, tính hệ thống chặt chẽ trong việc phân loại thành ngữ, mà chú ý nhiều đến tính chất tiện lợi cho việc miêu tả, chúng ta có th chia toàn bộ vốn thành ngữ tiếng Việt ra ba loại lớn là: Thành ngữ đối, thành ngữ so sánh và thành ngữ thường.” [46;38].

Ở những góc nhìn khác, tác giả Hoàng Văn Hành cũng đề xuất hai hướng phân loại nữa. Căn cứ vào cấu trúc của thành ngữ chia thành hai loại lớn là thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng. Căn cứ vào phương thức tạo nghĩa có thể chia thành hai loại là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa.

34

Tiếp thu quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên, chúng tôi cho rằng khi phân loại thành ngữ cần quan tâm đến cùng lúc cả hai tiêu chí là cấu trúc và ngữ nghĩa. Đó cũng là lí do chúng tôi tán đồng cách phân loại của Nguyễn Công Đức và Hoàng Văn Hành. Theo đó, thành ngữ tiếng Việt được chia làm ba loại lớn là thành ngữ so sánh, thành ngữ đối, thành ngữ thường. Sau đây là bảng phân loại:

Thành ngữ Thành ngữ so sánh Thành ngữ đối Thành ngữ thường 1.2.6. Thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN 1.2.6.1. m hi u về c c BPCTN

Hai nền văn hóa lớn trên thế giới là phương Đông và phương Tây từ cổ chí kim luôn quan tâm tới vấn đề con người. Con người được xem là tâm điểm của mọi triết lí nhân sinh và nhận thức luận về vũ trụ. Ở Đông phương, có học thuyết “dĩ nhân vi trung” nghĩa là coi con người là trung tâm của vũ trụ. Ở Tây phương, tại miếu thờ thần Đenphơ Apollo có khắc câu nói nổi tiếng của một nhà hiền triết “Hãy nhận thức bản thân m nh”. Con người nhận thức về thế giới và chính họ cũng luôn tự nhận thức về bản thân. Một trong những nội dung mà con người rất quan tâm là các bộ phận trên cơ thể. Chắc cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người, những bộ trang phục đầu tiên do con người tạo ra từ lá cây, vỏ cây, da thú lại được dùng để che những bộ phận “nhạy cảm” trên cơ thể. Hẳn là ngay từ thời điểm đó, họ đã ý thức đó là những bộ phận quan trọng, dễ bị tổn thương. Tiến xa hơn một bước nữa, khi con người biết tạo ra những đồ trang sức từ xương thú, vỏ ốc, họ đã dùng để đeo vào cổ, tai, tay, chân của phụ nữ hay các thủ lĩnh, tù trưởng trong thị tộc, bộ lạc của mình.

35

Cùng với thời gian, việc tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể con người ngày càng tỉ mỉ, sâu sắc hơn. Thậm chí đã có những chuyên ngành nghiên cứu độc lập như ngành Giải phẫu sinh lí người hay bộ môn Nhân tướng học.

Chúng ta đều biết cơ thể con người được cấu tạo từ sự hợp thành của nhiều bộ phận khác nhau. Các nhà khoa học đã cho rằng cơ thể người là một chỉnh thể của sự tiến hóa tự nhiên, là một “cỗ máy” hoàn hảo nhất. Trong đó luôn có sự hợp lí trong vị trí sắp xếp, trong chức năng của từng bộ phận. “ ơ th người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ c c cơ quan trong cơ th tr nh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ th không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương. ơ tạo nên hình dạng ngoài cơ th , xương làm thành cái khung bảo vệ cơ th và các nội quan.” [54]. Đứng từ góc nhìn sinh học, cơ thể con người được cấu tạo nên từ 8 hệ cơ quan cơ bản sau đây:

Cơ thể người Hệ thần kinh Hệ vận động Hệ hô hấp Hệ tuần hoàn Hệ tiêu hóa Hệ sinh dục Hệ bài tiết Hệ nội tiết Việc phân chia cơ thể con người thành hệ, các phần khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó giúp cho chúng ta có thể nhận thấy được cấu tạo của từng bộ phận cũng như chức năng của chúng trong hoạt động sống của con người. Thông thường, nếu căn cứ theo chiều không gian trên - dưới (chúng tôi gọi là theo chiều dọc) thì cơ thể con người được chia thành 3 phần là phần đầu cổ, phần thân mình, phần tứ chi (hai chân và hai tay).

Phần đầu cổ với các bộ phận như: đầu, mặt, tóc, trán, mắt, mũi, m , miệng, cổ, …

36

Phần thân mình lại được chia thành phần phía ngoài vai, lưng, bụng, sườn, rốn, đít, mông, da, lông, … và phần phía trong như phổi, gan, ruột, lòng, dạ, …

Phần tứ chi gồm có hai chân hai tay.

Nếu căn cứ theo chiều không gian ngoài - trong (chúng tôi gọi là theo chiều ngang) thì cơ thể con người gồm các bộ phận bên ngoài (chúng tôi quan niệm đó là những bộ phận có thể quan sát được trực tiếp bằng mắt thường) và những bộ phận bên trong (chúng tôi quan niệm đó là những bộ phận mà mắt thường không quan sát trực tiếp được).

Việc phân chia cơ thể người thành các phần như chúng tôi đã nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Đôi khi, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là trong một phần cơ thể đã được phân chia vẫn bao gồm cả bộ phận thuộc phần bên ngoài và bộ phận thuộc phần bên trong. Chẳng hạn, phần đầu cổ gồm những bộ phận có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường như mắt, miệng, má, mũi, ... và cả những bộ phận không thể quan sát trực tiếp được như óc, hầu, họng, ... Do đó, khi tìm hiểu về ý nghĩa của các từ chỉ BPCTN trong thành ngữ tiếng Việt ở nội dung ý nghĩa biểu trưng cũng chỉ có tính chất tương đối.

1.2.6.2. Từ chỉ BPCTN trong thành ngữ

Bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới cũng có nhóm từ chỉ BPCTN. Nhóm từ này được xếp vào lớp từ vựng cơ bản. Đối với tiếng Việt, các từ chỉ BPCTN được xếp vào từ loại danh từ. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong vốn từ tiếng Việt. Khi ở trạng thái tĩnh, các từ chỉ BPCTN có một số lượng tương đối lớn. Khi ở trạng thái động, tức là khi từ chỉ BPCTN tham gia vào hoạt động hành chức, nhờ sự chuyển nghĩa dựa trên các phương thức ẩn dụ và hoán dụ thì có một số lượng lớn các từ mới được tạo ra với những ý nghĩa khác nhau.

Về cấu tạo, các từ chỉ BPCTN phần lớn là các từ đơn tiết như mặt, mũi, miệng, má, vai, tay, chân, bụng, gan, mật, … Khi cấu tạo nên những từ ghép,

37

chúng thường có chức năng gọi tên các bộ phận nhỏ hơn như: bàn chân, gót chân, ngón chân, móng chân, kẽ chân, c nh tay, khủy tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, kẽ tay, lòng bàn tay, … Những ví dụ nêu trên đã chứng tỏ được số lượng lớn của các từ chỉ BPCTN.

Thông thường, các từ chỉ BPCTN khi đứng độc lập có chức năng định danh và mang một ý nghĩa cụ thể (nghĩa đen). Chẳng hạn, khi chúng ta nói

“rửa tay bằng xà phòng là một biện pháp vệ sinh tốt”. Từ tay trong câu trên có nghĩa là chỉ bộ phận phía trên của cơ th người, từ vai đến các ngón, dùng đ cầm, nắm [19;893]. Nhưng khi các từ chỉ BPCTN nằm trong thành ngữ, tức là có sự kết hợp với các yếu tố khác thì nó lại thường mang một ý nghĩa khác, không phải là nghĩa đen của từ đó nữa mà thường là nghĩa bóng, nghĩa biểu trưng. Chẳng hạn, thành ngữ tay đã nhúng chàm thì ý nghĩa của tay

không phải là miêu tả một bộ phận của cơ thể đã bị thay đổi màu sắc do nhúng phải chàm (theo nghĩa đen) nữa mà ý nghĩa của thành ngữ này là dùng để chỉ việc trót phạm sai lầm, phạm tội ác, hối hận th đã muộn.

Hầu hết các từ chỉ BPCTN trong thành ngữ đều mang nghĩa biểu trưng. Biểu trưng là lấy một sự vật hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát trừu tượng. Vậy là tính biểu trưng của thành ngữ nói chung và thành ngữ có từ chỉ BPCTN nói riêng có được không phải là do tự thân các từ đó có được mà tính biểu trưng của chúng mà là do người Việt đã “gán” cho những BPCTN những đặc điểm, tính chất, trạng thái theo cách tri giác chủ quan và theo thói quen tư duy của họ. Khi chúng ta xem các loại hình sân khấu dân gian như chèo, tuồng, các nhân vật chính diện thường được hóa trang với khuôn mặt đen hoặc đỏ còn nhân vật phản diện thường được hóa trang với khuôn mặt trắng hoặc xanh. Các đặc điểm khác nhau về khuôn mặt được thể hiện qua màu sắc chính là một minh chứng cho sự tư duy và quan niệm của người bản ngữ.

38

Mỗi từ chỉ BPCTN có thể có nhiều ý nghĩa biểu trưng. Và một ý nghĩa biểu trưng có thể được biểu hiện bằng nhiều bộ phận. Chúng ta có thể nhận thấy điều này khi xem xét các thành ngữ có từ mũi. Mũi có thể biểu trưng cho 1.Sự tập trung cao độ khi làm việc hoặc tiếp nhận thông tin: chúi mũi chúi mắt, chúi mũi chúi tai; 2. Thực tế cuộc sống thiếu thốn của con người: vắt mũi chẳng đủ đút miệng, vắt mũi đút miệng; 3. Cách đánh giá có ý coi thường do còn ít tuổi hoặc bắt làm theo: vắt mũi chưa sạch, cười vào mũi, bị xỏ mũi, xỏ chân lỗ mũi; 4. Vẻ đẹp: mũi dọc dừa… [19;649]. Khi nhiều bộ phận cơ thể cùng tạo ra một nghĩa biểu trưng trong thành ngữ có thể kể đến trường hợp của các bộ phận đầu, mặt, mắt, tay, chân. Chẳng hạn biểu trưng cho tính cách con người ta có các thành ngữ: mặt người dạ thú, cứng đầu cứng cổ, được đằng chân lân đằng đầu, ném đ giấu tay, …

Qua quá trình tổng hợp, thống kê, phân loại chúng tôi nhận thấy các từ chỉ BPCTN xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ tiếng Việt cả về số lượng các bộ phận cũng như tần số xuất hiện của một số bộ phận. Điều này được chúng tôi biểu thị trong bảng 2.3.

39

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Từ việc tìm hiểu những vấn đề lí thuyết chung về ba bình diện của ngôn ngữ học, về thành ngữ nói chung và nhóm thành ngữ có từ chỉ BPCTN nói riêng, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:

1. Lí thuyết về ba bình diện của ngôn ngữ có xuất phát điểm từ lí thuyết về ba bình diện của tín hiệu học. Đó là một hướng nghiên cứu tổng hợp và mới mẻ. Nó giúp cho chúng ta nhận ra không chỉ cấu tạo của các đơn vị ngôn ngữ về mặt hình thức mà còn đi sâu vào khám phá mặt ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ. Hơn nữa, nghiên cứu ngôn ngữ ở bình diện ngữ dụng là đặt tín hiệu ngôn ngữ vào mối quan hệ với người sử dụng để thấy được các nét đặc trưng về tư duy, văn hóa, phong tục, tập quán của các cộng đồng người. Đó là cơ sở để phát hiện ra mối quan hệ khăng khít và mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hóa, thấy được sự tác động qua lại của hai thành tố ngôn ngữ và văn hóa.

2. Thành ngữ là những đơn vị từ vựng có sẵn, có cấu tạo ổn định và có giá trị biểu trưng cao về mặt ý nghĩa. Sự hình thành nên các thành ngữ bao giờ cũng gắn liền với thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của nhân dân. Đặc điểm là tính cố định tức là sự bất biến về hình thức. Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng cho thấy thành ngữ vẫn có những biến thể nhất định. Về ngữ nghĩa, thành ngữ nổi bật ở ba đặc điểm là tính biểu trưng, tính biểu cảm, tính dân tộc, ...

3. Nhóm thành ngữ có chứa từ chỉ BPCTN mang đầy đủ những đặc điểm của thành ngữ nói chung. Điểm nổi bật của nhóm thành ngữ này là đã phản ánh một cách khá đầy đủ “nhân diện” và “nhân tâm” của người Việt Nam. Thông qua các BPCTN xuất hiện trong thành ngữ là những hướng gợi mở để chúng tôi tìm hiểu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở những chương tiếp theo.

40

Chƣơng 2

THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHỨA TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ PHÁP

Như chúng tôi đã trình bày ở phần cơ sở lí luận, bình diện ngữ pháp của cụm từ nghiên cứu vấn đề về cấu tạo, vị trí, khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của cụm từ. Ở chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN ở những phương diện cơ bản sau:

* Số lượng, vị trí xuất hiện của các BPCTN trong thành ngữ. * Cấu trúc ngữ pháp của các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN.

* Chức năng ngữ pháp của các thành ngữ chứa từ chỉ BPCTN trong

Một phần của tài liệu tìm hiểu thành ngữ tiếng việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện , ngữ pháp ngữ nghĩa ngữ dụng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)