Phân bổ chỉ tiêu doanh thu cho từng cơ sở :

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang (Trang 41)

1/ Câu lạc bộ bơi thuyền 2.1 tỷ 2/ Câu lạc bộ thuỷ thủ 0.7 tỷ 3/ Khu du lịch Hòn Tằm 13 tỷ 4/ Khách sạn Trầm Hương 1.8 tỷ

2.1.6 Tình hình tài chính của Công ty

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.6.1 Phân tích hình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán  Phân tích sự biến động tài sản  Phân tích sự biến động tài sản

Bảng 2.1 : BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN

Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Gía trị (%) A-TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.048.651.432 1.616.818.078 (1.431.833.354) -46,97

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 227.838.585 243.648.705 15.810.120 6,94

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.227.404.133 1.057.220.332 (1.170.183.801) -52,54

IV. Hàng tồn kho 393.682.273 167.307.421 (226.374.852) -57,50

V. Tài sản ngắn hạn khác 199.726.441 148.641.620 (51.084.821) -25,58

B-TÀI SẢN DÀI HẠN 21.107.344.042 18.834.421.792 (2.272.922.250) -10,77

I- Các khoản phải thu dài hạn - -

II. Tài sản cố định 18.022.330.009 16.599.966.567 (1.422.363.442) -7,89

III. Bất động sản đầu tư - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 785.000.001 785.000.001 - 0,00

V. Tài sản dài hạn khác 2.300.014.032 1.449.455.224 (850.558.808) -36,98

TỔNG TÀI SẢN 24.155.995.474 20.451.239.870 (3.704.755.604) -15,34

Nhận xét : Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng tài sản năm 2006 của doanh nghiệp giảm so với năm 2005 là 3.704.755.604 đồng, tức là giảm 15,34%. Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn : Năm 2005, tài sản ngắn hạn là 3.048.651.432 đồng, đến năm 2006 tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 1.616.818.078 đồng. Như vậy, so với năm 2005 2006 tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 1.616.818.078 đồng. Như vậy, so với năm 2005 thì tài sản ngắn hạn giảm 1.431.833.354 đồng tức là giảm 46,97%. Nguyên nhân sự biến động này là do khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.170.183.081 đồng (giảm 52,54% so với năm 2005), giá trị hành tồn kho giảm 226.374.852 đồng (giảm 57,5% so với năm 2005) và giảm các tài sản ngắn hạn khác mà chủ yếu là các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.

Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp do đó Công ty đã giảm mức tồn đọng tài sản ngắn hạn bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản như tiền và các khoản tương đương tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản ngắn hạn góp phần hạn chế ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn năm 2006 giảm so với giảm 2005 là 2.272.922.250 đồng, tức là giảm 10.7% trong đó tài sản cố định giảm 1.422.363.442 2.272.922.250 đồng, tức là giảm 10.7% trong đó tài sản cố định giảm 1.422.363.442 đồng tức là giảm 7,89% so với năm 2005, tài sản dài hạn khác giảm 850.558.808 đồng, tức là giảm 36,98%.

 Vậy trong năm 2006, quy mô hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, đồng thời Công ty đã giảm tài sản dài hạn khác và không gia tăng khoản đầu tư tài chính dài hạn đặc biệt là liên doanh, như vậy nguồn lợi tức trong dài hạn của doanh nghiệp sẽ ít có chuyển biến tốt.

 Phân tích sự biến động nuồn vốn.

Bảng 2.2 : BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN

Chênh lệch NGUỒN VỐN Năm 2005 Năm 2006

Gía trị (%) A – NỢ PHẢI TRẢ 15.566.989.795 13.271.449.671 (2.295.540.124) (14,75) I. Nợ ngắn hạn 5.964.229.654 5.689.073.260 (275.156.394) ( 4,61) II. Nợ dài hạn 9.602.760.141 7.582.376.411 (2.020.383.730) (21,04) B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.589.005.679 7.179.790.199 (1.409.215.480) (16,41) I. Vốn chủ sở hữu 8.589.005.679 7.073.590.199 (1.515.415.480) (17,64)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 106.200.000 106.200.000

TỔNG NGUỒN VỐN 24.155.995.474 20.451.239.870 (3.704.755.604) (15,34)

Nhận xét: Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2006 giảm so với năm 2005 là 3.704.755.604 đồng, tức là 15,34%, trong đó:

- Nợ phải trả : Nămn 2006 giảm so với năm 2005 là 2.295.540.124 đồng, tức là 14,75%. nguyên nhân của sự biến động này là do : nợ ngắn hạn giảm 275.156.124 đồng, tức giảm 4,61% chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm mạnh và nợ dài hạn giảm 2.020.383.730 đồng, tức là giảm 21,04% chủ yếu các khoản vay và nợ dài hạn giảm mạnh. Vậy nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp giảm vì doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh , tập trung đầu tư vào các cơ sở làm ăn có hiệu quả như khu du lịch Hòn Tằm.

-Vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị vốn chủ sở hữu ta nhận thấy vốn chủ sở hữu vào năm 2006 giảm 1.409.215.480 đồng, tức là giảm 16,41% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu do vốn chủ sở hữu giảm 1.515.415.480 đồng, tức là giảm 17,64%. Xét về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào năm 2006 giảm không đáng kể là 0,45%.

 Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng giảm thể hiện nợ phải trả giảm xuống mà chủ yếu là lượng vốn tín dụng đồng thời vốn chủ sở hữu cũng giảm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu nhanh hơn so với tốc độ giảm của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.

2.1.6.2 Phân tích hình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. sản xuất kinh doanh.

Nếu như phần trước dựa trên bảng cân đối kế toán để phân tích đã cho ta biết phần nào về sức mạnh tài chính, tình hình quản lý sử dụng vốn, mục đích sử dụng các nguồn vốn … thì việc phân tích các khoản mục báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bổ sung thêm các thông tin về tài chính, nó cho biết việc quản lý, chỉ đạo kinh doanh của các nhà quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty . Để thuận lợi cho việc phân tích, dựa trên các khoản thực tế của Báo cáo kết quả kinh doanh, ta lập bảng phân tích như sau:

Bảng 2.3 : BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH TRONG CÔNG TY

Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006

Trị giá (%) 1. Tổng DT 16.263.688.597 16.722.369.808 458.681.211 2,82% Trong đó : DTXK 2. Lợi nhuận TT -435.303.542 800.283.192 1.235.586.734 -284% 2. Lợi nhuận ST -435.303.542 800.283.192 1.235.586.734 -284% 4. Nộp ngân sách 1.946.027.397 2.540.429.554 594.402.157 30,54% 5. Tổng quỹ lương 2.670.993.400 2.951.498.271 280.504.871 10,5% 6. Tổng số lao động 265 261 -12 -4,53% 7. Thu nhập bình quân 900.000 1.100.000 100.000 22,22% 8. Tổng vốn kinh doanh 21.155.995.474 20.451.239.870 -704.755.604 -3,33% 7. Vốn CSH 8.589.005.679 7.073.590.199 -1.515.415.480 -17,64% 8. Tỷ suất LN/Vốn CSH -5,07% 11,31% 16,38% -323,23% 9. Tỷ suất LN/Vốn KD -2.06% 3,91% 5,97% -290,18%

10. KN thanh toán nhanh =

Tiền/Nợ NH 1.8 lần 0,47 lần -1,37 lần -74,46%

11. KN thanh toán hiện hành

= TS/Nợ phải trả 1,55 lần 1,54 lần -0,01 lần -0,65%

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy :

 Tổng doanh thu của Công ty năm 2006 tăng 2,82%, tương ứng tăng 458.681.211 đồng, có được mức tăng này là do Công ty đã đưa ra các chính sách bán hàng hợp lý, thực hiện tốt công tác tiêu thụ.

 Lợi nhuận trước thuế năm 2005 âm do Công ty không kiểm soát được chi phí làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh rất thấp chỉ 7.821.187 đồng. Mặt khác do chi phí khác quá lớn so với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận trước thuế năm 2005 âm. Sang năm 2006, lợi nhuận trước thuế tăng 1.235.586.734 đồng so với năm 2005, điều này chứng tỏ năm 2006 Công ty làm ăn có hiệu quả hơn năm 2005

 Nộp ngân sách Nhà nước năm 2006 tăng 594.402.157 đồng, tức tăng 30,54% so với năm 2005 điều đó cho thấy năm 2006 Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2005.

 Tổng quỹ lương của CB CNV Công ty năm 2006 tăng 280.504.871 đồng hay tăng 10.5% mặc dù công ty không mở rộng kinh doanh điều này chứng tỏ Công ty hoạt động có hiệu quả. Tình hình tiền lương tăng sẽ khuyến khích CB CNV Công ty làm việc tích cực hơn.

 Tổng số lao động của Công ty giảm liên tục trong các năm, năm 2006 giảm 12 người so với năm 2005 do Công ty tổ chức, bố trí lại cơ cấu lao động.

 Thu nhập bình quân đầu người trong toàn Công ty năm 2006 tăng 200.000 đồng hay tăng 22,22% so với năm 2005. Với mức thu nhập bình quân như trên vẫn đảm bảo cuộc sống của nhân viên. Vậy Công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý chế độ tiền lương trong Công ty.

 Tổng vốn kinh doanh của Công ty năm 2006 giảm 704.755.604 đồng tức giảm 3,33% do năm 2006 Công ty không đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh do Công ty đang trong giai đoạn chờ chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty Cổ phần vào năm 2007.

 Vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.515.415.480 đồng hay giảm 17,64% trong đó chủ yếu giảm do các quỹ của Công ty giảm do Công ty trích một phần quỹ dự phòng trợ cấp mất việc và nguồn vốn tự có để trả nợ ngân hàng.

 Tỷ suất LN/Vốn CSH năm 2005 âm tức là 100 đồng vốn chủ sử hữu bỏ ra sẽ không thu được đồng nào lợi nhuận. Đến năm 2006, tỷ suất này là 11,31 có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu dược 11,31 đồng lợi nhuận.

 Tỷ suất LN/Vốn KD năm 2005 âm tức là 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra không thu được đồng nào lợi nhuận. Năm 2006, tỷ suất này là 3,91 nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu được 3,91 đồng lợi nhuận.

 Khả năng thanh toán nhanh năm 2005 là 1,8 nghĩa là Công ty có thể sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán 1,8 lần nợ ngắn hạn. Nhưng sang năm 2006, khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,47 nghĩa là Công ty không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

 Khả năng thanh toán hiện hành từ năm 2005 và 2006 đều lớn hơn 1 nghĩa là Công ty có khả năng sử dụng toàn bộ tài sản của mình để trang trải tất cả các khoản nợ mặc dù năm 2006 khả năng này giảm 0,01 lần nhưng không xuống dưới 1 nên Công ty vẫn tự chủ về mặt tài chính.

2.1.7 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÒN TẰMBIỂN NHA TRANG BIỂN NHA TRANG

2.1.7.1 Tổ chức bộ máy kế toán  Sơ đồ bộ máy kế toán  Sơ đồ bộ máy kế toán

SƠ ĐỒ 2.2 : BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÒN TẰM BIỂN NHA TRANG NHA TRANG

 Chức năng nhệm vụ từng người

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển Nha Trang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)