Điều hành và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh là một công tác quan
trọng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình này được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, kinh doanh, dự trữ, tiêu thụ sản phẩm; Đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa từng khâu cũng như các bộ phận trong Công ty nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt nhất.
Muốn đạt được điều đó, công tác điều hành quản lý kinh doanh, hạn chế tối đa
thời gian ngừng hoạt động của máy móc, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, hạn chế tối đa các sản phẩm sai quy cách, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, tránh lãng phí các yếu tố sản xuất, làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Để đạt được mục tiêu trên, Công ty cần phải quản lý tốt từng yếu tố sản xuất.
Một trong các yếu tố có ý nghĩa quan trọng đó là: Việc quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng cường tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy Công ty cần phải tăng cường biện pháp quản lý vốn lưu động bằng cách:
-Xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh từ đó đưa ra kế hoạch tổ chức huy động vốn lưu động đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Đây là việc làm hết sức quan trọng bởi nếu không xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hoặc thừa vốn gây những tác động không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp dẫn tới thiếu vốn lưu động, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn, khả năng 53
thanh toán giảm, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, thiệt hại do ngừng sản xuất, không thực hiện đúng được các hợp đồng đã ký với khách hàng, uy tín Công ty sẽ bị giảm sút. Ngược lại nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn lưu động, gây lãng phí, ứ đọng vật tư hàng hoá, giảm tốc độ luân chuyển vốn và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành của sản phẩm, dịch vụ, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Vì vậy cần phải làm tốt công tác này để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi mang lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động là tốt nhất. Tuy nhiên nhu cầu vốn lưu động lại là một đại lượng không cố định, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Quy mô sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hoá mà Công ty sử dụng trong sản xuất; chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối với người lao động; trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động trong quá trình dự trữ sản xuất cũng như sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy muốn xác định vốn lưu động được chính xác, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty cần tìm các biện pháp phù hợp tác động đến các nhân tố ảnh hưởng trên theo hướng có lợi mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ nguyên vật liệu. Tìm các biện pháp hạ giá thu mua tới mức tối thiểu, hạn chế ứ đọng vật tư hàng hoá tránh tình trạng vật tư hàng hoá bị kém hoặc mất phẩm chất.
- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, tiêu dùng vật tư theo định mức, tránh lãng phí nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Đưa ra các biện pháp thay đổi phương thức thanh toán, khuyến khích khách hàng. . . Để các khoản phải thu không bị chậm hơn so với thời gian quy định, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu.
- Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường kỷ luật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất bằng các hình thức khuyến khích tinh thần lao động tiết kiệm sáng tạo như khen thưởng.
- Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh một trong các biện pháp quan trọng là Công ty cần phải đa dạng hoá các sản phẩm của mình mà nên mở rộng hơn nữa thị trường, tìm kiếm các khách hàng ngoài ngành có nhu cầu. mở rộng hoạt động quảng cáo nhằm tăng doanh thu. Bên cạnh đó Công ty còn cần tìm những nhà cung ứng nguyên vật liệu ổn định, tin cậy, giá cả hợp lý, mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Xây dựng quan hệ bạn hàng đối với khách hàng, nhằm củng cố uy tín trên
thương trường. Trong các giao dịch kinh tế tài chính đối với khách hàng phải tổ chức tốt quá trình thanh toán, tránh và giảm các khoản nợ đến hạn mà chưa đòi được. Đồng thời cũng không để tình trạng công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán.
54