Đánh giá các hoạt động khai thác du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 77)

III IV V VI VII V IX X XI

3.3.2.Đánh giá các hoạt động khai thác du lịch

3.3.2.1. Khai thác tuyến, điểm du lịch

Hiện nay du lịch bằng thuyền do trung tâm DLST tổ chức và hồ Ba Bể là điểm du lịch chính của chuyến tham quan. Nguyên nhân chính là do hồ Ba Bể là hồ lớn nhất miền Bắc Việt Nam, đã được thế giới công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt và là khu Ramsa thứ 3 của Việt Nam. a. Tuyến du lịch bằng thuyền khởi hành từ Chợ Rã :

Tuyến này đặc biệt thuận lợi đối với khách du lịch lưu trú ở TT Chợ Rã. Thay vì thuê xe ôm vào trung tâm Vườn, sau đó mới thuê thuyền đi du lịch trên hồ, khách du lịch có thể đi thuyền vào hồ ngay từ Chợ Rã. Khởi hành từ Chợ Rã, các thuyền chạy xuôi theo dòng sông Năng khoảng 9 km là vào hồ Ba Bể. Ngồi trên thuyền khách du lịch có thể ngắm cảnh dọc hai bên bờ: những thảm rừng còn khá nguyên sinh, những cánh đồng lúa hay những bãi ngô, vườn rau xanh ngắt của các đồng bào dân tộc thiểu số. Một trong những nơi mang nhiều mầu sắc thần thoại, hấp dẫn, khơi gợi lòng hiếu kỳ của du khách là Ao Tiên, cách bờ Bắc của hồ Pelam 145m. Khi khách du lịch tham quan hồ Peleng sẽ không quên ghé chân lên đảo bà Goá - nơi đặt tấm bia đá niên hiệu Khải Định thứ 9 (1925) ghi lại truyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bể - một câu chuyện xúc động đề cao lòng nhân ái của con người. Nếu vào đúng các ngày từ mùng 7 đến mùng 10 tháng giêng âm lịch, khách du lịch không thể quên ghé thuyền vào đảo An Mã trên hồ dự hội xuân Ba Bể. Ven bờ hồ cũng có một số bãi cỏ rộng, nếu thích khách tham quan có thể mang theo đồ ăn và ghé thuyền vào ăn uống, nghỉ ngơi, chụp ảnh hoặc cắm trại. Để đi hết các điểm trong tuyến tham quan này du khách mất khoảng 5 giờ.

b. Tuyến du lịch xuất phát từ bến phà Bắc hồ Ba Bể.

Đối với tuyến này khách du lịch có thể đi xe ôm hoặc xe ô tô vào thẳng bến phà ở phía Bắc hồ. Từ đây khách du lịch có thể thuê thuyền đi tham quan hồ Ba Bể, đảo An Mã, đảo Bà Goá, Ao Tiên và đi xuôi dòng sông Năng khoảng 1km để tham quan thác Đầu Đẳng và trở về trong khoảng 3 giờ. So với tuyến du lịch xuất phát từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chợ Rã, thời gian hoàn thành tuyến này ngắn hơn, thích hợp cho những khách du lịch có thời gian lưu trú ngắn.

Như vậy, lợi thế của tuyến du lịch xuất phát từ TT Chợ Rã so với tuyến khởi hành từ Hồ là ngoài tham quan hồ Ba Bể, Ao Tiên, đảo An Mã, đảo Bà Goá, thác Đầu Đẳng, sông Năng còn tham quan điểm du lịch thác Đầu Đẳng.

Bên cạnh đó, hiện nay Vườn đã mở thêm một số tuyến du lịch đường bộ mang tên là đường sinh thái. Nhằm phục vụ nhu cầu được vãn cảnh rừng núi và thăm thú thiên nhiên và văn hóa làng bản thông qua các hoạt động leo núi, tìm hiểu động thực vật rừng và thăm các bản dân tộc sống trong Vườn.

Tóm lại: Hoạt động du lịch chủ yếu là bơi thuyền trên hồ Ba Bể; tham quan đảo An Mã, đảo Bà Goá, Ao Tiên, thác Đầu Đẳng và động Puông; chụp ảnh; ngắm cảnh. Các hoạt động khác tuy đã được khai thác nhưng hạn chế và rất ít được đề cập đến như: đi bộ xuyên rừng, tìm hiểu di tích lịch sử, văn hoá bản địa và tài nguyên thiên nhiên của Vườn. Các hoạt động thể thao mặc dù có nhiều tiềm năng như leo núi, bơi lội,... cũng rất ít được thực hiện, đặc biệt là đối với khách trong nước.

3.3.2.2. Mức độ đảm bảo vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường

DLST khác với loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên hay giáo dục khác ở chỗ nó có mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua các hướng dẫn viên hiểu biết. Là một phần giao tiếp mạnh mẽ của con người mà có thể chuyển khách du lịch thành những người tích cực BVMT. Thông qua hoạt động DLST, giảm thiểu tác động của khách đối với môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương.

- Nhìn chung, đa số khách du lịch đến thăm VQG Ba Bể đã bắt đầu được cung cấp các thông tin chính thống về Vườn: số người biết thông tin từ sách hướng dẫn du lịch và tờ rơi quảng cáo chiếm 15%. Du lịch Ba Bể đang ngày càng được các tổ chức du lịch quan tâm, thể hiện qua tỷ lệ khách du lịch biết thông tin về khu du lịch Ba Bể qua các tổ chức du lịch chiếm 21% tổng số người được hỏi. Khu du lịch cũng đã thu hút được sự quan tâm của các phương tiện thông tin đại chúng, tỷ lệ khách biết thông tin từ loại hình này khá cao (48%). Số lượng khách du lịch biết qua người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thân, bạn bè chiếm 12%. Điều này cho thấy truyền miệng cũng là một biện pháp quảng cáo tốt trong hoạt động du lịch [tác giả tổng hợp và xử lý].

Do vậy, để phát huy hơn nữa phương thức truyền đạt thông tin này cần làm tết các khâu của du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách khi họ đến tham quan, tạo ấn tượng tốt đẹp khi họ về. Tuy nhiên, hình thức truyền miệng có hạn chế là chưa chuyển tải được những thông tin cần thiết, những kiến thức đầy đủ về tài nguyên, môi trường khu du lịch và yêu cấu đối với các du khách khi đến thăm quan. Vì thế, để đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho du khách cần phải đưa ra các pano quảng cáo, các bảng chỉ dẫn hoặc sách hướng dẫn tham quan trưng bày trong trung tâm DLST và trên các tuyến điểm du lịch hoặc có hướng dẫn viên đi cùng các đoàn khi tham quan. Những hướng dẫn viên này vừa là người bạn đường, tổ chức và liên hệ tổ chức các hoạt động, là hoạt náo viên, nhân viên cứu hộ y tế khi cần, mặt khác còn có vai trò quản lý giám sát các hoạt động của du khách, hướng họ hành động thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, số đoàn có yêu cầu hướng dẫn không nhiều, họ thường tự đi theo sơ đồ hướng dẫn. Thường các đoàn du lịch là cán bộ công chức, cán bộ lão thành, nhà khoa học và khách du lịch nước ngoài mới có hướng dẫn viên đi cùng. Mặt khác, do thời gian hạn chế, mong muốn hiểu biết về VQG chưa phải là nhu cầu thực sự của nhiều khách tham quan, nhất là khách nội địa. Hơn nữa, số lượng hướng dẫn viên của Vườn cũng không đủ đáp ứng yêu cầu vào những ngày khách quá đông. Ở đây, thường những người chở thuyền hoặc chở xe ôm kiêm luôn nhiệm vụ hướng dẫn. Những người này không được đào tạo chuyên môn, kiến thức cũng như năng lực nghiệp vụ không có. Vì vậy, đa số khách du lịch chưa có nhiều thông tin về VQG trước khi tham quan cũng như khi ra về.

- Trình độ của hướng dẫn viên còn hạn chế: Phần lớn các hướng dẫn viên du lịch của VQG Ba Bể chưa trải qua các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch chính quy do đó hạn chế về trình độ hướng dẫn, trình độ ngoại ngữ cũng như kiến thức về GDMT. Những hạn chế này làm giảm đáng kể vai trò của hướng dẫn viên, nhất là đối với DLST.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tóm lại, đa phần khách du lịch bị hạn chế nhiều trong nhận thức, cảm thụ thiên nhiên, nhất là hiểu biết về giá trị của VQG, về ý nghĩa của công tác bảo tồn, trong khi các yếu tố này chính là cơ sở đề hình thành thái độ và hành vi của con người đối với môi trường thiên nhiên và cũng là mục tiêu chính của DLST.

3.3.2.3. Hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương

Nhìn chung, hoạt động du lịch đã mang lại những lợi ích to lớn đối với cuộc sống của dân cư địa phương. Thông qua các chương trình, dự án nhằm phát triển du lịch thì đời sống vật chất của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Giao thông thuận tiện, dịch vụ, kinh doanh phát triển…

8% 19% 19% 73% Ngành nghề khác Du lịch Nông nghiệp

Hình 3.8: Biểu đồ biểu thị nguồn thu nhập chính của ngƣời dân địa phƣơng

Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý

Người dân địa phương được hưởng lợi từ hoạt động du lịch là rất ít trừ một số hộ dân ở ven hồ và trên trục đường giao thông. Theo điều tra, có đến 72% người dân trong khu vực nguồn thu nhập chính vẫn là từ nông nghiệp. Theo người dân, hoạt động kinh tế của họ chủ yếu tạo ra các sản phẩm như sản phẩm nông nghiệp (gạo, rau...), sản phẩm tiểu thủ công... phục vụ cho hoạt động du lịch Vườn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì vẫn còn không ít các hoạt động kinh tế tác động tiêu cực đến sự phát triển của du lịch VQG như săn bắt thú, lấy gỗ và các sản phẩm từ gỗ, phong lan....

Hầu hết người dân đều cho rằng hoạt động du lịch có tác động tốt đến đời sống của họ. Du lịch phát triển đã gián tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, làm cho cuộc sống của người dân sôi động hơn. Tuy nhiên, một số lại cho rằng hoạt động du lịch ảnh hưởng xấu đến đời sống của họ do vào mùa du lịch, sự tập trung lớn của du khách khiến giá cả hàng hóa tăng lên gây ảnh hưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không chỉ cho du khách mà còn ảnh hưởng đến những người làm nông nghiệp có thu nhập thấp.

Hình 3.9: Biểu đồ đánh giá ảnh hƣởng

của hoạt động du lịch sinh thái đến đời sống ngƣời dân

Nguồn: Tác giả tổng hợp và xử lý

Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua hỗ trợ vốn, kỹ thuật... để các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động DLST, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Để khuyến khích người dân tích cực tham gia hơn nữa vào quá trình phát triển hoạt động DLST, chính quyền địa phương cần phải tiến hành xây dựng các chương trình, dự án có tính khả thi để có thể áp dụng một cách hiệu quả vào phát triển kinh tế. Phần lớn người dân được hỏi đều sẵn lòng tham gia vào hoạt động phát triển DLST nếu được chính quyền tạo điều kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.4. Hoạt động du lịch sinh thái với công tác bảo tồn Vườn quốc gia Ba Bể

a. Mặt tích cực

Hoạt động DLST đã hỗ trợ một phần kinh phí đáng kể cho công tác bảo tồn của VQG. Ngoài ra, còn nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường tự nhiên và ý nghĩa của công tác bảo tồn. Đồng thời, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư cho VQG, phục vụ công tác bảo tồn.

- Hàng năm, 75% doanh thu từ dịch vụ nhà nghỉ cho khách du lịch được dùng vào việc hỗ trợ cho công tác bảo tồn [37] . Một phần được sử dụng để chi trả lương cho cán bộ làm công tác bảo tồn, cải tạo, tu bổ phương tiện, trang thiết bị của Vườn và những cơ sở phục vụ DLST. Sự đóng góp của DLST cho công tác bảo tồn nhìn chung còn khiêm tốn, việc thu phí tham quan tại VQG Ba Bể chưa được trích lại để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phục vụ cho công tác bảo vệ, giữ gìn môi trường. Mặc dù vậy, theo quan điểm của các nhà quản lý VQG Ba Bể, mục tiêu chủ yếu của hoạt động DLST là làm cho du khách hiểu được giá trị của VQG và nâng cao nhận thức bảo tồn của họ.

- DLST góp phần tạo các mối giao lưu giữa VQG với các tổ chức trong nước và quốc tế tạo cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu, đầu tư, hỗ trợ bảo tồn, điển hình là dự án PARC. Nhiều tổ chức bảo tồn động vật, vườn thú của các nước, cùng các dự án hỗ trợ bảo tồn của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã ủng hộ cho ban quản lý Vườn. Cụ thể, chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc hiện đang triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đệm và BVMT sinh thái vùng hồ. Được sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế, Ban quản lý VQG đã tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng và bảo tổn ĐDSH tại Vườn và đặc biệt chú ý bảo vệ các loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; nghiên cứu bảo tồn các loài linh trưởng như Cua, Khỉ, Voọc đen má trắng và tiến hành điều tra khu hệ dơi ở động Phong và động Nà Phòng; vận động nhân dân trồng và bảo vệ rừng xây dựng các đường mòn sinh thái và tìm cách phục hồi HST rừng tự nhiên.

- Hoạt động GDMT thông qua giao lưu giữa khách du lịch với nhân viên tại VQG Ba Bể về môi trường và bảo tồn. GDMT thông qua các câu lạc bộ xanh được thành lập ở các trường học thuộc vùng đệm. Tài liệu được biên soạn, cung cấp cho giáo viên giảng dạy trong các lớp học.

b. Mặt tiêu cực

 Tác động đến tài nguyên và môi trường tự nhiên

Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên bị xuống cấp. Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi trường của hoạt động DLST đối với tài nguyên thiên nhiên được xác định một cách rõ nhất là những tác động đến tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất và các HST. Trong một số trường hợp, với tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trạng số liệu hiện nay, rất khó làm rõ phần đóng góp của các hoạt động DLST đến các tài nguyên và môi trường tự nhiên. Trong những trường hợp đó, các nghiên cứu tập trung phân tích hiện trạng và các ảnh hưởng định tính của DLST.

- Tài nguyên và môi trường nước

Phát triển DLST chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách. Có thể phân loại các tác động về môi trường của hoạt động này đối với tài nguyên và môi trường nước như là những tác động trước mắt và lâu dài. Tác động trước mắt thể hiện trong giai đoạn xây dựng, còn tác động lâu dài thường là do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch. Các hậu quả để lại từ các tác động đó ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, chất lượng nước ngầm và lưu lượng nước của khu vực.

- Tài nguyên và môi trường không khí

Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí là do các hoạt động giao thông tấp nập (kể cả đi bộ, đi xe và các phương tiện giao thông khác), do sản xuất và sử dụng năng lượng. Tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên trạng thái bụi bặm và các ô nhiễm không khí.

- Tài nguyên và môi trường đất

+ Việc xây dựng các kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch tất yếu sẽ lấn chiếm các diện tích trước đây phục vụ cho mục đích sử dụng khác và ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên.

+ Việc xả thải bừa bãi các chất thải rắn do không có hoặc thiếu các phương tiện thu gom và xử lý rác đã làm ô nhiễm môi trường đất, tổn hại đến sức khoẻ và

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 77)