Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 29)

2.4.1.1. Phương pháp thu thập, xử lý và thống kê số liệu

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu làm đề tài. Các tài liệu được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các giáo trình, số liệu thống kê, công trình nghiên cứu có liên quan, thông tin từ báo chí, Internet,… Các tài liệu sau khi thu thập cần được xử lí qua các bước: phân tích, tổng hợp, so sánh để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Tài liệu về chính sách, văn bản khẳng định được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương với VQG cũng như các chương trình dự án đã đầu tư cho phát triển DLST tại VQG tôi thu thập được thông qua đợt điều tra 1 và 3. Từ các Sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TNMT, Văn hóa, thể thao và du lịch, UBND Tỉnh, Trung tâm thông tin tỉnh, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các xã cho đến các đơn vị hành chính trong Vườn như phòng kỹ thuật, trung tâm du lịch… trong VQG Ba Bể.

2.4.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống, quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên. Trong quá trình thực hiện đề tài, cần phải đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm. Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm tự nhiên và phân hoá không gian lãnh thổ. Kết hợp các phương pháp so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của lãnh thổ nghiên cứu.

Quá trình được thực hiện thông qua việc đi điều tra các đợt 2, 3 tại các thôn bản, theo các tuyến đường mòn xuyên rừng, nghiên cứu các bản đồ Vườn… để có thể hiểu được một cách sâu sát thực tế phục vụ cho các lý luận trong luận văn.

2.4.1.3.Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp xã hội học nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia, các thành viên tham gia vào du lịch. Nghề nghiệp, tuổi, trình độ học vấn và thành phần du khách, sở thích của du khách cũng như mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch. Để tìm hiểu về những vấn đề trên thì phương pháp nghiên cứu tốt nhất là phương pháp điều tra xã hội học, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương và du khách. Qua đó có những thông tin mang tính chi tiết, cá nhân cao, phục vụ tốt hơn cho làm du lịch tại VQG.

Quá trình điều tra xã hội học tôi đã thực hiện các bước sau:

- Lập phiếu điều tra đối với du khách và đối với người dân trong Vườn - Điều tra người dân trong Vườn với 3 xã Nam Mẫu, Cao Trĩ và Quảng Khê. Mỗi xã điều tra 30 hộ dân. Đi bộ theo các con đường mòn qua các bản hoặc nếu thuận tiện hơn thì đi xe ôm đến các xã, cùng ăn, ở với những người dân. Quá trình điều tra được thực hiện trong đợt điều tra đầu tiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Điều tra du khách bằng cách phát phiếu điều tra, chủ yếu là ở các bến thuyền vì ở đây điều tra tương đối thuận lợi - là nơi du khách có nhiều thời gian, đang ngồi đợi thuyền hoặc sau khi đi thuyền xong thì dừng chân bên quán nước ven hồ để có thể giải khát, ăn cá hồ nướng hay món kẹo lạc đặc biệt nơi đây. Quá trình điều tra du khách được thực hiện trong đợt điều tra thứ 3 và 4. Đợt 3 điều tra vào thời điểm là vào mùa hè, trong 2 ngày nghỉ cuối tuần vì đây là thời gian mà khách tham quan du lịch nhiều, tận hưởng không khí mát mẻ của Vườn trong ngày hè. Đợt 4 điều tra thực hiện trong 3 ngày, nghỉ lễ 02/09 và 2 ngày cuối tuần tiếp theo vì thời điểm này sẽ có nhiều khách đi du lịch do thời gian nghỉ dài.

- Khách được điều tra là ngẫu nhiên, không phân biệt tuổi tác, trình độ…

2.4.1.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên du lịch

Đánh giá tài nguyên du lịch là việc làm khó và phức tạp vì nó liên quan đến yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con người rất khác nhau, đặc điểm của tài nguyên và điều kiện kỹ thuật. Nên các nội dung và phương pháp đánh giá phải không ngừng hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra 2 kiểu đánh giá tài nguyên du lịch:

- Kiểu tâm lý – thẩm mỹ: Kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm quan của du khách đối với các loại tài nguyên thông qua thống kê và điều tra xã hội.

- Kiểu sinh khí hậu: nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khỏe của con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch.

Mục đích của đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhằm xác định mức độ thuận lợi của chúng đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói chung hay đối với từng loại du lịch, từng lĩnh vực hoạt động du lịch cụ thể để phục vụ du lịch nói riêng.

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu thông qua các đợt điều tra, thì bước tiếp theo, tác giả đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên du lịch như trên để tiến hành phân tích và xử lý số liệu, đưa ra các kết quả như trong luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.5. Các bƣớc tiến hành Hình 2.1: Các bƣớc tiến hành Tài nguyên du lịch Tự nhiên – Nhân văn Hiện trạng phát triển du lịch

Đánh giá tiềm năng

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 29)