III IV V VI VII V IX X XI
3.2.3. Hiện trạng bảo tồn và phát huy giá trị Vườn quốc gia Ba Bể di sản thiên nhiên của ASEAN
nhiên của ASEAN
Hiện nay công tác bảo vệ Di sản được đảm bảo bằng các Luật, các văn bản pháp lý của Nhà nước và địa phương như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật BVMT, Quy chế rừng đặc dụng, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp; Quyết định số 799/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về ban hành Quy chế về tổ chức, quản lý và hoạt động của VQG Ba Bể, Quy định về quản lý súng săn, cấm đánh bắt cá mìn của UBND huyện Ba Bể… Quy ước, hương ước quản lý bảo vệ rừng tại các Thôn, Xã đã được xây dựng và được cộng đồng dân cư và cơ quan các cấp, ngành thực hiện tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để bảo vệ tốt khu Di sản, bộ máy tổ chức của VQG được bố trí hợp lý, cơ sở vật chất phục vụ cho bảo tồn được tăng cường. có Ban giám đốc chỉ đạo chung các phịng ban chức năng giúp việc. Trong đó Hạt Kiểm lâm có 13 trạm quản lý trên địa bàn Vườn và vùng đệm theo các phân khu chức năng và được cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động cụ thể. Cộng đồng dân cư khu vực tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng với nhiều hình thức như: thành lập Hợp tác xã quản lý hồ Ba Bể, nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, câu lạc bộ lâm nghiệp, xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước quản lý bảo vệ rừng…
Đến nay việc phát nương làm rẫy trái phép đã chấm dứt (diện tích nương rẫy cố định chỉ cịn 120ha). Từ 1995 đến nay chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra, tệ nạn săn bắt động vật hoang dã, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép được ngăn chặn cơ bản và chấm dứt (đã thu hơn 500 khẩu súng săn các loại). Đến nay có 1153 hộ dân được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình của Vườn.