Đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 48 - 56)

III IV V VI VII V IX X XI

3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

3.1.3.1. Dân số và lao động

Trong vùng trung tâm VQG có 14 thơn bản định cư thuộc 3 xã: thôn Nà Hàn, Nà Mằm (xã Khang Ninh); Lèo Keo, Lùng Quang (xã Quảng Khê); thơn Pắc Ngịi, Cốc Tộc, Bó Lù, Bản Cám, Tà Kèn, Nặm Dài, Đán Mẩy, Khau Qua, Nà Nghè, Nà Bản (xã Nam Mẫu) thuộc huyện Ba Bể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.9: Dân số, dân tộc trong vùng lõi Vườn quốc gia Ba Bể

Thôn/Bản Số hộ Số khẩu Ngƣời Tày Ngƣời Mông Ngƣời Dao Ngƣời Nùng Ngƣời Kinh Nà Hàn 15 96 96 Nà Mằm 57 281 281 Lèo Keo 36 192 192 Lùng Quang 24 125 118 7 Bản Cám 57 276 276 Bó Lù 32 166 166 Cốc Tộc 27 125 117 8 Đán Mẩy 78 474 474 Khau Qua 32 210 210 Nà Bản 92 590 585 5 Nà Nghè 20 131 131 Nặm Dài 12 73 73 Pắc Ngòi 64 354 354 Tà Kèn 54 327 327 Tổng 599 3.420 1831 1.342 239 0 8 Nguồn: [37]

Dân số sống trong vùng lõi không nhiều, song vẫn gây áp lực đối với công tác bảo tồn các giá trị ĐDSH đối với VQG nếu khơng có các chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp. Như trên ta thấy, thành phần các dân tộc thiểu số là chủ yếu, chính họ sẽ là nguồn, là cơ sở để phát triển hoạt động du lịch cộng đồng, khám phá văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc. Do đó, nếu biết khai thác hợp lý thì hoạt động của người dân sống trong vùng lõi sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của hoạt động DLST của Vườn.

Theo số liệu điều tra, các xã quanh vùng hồ có số dân là 18.463 người. Mật độ trung bình 58 người/km2, tương đương với mật độ trung bình của tồn tỉnh. Số hộ gia đình là 3.179 hộ, bình quân mỗi hộ là 5,8 người thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.10: Dân số và phân bố dân cư các xã khu vực Vườn quốc gia Ba Bể

STT Tổng số dân (ngƣời) Diện tích tự nhiên (km2) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số hộ Ngƣời/hộ Số thôn bản 1 Nam Mẫu 2.802 64,44 43 447 6,3 10 2 Cao Thượng 3.189 37,92 84 525 6,1 14 3 Cao Trĩ 2.234 23,25 96 405 5,5 8 4 Khang Ninh 3.451 43,40 80 613 5,6 12 5 Quảng Khê 2.993 55,07 54 562 5,3 10 6 Đồng Phúc 2.573 58,24 44 424 6,1 14 7 Hoàng Trĩ 1.221 35,46 34 203 6,0 16 Tổng 18.463 317,78 58 3179 5,8 74 Nguồn: [37] 3.1.3.2. Hoạt động sản xuất a. Nông nghiệp

Hiện nay dân cư 7 xã nằm trong khu vực quy hoạch của VQG chủ yếu sống bằng nông nghiệp, làm ruộng nước kết hợp với làm nương.

Có đến 4 trong 7 xã lao động nơng nghiệp chiếm hồn tồn. Tại xã Nam Mẫu, là nơi có thắng cảnh du lịch hồ Ba Bể thế nên có tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp cao nhất vùng, tuy nhiên con số này cũng chỉ chiếm 6,2%.

b. Lâm nghiệp

- Việc sử dụng rừng trong VQG hầu như đã chấm dứt, tuy vậy hiện tượng khai thác trộm vẫn còn xẩy ra nhất là ở khu Khau Cụm, Nậm Giải. Trong những năm qua diện tích trồng rừng được rất ít, chủ yếu ở 2 xã Nam Mẫu và Đồng Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong vùng, diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 88,3% diện tích tự nhiên trong khi đó chỉ có khoảng 2% lao động sản xuất lâm nghiệp. Đây là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiềm năng lâm nghiệp và lao động của địa phương.

3.1.3.2. Văn hoá, phong tục tập quán của các dân tộc sống trong khu vực.

Tồn vùng có 5 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Tày chiếm một tỷ lệ khá lớn là 57,7%, Dao chiếm 21,2%, Mông chiếm 12,6%, Nùng- 7,1% và Kinh là 1,3%. Tuy có nhiều dân tộc khác nhau nhưng dân cư ở đây có tính cộng đồng rất cao, các dân tộc sống đồn kết nhưng mỗi tộc người đều giữ gìn được bản sắc văn hoá riêng độc đáo của dân tộc mình.

Bảng 3.11: Dân cư khu vực Vườn quốc gia Ba Bể chia theo dân tộc

Tày Mông Dao Nùng Kinh Tổng

Tổng Người 10.658 2.331 3.913 1.316 245 18.463 % 57,7 12,6 21,2 7,1 1,3 Cao Thượng Người 1.203 873 1.079 0 34 3.189 % 37,7 27,4 33,8 0,0 1,1 Cao Trĩ Người 1.049 0 195 956 34 2.234 % 47 0 8,7 42,8 1,5 Quảng Khê Người 2.374 0 569 0 50 3.041 % 79,3 0 19 0 1,7 Đồng Phúc Người 1.844 0 615 72 42 2.573 % 71,7 0 23,9 2,8 1,6 Khang Ninh Người 2.070 0 1.036 276 69 3.451 % 60 0 30 8 2 Hoàng Trĩ Người 858 0 350 12 1 1.221 % 70,3 0 28,7 1 0,1 Nam Mẫu Người 1.260 1.458 69 0 15 2.802 % 45 52 2,5 0,0 0,5 Nguồn: [37]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a. Đặc điểm văn hóa và phong tục tập quán

 Người Tày:

Người Tày là cộng đồng dân cư đến đây từ rất sớm, tập trung thành nà, bản, khuân khuổi trong các thung lũng lịng chảo hoặc dọc hai bên bờ sơng suối. Đây là lớp dân cư bản địa ở Việt Nam, được đánh giá là có trình độ phát triển KT - XH cao trong vùng. Cấu trúc ngôi nhà của người Tày là nhà sàn. Trang phục của người Tày: quần áo bằng vải sợi bông, phụ nữ đầu vấn khăn, mặc áo dài tới bắp chân, ống tay hẹp, xẻ nách, cài cúc ở bên phải, thắt lưng bằng vải và tất cả đều được nhuộm màu chàm. Nền văn hóa dân gian của người Tày hết sức phong phú: gồm các thể loại thơ, ca, múa, nhạc. Các làn điệu dân ca phổ biến là hát then với cây đàn tính, hát lượn, phong slư, hát thơ lẩu đối đáp trong lễ cưới…Hàng năm, người Tày thường tổ chức rất nhiều lễ hội. Đặc sắc nhất là lễ hội Lồng tồng diễn ra vào tháng giêng để cầu khấn cho vụ mùa năm mới mưa thuận gió hịa, nhân khang thịnh vượng. Nghề truyền thống của người Tày là sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, ngô khoai, sắn và nghề thủ công như mộc, rèn, đan lát, dệt vải, dệt thổ cẩm. Đến nay, nghề dệt vải và dệt thổ cẩm vẫn cịn được duy trì ở VQG Ba Bể. Là dân tộc chiếm tỉ lệ dân số cao nhất của tỉnh nên cùng với tiếng phổ thơng, ngơn ngữ Tày đóng vai trị quan trọng trong việc giao tiếp giữa các dân tộc trong vùng.

 Người Dao:

Kiến trúc nhà của người Dao là nhà gỗ, khơng có kiểu nhà chình tường. Hầu hết các ngơi nhà đều có mộng, cột dục lỗ, ít nhà kiểu cột ngỗm, cũng ít nhà lợp gianh. Nhà thường có 3 hoặc 5 gian nên thường có 4 hoặc 6 vì kèo. Nhà có 3 cửa vào, ít cửa sổ, có 2 bếp, có sự quy định rõ ràng về nơi để đồ đạc và nơi ngủ của từng người trong gia đình. Trang phục của người Dao rất cầu kì. Ngồi ra văn hóa của người Dao rất độc đáo nhất là vốn kiến thức về y học cổ truyền, có nhiều loại hình văn nghệ đặc sắc như: hát lượn “pả dzung” trong những ngày lễ hội, Tết, đám cưới. Người Dao sử dụng văn tự Hán đã dược Dao hóa nên gọi là chữ “Nơm Dao”. Người Dao trước đây thường sống du canh du cư, phát rẫy trồng tỉa nên cuộc sống không ổn định. Ngày nay, các hộ đồng bào người Dao đã định cư để phát triển sản xuất, đời sống tinh thần đã được nâng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Người H’Mông:

Người Mông di cư từ Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang xuống, thường có nhiều nhánh như: Mơng Đơ (Mơng Trắng), Mơng Sí(Mơng Đỏ), Mông Đú (Mông Đen), Mông Súa (Mông Mán). Trang phục của người Mơng rất cầu kì, mỗi nhánh phụ nữ người Mơng có trang phục khác nhau. Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mơng gồm có váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Áo của phụ nữ Mơng khơng có cổ mà là một miếng vải được thêu sặc sỡ trên bả vai, váy của họ mở nếp xịe rộng. Ngồi váy và áo, bộ trang phục của nữ giới người Mơng Bắc Kạn cịn có khăn, thắt lưng, xà cạp, nhiều nơi cịn có thêm tạp dề và đồ trang sức như vịng cổ, nhẫn, vịng tai, bộ xà tích bằng bạc hoặc bằng nhơm, giày vải, ô, và dép nhựa. Nam giới người Mông mặc quần áo màu đen, cắt may theo kiểu truyền thống. Khèn và đàn môi là hai nhạc cụ độc đáo nhất của người Mông.

 Người Nùng:

Người Nùng cư trú ở vùng thấp, xen kẽ với người Tày và người Kinh, có chung ngữ hệ và nét sinh hoạt tập quán với người Tày. Dân tộc Nùng có nhiều nhánh: Nùng Phàn Sình, Nùng Inh, Nùng An, Nùng Cháo. Kiến trúc nhà của người Nùng giống nhà của người Tày. Văn hóa tiêu biểu của người Nùng là những làn điệu sli – những câu hát ví von, trao đổi tình cảm trong những ngày xn hay ngày chợ phiên mà từng tốp nam nữ thanh niên đối đáp với nhau vui vẻ. Người Nùng thường sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, ngô, đỗ, các loại cây ăn quả.

 Người Kinh:

Hiện nay, tại VQG Ba Bể, người kinh có số lượng ít nhất và sống chủ yếu ở những vùng thấp, đơ thị. Hình thức quần cư của người Kinh là các xóm làng, ít tập trung đông thường chạy dọc theo thung lũng ven sông, suối. Vốn cư trú vùng thấp nên người Kinh làm nghề trồng lúa nước, làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm, chài lưới, làm nghề thủ công truyền thống. Người Kinh không chỉ giàu kinh nghiệm sản xuất mà cịn có khả năng kinh doanh. Họ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất-kinh doanh nên tham gia hầu hết các ngành nghề : dịch vụ, sản xuất nông-lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công.. [ 12, 25, 37]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Lễ hội cổ truyền

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Đây là hình thức sinh hoạt tập thể của người dân sau những ngày lao động vất vả và là dịp để mọi người hướng về những sự kiện trọng đại hoặc liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡng hay vui chơi giải trí. Vì vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với du khách.

Ngồi những lễ hội có tính chất chung của cả nước, của vùng núi Đông Bắc, Ba Bể cịn có những lễ hội rất riêng, rất đặc sắc của người Tày, Nùng, Dao và H’Mông, đặc trưng cho từng dân tộc, điển hình là lễ hội mùa xuân. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 9 và mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm (sau tết Nguyên Đán) trên đảo An Mã. Các trò chơi đấu vật, ném còn, giao duyên, bắn cung, múa, thi hát và đặc biệt hấp dẫn người xem là cuộc đua thuyền được tổ chức trong suốt thời gian lễ hội. Người đi hội có thể tham gia hát và múa, hịa mình trong điệu nhạc dân tộc.

Như vậy, bên cạnh nguồn tài nguyên tự nhiên, Ba Bể còn là nơi ẩn chứa kho tàng văn hóa nghệ thuật truyền thống lâu đời, phong phú và độc đáo của các dân tộc như: truyện thần thoại; cao dao, dân ca; nhạc cụ dân tộc với các điệu hát lượn ới, lượn then, lượn soi… Đây chính là nguồn tài nguyên nhân văn độc đáo thu hút khách du lịch. [37, 51, 52]

3.1.3.3. Điều kiện phục vụ tham quan, du lịch

a. Giao thông:

Ba Bể cách Hà Nội 240km về phía Tây Bắc, cách TT Phủ Thông (quốc lộ 3) 60km và TT Chợ Rã 18km. Khách du lịch từ Hà Nội có thể đến Ba Bể theo quốc lộ 3 qua Thái Nguyên đến Bắc Kạn. Sau đó theo tuyến đường 258 tới ngã 3, gần TT Chợ Rã. Từ Chợ Rã đi tiếp khoảng 17 Km thì tới trung tâm Vườn. Vào những ngày phiên chợ du khách có thể ghé thăm chợ phiên vùng cao ở TT Chợ Rã – phiên chợ của đồng bào các dân tộc thiểu số trước khi vào thăm Vườn. Nếu đi theo đồn, ơ tơ có thể vào thẳng trung tâm Vườn. Khách du lịch cũng có thể đi ơ tơ từ Chợ Đồn đến Nam Cường (50km), đến Pó Lù theo tuyến đường mịn bến phà Nam (phía Tây hồ), thăm các danh thắng và đi thuyền xung quanh Hồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong VQG, việc đi lại chủ yếu bằng thuyền máy, thuyền độc mộc và đi bộ trên những con đường mòn xuyên qua các khu rừng nguyên sinh. So với đường nhựa, đường bê tơng thì đường mịn khó đi hơn do địa hình hiểm trở, nhiều cây cối, nhưng đi dọc theo các tuyến đường này vào trong rừng để thăm các HST rừng, thăm các hang động, thác nước, các bản làng dân tộc là một trong những hoạt động du lịch thú vị, giúp cho du khách cảm nhận được sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên nơi đây. Trong khu vực có nhiều tuyến đường mịn đến các điểm du lịch tuy nhiên chưa được sự chú ý nhiều của khách tham quan.

b. Hiện trạng sử dụng điện

Nhìn chung hệ thống điện, nước khu vực VQG Ba Bể chưa được đảm bảo. Hiện nay mới chỉ có ở khu vực trung tâm vườn và một vài bản ven hồ, trung tâm một số xã là có điện. Do địa hình phân hố phức tạp, sự phân bố rải rác và phân tán của các hộ gia đình theo tập quán của từng dân tộc nên việc kéo điện đến các xã vùng sâu, vùng xa và các hộ là việc làm hết sức khó khăn. Vì vậy các bản xa trung tâm phần lớn cịn sử dụng đèn dầu, chỉ có rất ít số hộ sử dụng máy phát điện mini. Tại vùng hồ Ba Bể, người dân đã tận dụng khai thác nguồn nước để xây dựng các trạm thủy điện nhỏ, phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của dân cư trong vùng.

c. Vệ sinh môi trường

Qua điều tra thực địa cho thấy ở vùng này chưa có nước sạch (nước cấp đã qua xử lý) để sinh hoạt. Nước sinh hoạt chủ yếu là nước sông, suối: số hộ dùng nguồn nước tự nhiên để ăn chiếm 91,4%, chỉ có một số ít các hộ là sử dụng nguồn nước giếng khơi (giếng đào). Việc lấy của một số hộ gia đình gặp nhiều khó khăn, có hộ phải lấy nước từ nguồn cách xa đến 1km, đường dốc.

Một số yếu tố ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường là chuồng chăn nuôi gia xúc gần với nhà ở, việc thu gom rác thải và hệ thống thốt nước thải tại các gia đình hầu như khơng có… nhận thức của người dân về vệ sinh mơi trường cũng cịn nhiều hạn chế. d. Hệ thống thơng tin liên lạc

Cũng trong tình trạng chung với hệ thống giao thông; hệ thống điện, nước, hệ thống thông tin ở đây chưa đảm bảo. Mạng điện thoại nhìn chung là đảm bảo (cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mạng điện thoại có dây cũng như di động), tuy nhiên mạng lưới internet còn hạn chế. Tại khu điều hành trung tâm của Vườn đã có mạng lưới internet, tuy nhiên số lượng máy ít và thường xuyên lỗi mạng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)