Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 35 - 39)

- Đánh giá tiềm năng tự nhiên và kinh tế xã hộ

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Vị trí địa lý

a. Vị trí địa lý: 1050

28/31// đến 105047/20// kinh độ Đông. 22016/12// đến 22033/45// Vĩ độ Bắc. b. Ranh giới vùng lõi:

 Phía Bắc gồm: Một phần diện tích xã Cao thượng, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn bắt đầu từ đỉnh 800m (Cốc Lùng) theo hướng Đông Nam và hướng Đông đến bản Tàu, từ bản Tàu theo hướng Đông Bắc, qua đỉnh 500m, 800m và 700m (Hin Lặp), bao gồm 21 cột mốc (từ cột mốc 100 đến cột mốc 121).

 Phía Đơng gồm: Một phần diện tích xã Cao Trĩ và Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn từ chân núi 700m (phía Tây Bắc) và 800m (phía Đơng Bắc) theo hướng Đơng Nam bao lấy núi Lung Nham tới Buốc Bó ở độ cao 200m từ đây tiếp tục theo hướng Tây theo bờ sông Năng đến bản Vài cột mốc số 14, từ cột mốc số 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo hướng Tây Nam đến đỉnh 400 (cột mốc số 18), từ đường phân thuỷ tới đỉnh 600 rồi bám theo chân núi của đỉnh 789, 775,945, 1121 đến Cáng Lò (cột mốc 38), bao gồm 38 cột mốc (từ cột số 1 đến cột thứ 38).

 Phía Nam gồm: Một phần diện tích xã Quảng Khê, Hoàng Trĩ huyện Ba Bể từ cột mốc số 38 theo đường chân núi qua bản Vài đến bản Pjàn, cắt qua sông Chợ Lèng, cách Hua mạ về phía Nam gần 1 km rồi đi theo hướng Tây theo dông núi lên đỉnh 500 bao gồm 11 cột mốc (từ cột mốc 39 đến cột mốc 49).

 Phía Tây: Giáp xã Nam Cường, Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn và xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, bao gồm 49 cột mốc (từ cột mốc 50 đến cột mốc 99). Tổng diện tích VQG: 44.750 ha trong đó: 10.048 ha vùng lõi, 34.702 ha vùng đệm.

Vị trí địa lý ngồi việc quyết định đặc điểm địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật và các HST trong khu vực thì cịn có vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch. Cụ thể, VQG Ba Bể tuy có vị trí địa lý khơng thuận tiện cho việc đi lại nhưng nằm trong quần thể khu di tích văn hóa lịch sử Việt Bắc – Chiến khu Việt Bắc nổi tiếng lại là lợi thế cho phát triển du lịch. [44]

3.1.2.2. Địa hình

VQG Ba Bể nằm trong vùng núi đá vôi Chợ Rã – Ba Bể - Chợ Đồn – Chợ Điền thuộc miền karst của khối nâng Việt Bắc. Khối nâng này được hình thành do sự phá hủy của khối lục địa Đông Nam Á vào cuối kỷ Cambri sớm tạo thành Proterozoi nhô lên mặt, chỉ có một số nơi mới bị các trầm tích che phủ lên trên. Hai khối đá Ba Bể - Chợ Rã và Chợ Đồn – Chợ Điền được cấu tạo bằng đá vôi Givet (Đề vôn giữa) nằm bên cạnh khối Phja Bjoóc nên hoạt động xâm nhập của khối này làm cho đá vôi ở đây biến thành đá hoa, được gọi là đá hoa Ba Bể tính theo tuổi tuyệt đối của đá Granit. Chỉ mới diễn ra vào kỷ Creta muộn, nghĩa là khối đá này đã trải qua chế độ lục địa trong khoảng 200 triệu năm. Điều đó giải thích sự già nua của địa hình karst, sự hình thành các hang động và hồ trên các vùng karst ở đây mà ảnh hưởng của tâm kiến tạo cũng khơng làm cho địa hình karst trẻ lại như ở nhiều nơi khác.

Do địa hình cao, độ dốc lớn nên nhiều chỗ sơng Năng và Chợ Lèng có dạng một lát xẻ sâu và đặc biệt ở núi Lũng Nham và Bó Lù sơng suối cịn chảy dưới dạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một sông ngầm với chiều dài 300 – 800m, tại nhiều nơi lịng sơng đã đào tới các lớp đá phiến Proterozoi nằm dưới, ở đó đá có độ rắn khác nhau nên đã tạo ra nhiều ghềnh thác như thác Đầu Đẳng, Nà Phịng.

Địa hình khu vực VQG Ba Bể và phụ cận khá phức tạp, mức độ phân cắt lớn, bao gồm một phức hệ sông, suối, hồ, núi đá vôi từ dốc mạnh đến dốc đứng. Mỗi dạng địa hình mang một sắc thái riêng biệt. Xen giữa núi đá vơi có nhiều núi cao trung bình cấu tạo bởi đá phiến, đá granit tạo nên cảnh quan đa dạng và độc đáo.

Bảng 3.1: Tổng quan địa hình Vườn quốc gia Ba Bể

Kiểu địa hình Độ cao (m) Tỷ lệ (%) diện tích Độ dốc Cấp độ Độ dốc(0) Tỷ lệ (%) a Núi trung bình >1000m 23,1 4 >25 48,6 b Núi thấp 300– 1000m 67,1 3 15-25 43,2 c Vùng đồi <300m 3,3 1 8-15 1,7 d Hồ, sông, suối, thác, hang động và thung lũng 6,5 1 <8 6,5 Nguồn: [4]

Mức độ thuận lợi của địa hình cho phát triển du lịch phụ thuộc vào độ dốc, độ cao tuyệt đối, độ chênh cao, bề rộng mặt nước, địa hình đáy, độ sâu và độ chênh mực nước. Trên đỉnh núi có thể ngắm được tồn cảnh, thích hợp với mơn thể thao leo núi, cảnh quan thiên nhiên của các hang động karst, hồ, sông suối và thác là các kiểu địa hình có sức hấp dẫn cao nhất.

Nhìn chung, địa hình khu vực VQG Ba Bể rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch, ở đây có thể phát triển các loại hình du lịch truyền thống (bơi thuyền), du lịch mạo hiểm (leo núi)… Tuy nhiên còn bị hạn chế bởi một số nơi độ cao và độ dốc quá lớn gây khó khăn cho hoạt động du lịch leo núi, đi bộ xuyên rừng, mức độ an toàn cho du khách thấp, cứu hộ khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Nhận xét về ảnh hưởng của dịa chất, địa hình tới các hoạt động du lịch - Thuận lợi:

+ Địa hình phát triển trên núi đá vơi, có nhiều hang động, thác và cảnh quan đẹp hấp dẫn khách du lịch.

+ Sự phân hóa lớn, độ chênh cao, mức độ chia cắt của địa hình lớn, thuận lợi cho các loại hình và các điểm tham quan du lịch

+ Độ dốc lớn, có nhiều sơng suối, ao, hồ nên điều kiện khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng và du lịch 4 mùa.

- Khó khăn:

+ Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc cao gây khó khăn cho hoạt động leo núi và đi bộ.

+ Độ an toàn cho du khách thấp, khó khăn cho việc cứu hộ. + Hoạt động lũ quét thường xuyên xảy ra.

3.1.2.3. Khí hậu

Khí hậu là thành phần quan trọng của mơi trường tự nhiên. Đối với du lịch, khí hậu được xem như một dạng tài nguyên bởi khí hậu quy định tính mùa vụ trong hoạt động du lịch cũng như việc triển khai các loại hình du lịch. Các yếu tố khí hậu rất đa dạng bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, gió, khía áp, lượng mưa… trong đó hai yếu tố chính có ảnh hưởng tới các hoạt động du lịch là nhiệt và ẩm [6, 21].

Do nằm trong vành đai giữa trung du Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc, vì vậy khí hậu của vùng pha trộn giữa khí hậu vùng núi Cao Lạng và khí hậu trung du Bắc Bộ. Cũng như các vùng núi khác của Việt Nam, VQG Ba Bể mang đặc tính gió mùa, có mùa đơng lạnh, mùa hè nóng ẩm. Mặt khác, được bao bọc bởi các dãy núi cao như Phja Bjoóc và Phja Dạ nên khí hậu ở đây khá thuận lợi cho các loại cây rừng nhiệt đới [22, 23].

a. Độ ẩm

Độ ẩm của khơng khí trung bình là 83%, nhìn chung khơng khí ở VQG là khá khơ ráo. Độ ẩm trung bình khơng khí trung bình cao nhất là những tháng mùa mưa và giảm dần vào các tháng mùa khô, thấp nhất vào tháng II, III. Vào thời gian này,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độ ẩm khơng khí có lúc xuống cịn 10% đã gây tác động mạnh đến lượng bốc hơi và độ ẩm trong đất. 83 81 81 82 81 84 85 85 85 85 83 85 78 80 82 84 86

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)