2.4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Theo quan điểm này thì mọi vấn đề khi nghiên cứu cần phải được đặt trong mối liên hệ với tất cả các lĩnh vực liên quan. Đối với phát triển du lịch cần phải dựa trên cơ sở các kết quả phân tích đồng bộ, tồn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội để có thể thấy hết được giá trị thực tế và xác định mức độ thuận lợi cũng như những hạn chế của tài nguyên khi đem vào khai thác phục vụ du lịch. Vì vậy, khi thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu tổng hợp tất cả các mặt tự nhiên, KT – XH và môi trường.
2.4.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Quan điểm lịch sử là xem xét các sự vật, hiện tượng phát triển trong một quá trình tiến hóa lâu dài nhất định. Khi nghiên cứu tiềm năng phục vụ DLST cần phải tìm hiểu khơng chỉ hiện tại mà cịn phải dự đốn được sự phát triển của DLST trong tương lai từ đó đề xuất phương pháp khái thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch.
2.4.1.3. Quan điểm hệ thống
Tất cả các hiện tượng sự vật đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại và phụ thuộc nhau tạo thành một thể thống nhất và hoàn chỉnh. Mỗi hệ thống vừa là một cấp đơn vị nhỏ của một hệ thống lớn hơn nó, nhưng đồng thời nó lại có khả năng phân chia thành những cấp nhỏ hơn. Trong mỗi hệ thống đều tồn tại hai mối quan hệ: mối quan hệ giữa các thành phần trong một hệ thống (quan hệ nội tại) và mối quan hệ của hệ thống đó với các hệ thống khác (quan hệ bên ngoài). Các mối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giữa thành phần và bộ phận tạo nên hệ thống đều có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau thơng qua các dịng vật chất, năng lượng và thơng tin. Do đó khi tác động vào một thành phần hay một bộ phận nào đó thì các thành phần khác cũng sẽ bị thay đổi theo một phản ứng dây chuyền. Khi nghiên cứu cảnh quan cần nhìn nhận và xem xét, phản ánh tự nhiên một cách đầy đủ các nhân tố, khía cạnh có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp trong một thể thống nhất hữu cơ.
VQG Ba Bể là hệ thống nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam với các đặc trưng về địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và động thực vật, trong đó có hồ Ba Bể là một HST đặc biệt. Hồ Ba Bể được ni sống bởi các dịng chảy của lưu vực sông Năng, được bao bọc bởi hệ sơn văn Phja Bjc của vịng cung Ngân Sơn, với hệ động thực vật rừng nhiệt đới thường xanh ưa ẩm bao quanh… Các yếu tố này tác động qua lại, tạo nên một HST cân bằng động. Khi một hợp phần bị thay đổi thì các hợp phần khác bị thay đổi theo để trở về trạng thái cân bằng mới. Vì vậy khi nghiên cứu để phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch, luận văn đã nghiên cứu hiện trạng, đánh giá tiềm năng phát triển dựa trên các điều kiện tự nhiên, KT - XH khu vực trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng và với mơi trường xung quanh. Trên cơ sở đó, luận văn có cái nhìn tồn diện về khả năng phát triển KT - XH, đáp ứng nhu cầu du lịch tại VQG, thấy được những tác động tích cực, tiêu cực từ đó rút ra những giải pháp đồng bộ trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp với quy luật khách quan.
2.4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Bất kỳ một đối tượng địa lý nào đều gắn với một khơng gian cụ thể. Trong khơng gian đó, các đối tượng địa lý phản ánh những đối tượng đặc trưng của lãnh thổ, phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Với mỗi lãnh thổ nhất định, các đối tượng địa lý có quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của lãnh thổ đó. Trong mỗi lãnh thổ ln có sự phân hố nội tại, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với lãnh thổ xung quanh về cả tự nhiên cũng như KT – XH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thông qua việc phân tích tiềm năng phát triển DLST của VQG Ba Bể trong mối quan hệ liên vùng, để từ đó lập ra phương án, mơ hình cho hoạt động du lịch, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới vấn đề bảo tồn môi trường tự nhiên.
2.4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện mơi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và môi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày nay. Khi nghiên cứu tiềm năng DLST phải chú trọng tới khai thác và bảo vệ chúng một cách hiệu quả và bền vững. Tức là nhu cầu sử dụng tài nguyên phải thấp hơn sự phát triển (bù đắp), tái tạo tài nguyên đó và các tác động của hoạt động du lịch đến mơi trường cần được tính tốn sao cho khơng phá vỡ cân bằng sinh thái.
2.4.1.6. Quan điểm kinh tế - sinh thái
BVMT sinh thái và tài nguyên du lịch là hai trong những mục tiêu của DLST. Do đó, việc phát triển DLST nhằm mục tiêu đạt hiểu quả kinh tế cần đi đôi với việc BVMT du lịch. Các lợi ích đạt được từ hoạt động du lịch quay trở lại phục vụ bảo tồn VQG, đóng góp lợi ích cho cộng đồng địa phương.