Giới thiệu khái quát về Vườn quốc gia Ba Bể

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 33)

- Đánh giá tiềm năng tự nhiên và kinh tế xã hộ

3.1.1.Giới thiệu khái quát về Vườn quốc gia Ba Bể

Rừng cấm Ba Bể được thành lập theo quyết định số 41/QĐ -TTg ngày 10 tháng 1 năm 1977 của Thủ tướng Chính phủ do một đơn vi trực thuộc hạt kiểm lâm của tỉnh Bắc Thái cũ quản lý. Từ năm 1978 đến năm 1989 thành lập ban quản lý Rừng cấm Quốc gia Ba Bể thuộc chi cục kiểm lâm Cao Bằng. VQG Ba Bể chính thức thành lập theo quyết định số 83/TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng VQG Ba Bể với diện tích 7610 ha. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH (1994), VQG Ba Bể đã được đề xuất mở rộng lên 23340 ha và vùng đệm là 9538 ha. Hiện nay vườn thuộc quản lý của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn. VQG Ba Bể bao gồm các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; phân khu phục hồi sinh thái; phân khu dịch vụ hành chính, quản lý; khu mặt hồ; và vùng đệm.

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3226,3 ha, chủ yếu là khu vực có rừng cây thuộc xã Nam Mẫu, nằm phía Bắc VQG. Phần lớn phân khu này được bao bọc bởi các vách đá hiểm trở và các thung lũng sâu, là nơi hoạt động và trú ẩn của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như voọc mặt trắng, voọc mũi hếch, khỉ mặt đỏ, báo hoa mai…Phân khu này có chức năng bảo vệ nghiêm ngặt. Toàn bộ diện tích rừng trên núi đất, núi đá vôi, phục hồi những diện tích rừng đã bị tác động, nghiêm cấm mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp và săn bắn trái phép. Bảo vệ nguồn gen, tạo nơi an toàn cho các loài thú, tạo điều kiện cho các loài thú bị săn đuổi ở các vùng xung quanh về cư trú. Không được xây dựng các khu kiến trúc lớn trong phân khu quanh hồ và duy trì cảnh quan thiên nhiên của hồ. Tại đây có 09 trạm kiểm lâm được xây dựng nhằm thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ và giám sát tài nguyên rừng và ĐDSH theo luật định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phân khu mặt hồ: Nằm trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, với diện tích khoảng 500 ha bao gồm hồ Ba Bể và các đảo An Mã, Khẩu Cúm, Bà Góa. Phân khu này có chức năng bảo vệ nguồn gen của các loài sinh vật thủy sinh. Chống ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ô nhiễm dầu do các hoạt động du lịch bằng thuyền máy. Khuyến khích việc đi lại, du lịch trên hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền độc mộc và xe đạp nước. Trong phân khu này có các địa điểm, khu vực chứa đựng tiềm năng du lịch như Động Puông, Thác Đầu Đẳng… Phân khu mặt hồ hiện nay đang được sử dụng chủ yếu cho mục đích du lịch, tuy nhiên giá trị ĐDSH của nó cũng đang được quan tâm.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Gồm các khu rừng liên tục ở phía Bắc và phía Nam, tiếp giáp với khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 3.623 ha. chiếm khoảng 4.083,4 ha và vùng đệm. Chủ yếu rừng là rừng nghèo, là địa bàn cư trú của một số loài như Sơn Dương, gà Nòi… Phân khu này nằm ở nơi trước đây rừng đã bị khai thác và chặt phá tuy nhiên còn nhiều loài động, thực vật quý cần được khoanh nuôi, bảo vệ và phục hồi.

- Vùng đệm VQG bao gồm diện tích còn lại của các xã Khang Ninh, Cao Trĩ và Quảng Khê. Vùng đệm có chức năng bảo vệ rừng còn lại, giảm phát nương làm rẫy, săn bắn chim thú, bảo vệ trực tiếp rừng đầu nguồn của những con suối chảy vào hồ Ba Bể, ngăn chặn xói mòn và bồi lấp lòng hồ. Tăng cường trồng mới, khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Phân khu dịch vụ hành chính, quản lý có diện tích 300,4 ha.

Khu vực hành chính có trụ sở Ban quản lý, với nhiều công trình được xây dựng nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cả Vườn (các văn phòng, kho…) và khu vực phục vụ khách du lịch (nhà nghỉ, nhà ăn, nơi để xe và các phương tiện khác).

Ngoài ra còn khu dân cư, hiện nay trong VQG Ba Bể gồm các thôn bản kể trên định cư trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái. Để giảm bớt áp lực lên công tác bảo tồn, VQG một mặt tiến hành sắp xếp ổn định các khu dân cư trong Vườn, mặt khác tiến hành kế hoạch xây dựng khu tái định cư Đồn Đèn [37].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

VQG chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền và thực hiện luật, các quy chế bảo vệ rừng và hương ước bảo vệ rừng của thôn bản. Cộng đồng sống ở đây lúc này được tham gia và hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng của VQG và Nhà nước như chương trình 661 và DLST… Các quy định cho việc đánh bắt cá và quản lý nguồn thủy sinh nói chung phải có sự thỏa thuận giữa UBND xã và ban quản lý VQG. Các quy định về phát triển du lịch và các ngành thương mại khác trong khu vực dân cư phải có sự đồng ý của chính quyền các xã và ban quản lý VQG. Tuy nhiên có thể thấy rõ là hiện nay ở Vườn các đường mòn du lịch xuyên qua các khu dân cư và các công trình khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch đã được xây dựng (tại Pắc Ngòi). Đây là những công trình nhằm góp phần khuyến khích phát triển du lịch ở thôn bản.

Tóm lại, các khu này có 2 nhiệm vụ chính: (1) Tổ chức tốt việc quản lý, bảo

tồn HST tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm trên cạn, dưới nước và cảnh quan thuộc phạm vi quản lý của Vườn. (2) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tham quan du lịch, tuyên truyền giáo dục BVMT.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia ba bể (Trang 33)