Phát triển phôi và ấu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của loài trai tai tượng Tridacna Squamosa ven biển Khánh Hòa và Phú Quốc (Trang 25)

Trai tai tƣợng thuộc loài thụ tinh ngoài, trứng và tinh trùng đƣợc thải ra ngoài môi trƣờng nƣớc, quá trình thụ tinh xảy ra tại đây (Simon E., 1999). Sự phát triển của ấu trùng trai tai tƣợng thời kỳ đầu giống nhƣ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ khác. Sau khi thụ tinh, trứng có đƣờng kính khoảng 100μm.

Sau đó khoảng 10–12giờ, trứng đã đƣợc thụ tinh phát triển thành ấu trùng Trochophora bơi lội trong nƣớc. Ấu trùng lúc này có những vòng tiêm mao bao xung quanh cơ thể nhằm giúp cho ấu trùng vận động. Ấu trùng Trochophora dinh dƣỡng bằng hình thức ăn lọc. Sau khi thụ tinh khoảng 2 ngày, ấu trùng biến thái chuyển sang giai đoạn Veliger (hay ấu trùng chữ D). Kích thƣớc chiều dài vỏ lúc này đạt khoảng 160μm. Đặc điểm ấu trùng Veliger là hình thành vòng tiêm mao xung quanh miệng dùng để vận động và lọc thức ăn. Ngoài ra, giai đoạn này ấu trùng hình thành hai vỏ, dạ dày và ruột hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tại ngày thứ 8–10, ấu trùng Veliger phát triển chân bò gọi là Pediveliger và chuyển từ hình thức bơi lội tự do sang hình thức bò dƣới đáy. Giai đoạn này ấu trùng có kích thƣớc khoảng 200μm. Quá trình

Loài Mùa sinh sản

H. hippopus Mùa hè

T. crocea Mùa hè

T. derasa Mùa xuân

T. gigas Mùa thu

T. maxima Mùa đông

biến thái đƣợc đặc trƣng điển hình bởi sự rụng bỏ vành tiêm mao và đánh dấu quá trình bắt đầu quan hệ cộng sinh với tảo zooxanthelle. Sau thời gian khoảng 8–14 ngày thì ấu trùng Pediveliger kết thúc quá trình biến thái và tìm một vật bám hay nền đáy thích hợp để sống cố định. Sau khoảng 12 tháng, con giống đạt kích thƣớc trung bình khoảng 2- 5cm và đến năm thứ 2 hoặc năm thứ 3, trai tai tƣợng bắt đầu thành thục sinh dục và tiếp tục một chu kỳ mới (Simon E., 1999; Dawson R.F., 1986).

Hình 1.5. Mô phỏng chu kỳ sinh sản và vòng đời của trai tai tƣợng (Tridacnidae)

(Nguồn: Calumpon, 1992: an Ocean Culture Manual - ACIAR)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng di truyền của loài trai tai tượng Tridacna Squamosa ven biển Khánh Hòa và Phú Quốc (Trang 25)