III. Phương pháp và nghệ thuật ứng xử trong quan hệ với cấp trên và cấp
2. Phương pháp và nghệ thuật quan hệ với cấp trên
Trong lãnh đạo sản xuất kinh doanh có những vấn đề thuộc quyền quyết định của cấp trên mà GĐ phải xin ý kiến trực tiếp. Muốn làm tốt việc này, GĐ cần phải nẵm một số nguyên tắc sau:
• Nội dung các vấn đề cần xin ý kiến phải được chuẩn bị chu đáo, thuyết trình phải mạch lạc chặt chẽ lôgíc và dễ hiểu.
• Chọn đúng người có khả năng ủng hộ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để xin ý kiến; tìm hiểu tâm lý và tác phong làm việc của lãnh đạo cần gặp, để chọn thời điểm thích hợp đặt vấn đề và phương pháp thuyết trình phù hợp.
Không nên xin ý kiến cấp trên về quá nhiều vấn đề trong cùng một lúc. Tuy nhiên trường hợp có nhiều vấn đề không trì hoãn được thì GĐ nên bắt đầu từ vấn đề đơn giản trước. Khi làm việc với thủ trưởng cấp trên cần lưu ý tính tính cách, năng lực của từng thủ trưởng để có phương pháp làm việc phù hợp.
• Những kinh nghiêm tập thể của doanh nghiệp có được khi xử lý các vấn đề chung. Chúng được tuyên truyền và thông hiểu trong toàn công ty, và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới. Đó có thể là những kinh nghiệm và giao dịch với khách hàng, về phục vụ yêu cầu của khách, cũng có thể là kinh
nghiệm ứng phó với ban lãnh đạo, kinh nghiệm trong việc tiếp nhận những thay đổi ...
• Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của những chương ttrình giao lưu giữa các doanh nghiệp trong một nghành, của những khoá đào tạo mà doanh nghiệp này mở cho nhân veiên ở doanh nghiệp khác tham gia... Thông thường là: ban đầu có một nhóm nhân viên của doanh nghiệp tiếp thu những giá trị và truyền lại cho đồng nghiệp khác hoặc những người này tự ý tiếp thu chúng... Sau một thời gian các giá trị này trởi thành "tập quán" chung cho toàn doanh nghiệp.
• Những giá trị văn hoá được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với nền văn hoá khác. Đây là trường hợp phổ biến đối với các công ty đa và xuyên quốc gia, các doanh nghiệp gửi nhân viên tham dự những khoá đào tạo ở nước ngoài, các doanh nghiệp có đối tác là người nước ngoài... Ví dụ người lao động phương Tây có thể học được tinh thần làm việc tập thể của người Nhật, người Ả rập học hỏi thói quen đúng giờ của người Mỹ…
• Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại. Việc tiếp nhận những giá trị này thường trải qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc vô thức.Ví dụ khi chưa có nhân viên này, doanh nghiệp chưa có thói quen giải quyết khiếu mại của khách hàng trong vòng24h (thói quen của nhân viên mới )... Do thực hiện tốt công việc, nhân viên đó được khách hàng gửi thư khen ngợi, được giám đốc khen thưởng. Các nhân viên khác cũng noi gương đó, dẫn đến hình thành nên nét văn hoá mới trong nghiệp.
Những nhà lãnh đạo khôn ngoan là ngững người biết cách ứng xử với những kinh nghiệm trên để đạt đưọc hiệu quả quản trị cao nhất, tạo nên môi trường văn hoá hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của doanh nghiệp.
Để có thể có được một nền văn hoá chất lượng tốt những thành viên trong doanh nghiệp cần phải phát huy tinh thần doanh nghiệp.
2.1. Tinh thần doanh nghiệp tạo ra những nhà doanh nghiệp mới:
Sức mạnh của một nền kinh tế là do hệ thống các doanh nghiệp của nó quyết định. Và cái quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp lại do đội ngũ những con người ở đó - những con người tràn đầy tinh thần doanh nghiệp - quyết định.
Trong thể chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, do không công nhận sản xuất hàng hoá và thị trường, nên những nhà lãnh đạo công ty không thực hiện được đúng chức năng cần tìm kiếm thị trường. Trong thể chế đó, các giám đốc doanh nghiệp Nhà Nước đều là "cán bộ", được Nhà nước bổ nhiệm. Họ là những công chức hành động theo lệnh của cấp trên. Trong các xí nghiệp sản xuất, họ điều hành theo lệnh; trong các xí nghiệp cung ứng vật tư, hàng hoá, họ là người ban phát vật tư, hàng hoá theo lệnh. Không có động lực nào thúc đẩy họ kinh doanh, không có niềm khát khao nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, không có động lực học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý. Thang lương của họ được xếp theo qui mô của xí nghiệp, qui mô của xí nghiệp càng to lương càng cao, nâng bậc lương theo thâm niên, "đến hẹn lại lên", bất kể tình hình sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp mình phụ trách diễn ra như thế nào. Họ là những con người không chịu trách nhiệm vật chất về lỗ, lãi, thất thoát vật tư, hàng hoá và trên thực tế họ không thực sự tiến hành hạch toán kinh tế. Họ chỉ biết giao nộp đủ sản phẩm, nếu thấy không hoàn thành thì lại xin điều chỉnh. Trong thể chế ấy người có tài cũng như người bất tài, người có năng lực cũng giống như người không có năng lực, có khi người có năng lực kém thì lại được đề bạt, lên chức, lên lương nhanh hơn, đã làm thui chột động lực phấn đấu của người khác.
Chúng ta cần khẳng định rằng trong xã hội truyền thống: tinh thần doanh nghiệp ở người Việt Nam tồn tại như một dự trữ tiềm năng, thể hiện ra ở sự
thông minh, sáng tạo, nhanh nhạy, dũng cảm, sống thích ứng nhanh với ngoại cảnh. Nhưng thể chế chính trị của xã hội phong kiến đã không tạo ra những điều kiện nhằm giải phóng năng lực cá nhân, do đó, tinh thần doanh nghiệp đã không được khơi dậy và phát huy.
2.2. Tinh thần doanh nghiệp với sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp:
Hiện nay trên thị trường, doanh nghiệp thắng cuộc là doanh nghiệp có ý chí mạnh hơn và được chuẩn bị tốt hơn về vốn liếng, về qui trình công nghệ, về kiến thức và kỹ năng quản lý kinh doanh. Suy cho cùng, các doanh nghiệp ấy đã thể hiện rõ nét văn hoá kinh doanh và tinh thần doanh nghiệp.
Việc khơi dậy và phát huy tinh thần doanh nghiệp đã hình thành việc ngày càng phải phát huy văn hoá chất lượng. Đây là cuộc vận động lớn, được coi như tầm nhìn xa cho hàng Việt Nam chất lượng cao, cổ vũ cho lòng tự hào dân tộc, thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất - kinh doanh hàng Việt Nam. Việc làm này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khơi dậy và phát huy tinh thần doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; là cách tiếp cận hiện đại về chất lượng hàng Việt Nam, thúc đẩy và nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Thông qua hội chợ, người tiêu dùng Việt Nam và cả nước ngoài được tiếp cận trực tiếp với các loại hàng hoá và được tư vấn đầy đủ. Công ty cần có tham dự các hội chợ triển lãm để có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, có nhiều mặt hàng đã chen chân vào thị trường kkhu vực và thế giới và ngày càng khẳng định mình.
Tóm lại: quá trình khơi dậy và phát huy tinh thần doanh nghiệp đã đem lại kết quả cơ bản là tạo ra được tác phong làm việc riêng có của công ty. Đó là những nhà doanh nghiệp thực thụ theo đúng nghĩa. Chính họ đã tạo ra môi trường sản xuất - kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Họ chính là mẫu người kinh tế Việt Nam - những con người tràn đầy tinh thần doanh nghiệp mà xã hội ta đang tìm kiếm. Bằng hoạt động sản xuất - kinh doanh, đội ngũ
doanh Việt Nam. Bởi vì, văn hoá với nghĩa đích thực của nó ở nơi nào và khi nào mà bản thân con người, trong toàn bộ sự phong phú các biểu hiện sống của mình trở thành chủ thể, khách thể và sản phẩm của hoạt động lao động. Với họ, tinh thần doanh nghiệp là một giá trị văn hoá không thể thiếu, nó định hướng cho toàn bộ hoạt động sản xuất - kinh doanh của họ, của doanh nghiệp, của cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời, của văn hoá kinh doanh Việt Nam. Như vậy có thể nói: tinh thần doanh nghiệp và một tầm nhìn lâu dài là hai yếu tố có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự hình thành đội ngũ các nhà doanh nghiệp đích thực và một hệ thống doanh nghiệp hùng hậu.