Phương pháp và nghệ thuật ứng xử trong quan hệ với cấp dưới

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty kinh doanh và chế biến than hà nội (Trang 73)

III. Phương pháp và nghệ thuật ứng xử trong quan hệ với cấp trên và cấp

1. Phương pháp và nghệ thuật ứng xử trong quan hệ với cấp dưới

1.1. Phương pháp mệnh lệnh trong công tác quản lý:

Phương pháp chủ yếu sử dụng trong việc điều chỉnh quan hệ hành chính với cấp dưới là phương pháp mệnh lệnh.

Mệnh lệnh là tín hiệu khởi đầu của mọi hoạt động. Mệnh lệnh của Giám đốc hoặc phó giám đốc ban hành thường có tác động đến sự vận hành của toàn Công ty. Nếu các mệnh lệnh đó không được cấp dưới thực thi, thì đó là biểu hiện của sự thiếu kỷ cương, sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD của Công ty. Kéo dài tình trạng này thì uy tín của Giám đốc hoặc phó Giám đốc sẽ bị suy giảm và hiệu lực chỉ huy sẽ không duy trì được nữa.

Nếu mệnh lệnh của lãnh đạo hoàn toàn đúng, phù hợp với " lòng dân" thì họ vui mừng và sẵn sàng mang hết sức mình để góp phần vào việc biến mệnh lệnh đó thành hiện thực. Nhưng nếu mệnh lệnh đó là sai, hoặc mệnh lệnh đúng nhưng họ chưa nhận thức được; thì có thể một số người hoặc đơn vị có sự phản

ứng; thì ta phải bình tĩnh xem xét; nếu sai thì sửa, nếu họ chưa hiểu thì giải thíchtrong phạm vi mức độ cho phép.

Nhưng với hành vi chống đối có ý thức thì phải có thái độ nghiêm khắc. Sử dụng phương pháp mệnh lệnh một cách đúng đắn và hữu hiệu còn thể hiện tài năng và bản lĩnh của người lãnh đạo. Một giám đốc thực quyền, quyết đoán trong mọi công việc không sợ những lời bóng gió thì bản thân giám đốc phải thực sự là người có năng lực, có tư cách đàng hoàng, chuẩn mực. Ngoài ra, để mệnh lệnh của giám đốc phó giám đốc được thực thi nghiêm túc trong mọi trườnghợp thì phải xây dựng nội quy rõ ràng nhằm qui định và cụ thể hoá trình tự ban hành và thi hành mệnh lênh, với các bước cơ bản như sau:

- Trước khi ra một quyết định quant trọng, hãy tháo luận một cách dân chủ; lãnh đạo phải biết thận trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới; bình tĩnh nghiên cứu kĩ lưỡng những ý kiến khác nhau của họ, xem các ý kiến đó được xuất phát từ động cơ nào? Cái gì đúng? Cái gì sai? Có như vậy mới chọn lọc được những điều hay lẽ phải phục vụ cho công việc chung .

Khi vấn đề đã được quyết định, thì tất cả mọi người trong doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, phải hướng vào việc sản xuất kinh doanh của công ty.

1.2. Nghệ thuật ứng xử của giám đốc trong một số trường hợp đặc biệt:a. Khi gặp phải một số thử thách đặc biệt khó khăn: a. Khi gặp phải một số thử thách đặc biệt khó khăn:

Trong công tác lãnh đạo, giám đốc thường phải xử lý nhiều quan hệ phức tap, có khi gặp phải những vấn đề hóc búa đặc biệt khó khăn mà chưa tìm được biện pháp nào khả dĩ có thể giải quyết tốt được. Trước những thử thách gay go đó, giám đốc phải hết sức bình tĩnh, tỏ rõ bản lĩnh vững vàng của mình, không một chút tỏ ra nao núng, chỉ nghĩ đến vai trò trụ cột của mình trước sự thành bại của doanh nghiệp, thì mới có thể tìm ra được kế sách để giải quyết; thậm chí chính vào thời điểm ngặt nghèo đó, ở một vị giám đốc bản lĩnh cao cường có thể

xuất hiện những diệu kế làm đảo ngược vấn đề để"biến nguy thành an ", " biến bại thành thắng ".

b. Trả lời trong cuộc đối thoại.

Vấn đề quan trọng nhất đối với giám đốc là khi giải quyết công việc phải đặc biệt quan tâm đến luật pháp và chế độ. Đây là nhân tố quan trọng để vững tâm và tự tin khi trả lời chấp vấn. Để có ưu thế nhất khi bước vào bất kì một cuộc đối thoại nào kể cả những cuộc đối thoại bất lợi hoặc bản thân mình không muốn; thì giám đốc cũng phải hết sức bình tĩnh tỏ ý thiện cảm với họ.

c. Khi mâu thuẫn nội bộ xảy ra trong doanh nghiệp

Ngăn ngừa xảy ra mất đoàn kết, đặc biệt là hiện tượng gây bè phái để chia rẽ nội bộ là biện pháp tích cực nhất nhưng một khi chuyện đó đã xảy ra thì GĐ phải đích thân can thiệp để giải quyết ổn thoả, càng sớm càng tốt.

Để có biện pháp giải quyết hiệu quả cao nhất, đương nhiên GĐ phải xem xét sự việc một cách thấu đáo, tìm đúng nguyên nhân gây ra tình trạng mất đoàn kết đó. Sự mất đoàn kết nội bộ thường do nhiều nguyên nhân gây ra, có nhiều đối tượng liên quan vì thế, GĐ cần phân loại nguyên nhân để tìm cách loại bỏ những nguyên nhân chính; phân loại đối tượng, có kết luận và xử lí chính xác, minh bạch, công bằng về những hành vi đúng, sai của các đối tượng trong vụ việc. Trường hợp xảy ra quan hệ căng thẳng giữa GĐ với cấp dưới thì GĐ phải thực sự khách quan đặt mình vào vị trí cấp dưới để xem xét sự việc. Nếu thấy mình có lỗi thì nhận lỗi điều này càng làm tăng uy tín của lãnh đạo trước toàn thể CBCNV. Nếu cấp dưới có lỗi thì gặp riêng phân tích giúp họ nhận ra sai lầm để sửa chữa với tinh thần thiện chí, bảo vệ tương lai cho họ; Không đem lòng trù dập, ức hiếp họ.

d. Cần lưu ý các dạng cán bộ cấp dưới khi quan hệ.

Tính cách của CBCNV rất đa dạng. Xong có thể phân chia thành mấy dạng sau:

Cấp dưới thông minh hơn mình, đó là một điều may mắn đáng tự hào; Cấp dưới không biết tôn trọng, vị nể cấp trên;

Cấp dưới coi thương cấp trên.

Để sử dụng tốt những cán bộ cấp dưới có tư cách khác nhau nêu trên GĐ cần tìm hiểu kỹ từng con ngươì theo quan điểm biện chứng: không có con người hoàn toàn tốt và cũng không có con người hoàn toàn xấu. Từ nhận xét đúng đắn về mỗi cán bộ, GĐ có căn cứ để sử dụng và phát huy mặt tích cực, hạn chế và loại trừ mặt tiêu cực ở họ; nhằm phục vụ cho lợi ích chung của công ty.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty kinh doanh và chế biến than hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w